Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi".
b. "Các em đừng khóc".
c. "Đưa tay cho tôi mau", "cầm lấy tay tôi này".
Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến:
- Ở câu a là lời nói của nhân vật mang ý khó chịu, chán ghét.
- Ở câu b mang nghĩa dịu dàng, khuyên nhủ.
- Ở câu c mang ý đối thoại bình thường giữa nhân vật trong tình huống truyện.
- Câu ghép:
Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.
Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.
+ Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.
b, Câu ghép:
Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.
Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.
+ vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.
- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)
a, Quan hệ nhân- quả:
+ Nguyên nhân: "tôi đi học"
+ Kết quả "cảnh vật chung quanh thay đổi"
b, Quan hệ giả thuyết- hệ quả
+ Giả thuyết: xóa hết dấu vết của thi nhân
+ Hệ quả: "cảnh tượng nghèo nàn"
c, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời
+ Một vế là quyền lợi của chủ tướng, vế hai là quyền lợi của tướng sĩ, quân binh
d, Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản
+ Vế một rét của mùa đông, vế hai sự ấm áp, tươi mới của mùa xuân
e, Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến
+ Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co -> du đẩy -> vật nhau -> ngã nhào
a, Dấu hai chấm sau từ "cười bảo" (báo trước lời đối thoại)
Dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" – đánh dấu từ ngữ của người khác.
b, Dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" (báo hiệu lời dẫn trực tiếp)
Dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu."
c, Dấu ngoặc kép sau từ "bảo hắn"
Dùng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào"
a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)
+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)
b, Câu ghép trong đoạn trên:
- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.
- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
c, Câu ghép
+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
a, Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)
b, Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng
c, Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d, Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
e, Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
- Hai câu ghép:
+ "Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó"
+ "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"
- Ta có thể tách mỗi vế của câu ghép dài phía trên thành những câu đơn, vì mỗi vế diễn đạt trọng vẹn một ý biểu đạt.
- Xét về mặt biểu hiện, các câu ghép dài như trên có tác dụng:
+ Diễn đạt chuẩn xác mối băn khoăn, trăn trở, sự lo nghĩ nhiều của nhân vật
+ Phù hợp với tâm lý và cách nói của người già
+ Lão Hạc có thể nói gọn hết những suy nghĩ, lo toan cẩn thận của lão trong hai câu vỏn vẹn.
a, Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
b, Dùng cách nói phủ định của phủ định " không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.
- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
c, Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.
- Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép thứ hai là quan hệ giả thuyết- kết quả. Không thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn:
+ Hai vế liên kết với nhau chặt chẽ, mỗi vế chỉ là một ý chưa trọn vẹn
+ Cặp từ hô ứng nếu…thì
b, Nếu tách vế câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật rời rạc, không diễn đạt hết sự tha thiết, liền mạch, khẩn khoản trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu.
- Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:
a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b, Dẫn lời gián tiếp, không dẫn nguyên văn của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không dùng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.