Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.
Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.
Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.
Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...
Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.
Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.
Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".
Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.
Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.
Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.
Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.
Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...
Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.
Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.
Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".
Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.
Câu 2: Diễn biến:
- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Thông minh : lập trận địa cọ ngầm và sự chênh lệch của thủy triều
Độc đáo : Lợi dụng sự chênh lệch của thủy triều để xây dựng trận địa cọc ngầm
Chủ động : đón đánh quân xâm lược
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.
Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.
Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.
Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.
b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.
Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).
Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.
c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.
d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.
Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.
Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.
Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4 Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.
Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40)
- Khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248 )
- Khởi nghĩa Lý Bí ( năm 542 - 602 )
- Khởi nghĩa Mai Trúc Loan ( năm 722 )
- Khởi nghĩa Phùng Hưng ( năm 776 )
đc áp dụng váo các cuộc chiến tranh của Trần Hưng Đạo và các trận đánh khác. Mìk chỉ giúp đc nhiêu đó thôi!!!
4: đoạn sông từ rạch gầm đến xoài mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao thới sơn. Địa hình thuận lợi chi việc đặt phục binh
Những thành tựu văn học nghệ thuật là :
- Văn Học:
+Văn học dân gian: phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú : ca dao, Tục ngữ , truyện tiếu lâm..........
+ Văn học chữ nôm: phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Ngoài truyện Kiều còn có: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương,Bà Huyện Thanh Quan,Cao Bá Quát,......
+ Nội dung: Phản ánh cuộc sống của xã hội đưong thời ,thể hiện tâm tư , nguyện vọng của nhân dân
- Nghệ thuật:
+ Văn nghệ dân gian: phát triển phong phú như:sân khấu, chèo tuồng,.....
+ Tranh dân gian đậm Đà bản sắc dân tộc tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ ( Bắc Ninh)
+Có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu lớn như: Khuê Văn Các -Hà Nội,chùa Tây Phương -Hà Tây ,Kinh thành Huế
=> Kiến trúc độc đáo và tinh sảo
Quá trình sơn Tây đại phá quân thanh:
Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế và lấy hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc theo 5 đao
Đem 30 tết ta vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu
Mùng 3 Tết ta đanh Hà Hồi
Mùng 5 Tết ta đanh Ngọc Hồi
Cùng lúc đó đô đoc Long đánh vào Đống Đa ,Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
Trưa mùng 5 tết ta quét sạch 29 vạn quân Thanh
+Rừng giúp ích cho người Việt Nam chống giắc ngoại xâm là:
-Rừng cho chúng ta vũ khí để đánh giặc
-Rừng làm nơi ẩn nấp chống kẻ thù
+Chúng ta cần phải làm những việc như sau để tồn tại rừng và phát triển là:
-Tuyên truyền mọi người hưởng ứng phong trào trồng cây gây rừng
-Nhắc nhở người dân không chặt phá rừng trái phép
-Xử lí các nghi phạm chặt phá rừng
-Chăm sóc rừng
Vì là con trai của Triệu Túc, góp phần lớn vào chiến thắng của cuộc kháng chiến trược và được Lý Nam Đế rất tin cậy.
Vì là con trai của Triệu Túc, là người có công lớn vào cuộc khởi nghĩa và đc Lý Bí rất tin cậy.