K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích bao nhiêu?A. 23,550 km2. B. 33.550 km2. C. 32.500 km2 D. 22.500 km2.Câu 2: Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc vùng kinh tế nào sau đây?A. Đông Nam Bộ. B. Đb Sông Hồng C. Đb Sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ.Câu 3: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nào?A. Đb Sông Hồng B. Đông Nam Bộ. C. Đb Sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ.Câu 4: Loại khí hậu nào sau đây đúng với khí hậu...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích bao nhiêu?

A. 23,550 km2. B. 33.550 km2. C. 32.500 km2 D. 22.500 km2.

Câu 2: Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ. B. Đb Sông Hồng C. Đb Sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ.

Câu 3: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đb Sông Hồng B. Đông Nam Bộ. C. Đb Sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Loại khí hậu nào sau đây đúng với khí hậu Đông Nam Bộ:

A. Nhiệt đới gió mùa. B. Cận Nhiệt đới. C. Xích đạo. D. Cận xích đạo

Câu 5: Tỉ lệ dân số thành thị của Đông Nam Bộ năm 1999 là:

A.  55,5%. B.  50,5%. C.  56,5%.    D.  66,5%.

Câu 6: Khu vực trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước là:

A. Bắc Trung Bộ B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên D. Đb Sông Hồng

Câu 7: Khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc là:  

A. Nam Á B. Đông Nam Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á.

Câu 8: Thành phố nào sau đây là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước:

A. Tp Hà Nội. B. Tp Đà Nẵng. C. Tp Nha Trang. D. Tp Hồ Chí Minh

Câu 9: Số lượng các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công là:

A. 4 nước. B. 5 nước. C. 6 nước. D. 7 nước.

Câu 10: Loại đất có giá trị trồng cây lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đất phù sa ngọt. B. Đất phù sa mặn. C. Đất phèn. D. Đất đỏ ba dan.

Câu 11: Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, loại động vật nuôi phát triển mạnh là:

A. Lợn đàn B. Gà trang trại C. Vịt đàn thả đồng. D. Tôm, cá

Câu 12: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước là:

A. Tây Nguyên B. Đông Nam Bộ. C. Đb sông Cửu Long. D. Đb Sông Hồng.

Câu 13: Ngành sản xuất công nghiệp nào ở Đb sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP?

A. Hóa chất. B. Dệt, may mặc. C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Cơ khí.

Câu 14: Hòn đảo lớn nhất và có tiềm năng lớn về du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long là.

A. Phú Quốc. B. Hòn Khoai C. Thổ Chu D. Côn Sơn.

Câu 15:Thành phố lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Cần Thơ. B. Mĩ Tho. C. Long Xuyên. D. Cà Mau.

Câu 16: Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực:

A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đb sông Cửu Long D. Đông Nam Bộ

0
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ?A. Bao gồm 13 tỉnh/thành.B. Phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.C. Là vùng tận cùng phía Nam của đất nước.D. Tiếp giáp với Biển Đông ở phía tây nam.Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của vị trí, giới hạn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?A.   Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ?

A. Bao gồm 13 tỉnh/thành.

B. Phía Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Là vùng tận cùng phía Nam của đất nước.

D. Tiếp giáp với Biển Đông ở phía tây nam.

Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của vị trí, giới hạn của vùng Đông Nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?

A.   Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.

B.    Là cầu nối giữa đất liền với biển Đông.

C.   Thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong nước, với nước ngoài.

D.   Thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Đông Nam Bộ là tính chất:

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.                      B. Nhiệt đới nóng khô.

C. Cận xích đạo nóng quanh năm.        D. Cận xích đạo mưa quanh năm.

Câu 4: Khó khăn tự nhiên của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:

A.  Ít khoáng sản trên đất liền.               B. Tài nguyên sinh vật hạn chế.

C. Thời tiết diễn biến thất thường.        D.  Ít tỉnh/ thành giáp biển.

Câu 5 : Đặc điểm dân cư, xã hội nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A.   Dân cư đông đúc nhất cả nước.                        B. Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

C. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.      D. Người dân năng động, sáng tạo.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là:

A.  dân di cư vào thành thị nhiều.                          B. nông nghiệp kém phát triển.

C. tốc độ công nghiệp hoá nhanh nhất .                D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Câu 7: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số của vùng năm 2002 là bao nhiêu?

A. 364 người/km2                              B. 560 người/km2 

C. 463 người/km2                              D. 634 người/km2

Câu 8: Căn cứ vào Atlat  Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ năm 2007:

A. công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất.              

B. nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

C. dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ  hai.

D. nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn hơn dịch vụ.                  

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất lớn nhất vùng Đông Nam Bộ?

A. Bà Rịa.              B. Thủ Đức.            C. Trà Nóc .           D. Phú Mỹ.

Câu 10: Sản xuất điện là ngành trọng  điểm ở Đông Nam Bộ là do:

A.   trữ lượng dầu khí lớn ở thềm  lục địa         B. sông  ngòi có trữ năng thuỷ điện lớn.

C. cơ sở hạ tầng tương  đối hoàn thiện.            D.khí hậu xận xích đạo nóng quanh năm.

0
17 tháng 10 2017

Trả lời: Hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bằng ven biển phía đông vùng Bắc Trung Bộ là: Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch

Chọn: D.

Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?A. Đồng bằng châu thổ rất màu mỡB. Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc BộC. Phía đông và đông nam giáp biểnD. Tiếp giáp với vùng Bắc Trung BộCơ cấu GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng:A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây...
Đọc tiếp

Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Đồng bằng châu thổ rất màu mỡ

B. Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Phía đông và đông nam giáp biển

D. Tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ

Cơ cấu GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng; tỉ trọng của khu vực dịch vụ không thay đổi.

B. Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khu vực công nghiệp - xây dựng; tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ.

D. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giữ ổn định.

3
20 tháng 12 2021

D

C

20 tháng 12 2021

Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Đồng bằng châu thổ rất màu mỡ

B. Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Phía đông và đông nam giáp biển

D. Tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ

Cơ cấu GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng; tỉ trọng của khu vực dịch vụ không thay đổi.

B. Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khu vực công nghiệp - xây dựng; tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ.

D. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giữ ổn định.

12 tháng 2 2022

Tham khảo

 

- Đặc điểm:

+ Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

+ Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

+ Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

 

12 tháng 2 2022

refer:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

-  Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:

+ Phía Đông giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

-> là nguồn cung cấp nguyên liệu và đồng thời  là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Phía Bắc giáp Campuchia thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán với Campuchia thông qua các cửa khẩu.

1. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.2. Vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa của vị trí địa lý đó.3. Kể tên các loại khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.4. Sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Sự khác biệt...
Đọc tiếp

1. Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.

2. Vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Ý nghĩa của vị trí địa lý đó.

3. Kể tên các loại khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.

4. Sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

5. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh¸kể tên.

6. Tại sao về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc?

7. Kể tên các tỉnh nằm ở Tây Bắc, Đông Bắc.

8. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào? Diện tích?

9. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ

10. Đặc điểm dân cư của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ.

2

 

Tham khảo:

3.Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sảnCác khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi  sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại  chi phí cao.

4.

Khu vực

Các dân tộc

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển phía đông

Chủ yếu là người Kinh

Sản xuất lương thực, cây công- nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất  công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,…

Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

 

5.Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.

Tham khảo:

6.Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do ở Đông Bắc các dãy núi chạy theo hướng vòng cung mở rộng ra phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo. Đông Bắc là nơi đầu tiên cũng là nơi cuối cùng đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng thổi vào nước ta.

7.14 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Khu vực Đông Bắc có Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái.

8. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông 

9.

a. Thuận lợi

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

b. Khó khăn

Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.

+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

10.Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn  trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người : Thái, Mường, Dao, Mông. - Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002). + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.