Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì vậy nên cho gia súc(đặc biệt là gia súc non) ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống rét.
Một cơ sở khoa học khác được giải thích có liên quan đến quá trình cung cấp năng lượng.
- Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định về liều lượng, thời điểm, đối tượng.
- Giải thích: Cần tuân thủ các nguyên tắc trên vì các chất kích thích sinh trưởng khi sử dụng không đúng sẽ tích lũy lại trong thịt của vật nuôi, gây mất an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Ads (0:00)
Trả lời:
- Mô hình nuôi ong kết hợp trong các vườn cây ăn quả, giúp người nông dân tăng khả năng thụ phấn của cây ăn quả, đồng thời thu thêm sản phẩm mật ong tùy thuộc vào cây trồng.
- Bảo vệ những loại côn trùng có lợi, giúp bảo vệ mùa màng, cây trồng, tăng khả năng thụ phấn của các loại cây. Đồng thời giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình canh tác nông nghiệp (như thuốc bảo vệ thực vật, hormone chống rụng quả,...)
tham khảo
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao, . . .. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO [2005] khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1, . . ..
Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu m3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.
Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi có nhiều, trong bài này chúng tôi muốn đề cập đến hai yếu tố, đó là NH3 và các kim loại nặng.
Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi, trồng trọt:
-Trồng cây theo mô hình xen canh, luân canh, trồng màu,...
-Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng, các chế phẩm sinh học (trộn gừng tỏi vào thức ăn, lên men cám gạo,...) trong chăn nuôi lợn
Con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi và cây trồng theo ý muốn để nâng cao năng suất chăn nuôi và trồng trọt bằng cách sử dụng các hormone sinh sản nhân tạo và điều chỉnh các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…).
Trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó) vì:
- Các loài cây thủy sinh quang hợp, thải ra môi trường khí Oxygen, làm giúp tăng lượng oxygen hòa tan trong nước từ đó giúp các loài sinh vật ssoongs trong nước sinh trưởng tốt hơn.
Một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi:
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò, cá để tăng hiệu suất thụ tinh, tạo ra số con nhiều hơn.
- Thay đổi thời gian chiếu sáng để gà nuôi công nghiệp đẻ 2 trứng/ngày.
- Điều khiển nhiệt độ ấp trứng để điều khiển giới tính con được sinh ra ở rùa: Trứng rùa ủ ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C thì nở thành con cái.
- Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 - metytestosterone (1 loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
- Khi trồng cây trong phòng ngủ, cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm vì khi không có ánh sáng cây không quang hợp mà chỉ hô hấp tế bào, quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide.
- Nếu phòng ngủ không được thông thoáng (không khí không được lưu thông), hoạt động hô hấp của cây sẽ làm cho hàm lượng khí oxygen trong phòng giảm trong khi đó hàm lượng carbon dioxide lại tăng khiến cho dễ xảy ra tình trạng bị ngạt thở, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.
Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm vì: Giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm tạo điều kiện cho vật nuôi có một môi trường sống sạch sẽ, giúp vật nuôi tránh được các loại mầm bệnh gây hại. Từ đó, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt; có sức đề kháng tốt để phòng bệnh nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Đồng thời tạo được môi trường cho vật nuôi thoải mái sống sinh hoạt.