Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :
-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862
-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.
-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.
C4: tham khảo
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...
Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:
Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.
1.Chiến sự gia đình năm 1859 là một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của đất nước. Vào năm 1858, thực dân Pháp đưa quân đội tấn công và chiếm được các hải cảng miền Nam Việt Nam. Điều này khiến vua Gia Định, võ tướng Trương Định và đứng đầu là gia đình Nguyễn Nhất Trí phải khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Lực lượng kháng chiến của các tướng quân này đã tiếp tục chiến đấu làm Pháp tiếp tục thất bại và tổn thất nguồn lực.
2.Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ bùng nổ từ năm 1858 đến năm 1873. Nhân dân các tỉnh Nam Kỳ đã chống lại các cuộc xâm lược lược của dân thực Pháp bằng nhiều thức khác nhau. Cụ thể, nhân dân đã thực hiện:
Thực hiện cuộc khởi nghĩa của Trương Định và gia đình Nguyễn, một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam Kỳ.Thực hiện các chiến dịch phá hoại, truy kích và tiêu diệt các đội quân xâm lược của Pháp.Tổ chức kháng chiến dưới hình thức du kích và tế bào của mình, tiến hành những cuộc chiến không kích bất ngờ để làm tăng sự sợ hãi của quân địch.Thiết lập các khu vực tự trị như Lương Sơn, Sóc Sơn, Ninh Xá, chống lại chính sách áp bức của Pháp.Những nỗ lực ấy đã giúp nhân dân Nam Kỳ củng cố sức mạnh đấu tranh và đẩy Pháp ra khỏi đất nước.
3.Hiệp ước Hác Mãng là một hiệp ước ký kết giữa Pháp và triều đình Việt Nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1883. Những nội dung cơ bản của hiệp ước này bao gồm:
Việt Nam thừa nhận quyền thống trị của Pháp ở miền Bắc Việt Nam.Việt Nam cam kết trả lại toàn bộ binh chủng và cho phép Pháp xây dựng các cơ sở quân sự tại các cảng biển lớn.Việt Nam phải đóng thuế và phải thực hiện chính sách ngoại giao theo chỉ đạo của Pháp.Pháp có quyền kiểm soát thương mại với Việt Nam và được thông qua không gian đường sắt và đường thủy trên đất Việt Nam.Việt Nam phải trả cho Pháp khoản tiền bồi thường và phí tổ chức quân sự.Hiệp ước Hác Mãng đã mang đến cho Pháp quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Việt Nam, mở đường cho sự xâm lược và khai thác của Pháp, là nguồn hứng khởi cho các cuộc tranh giành độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam
Tham khảo nhé
Đặc điểm phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858-1884:
- Chủ động, kịp thời: Pháp đánh đến đâu, phong trào kháng chiến diễn ra đến đó kể cả lúc triều đình mất vai trò lãnh đạo.
- Đúng đối tượng: Các cuộc kháng chiến của nhân dân hướng tới mục tiêu cao nhất là chống Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc (thực dân Pháp – kẻ thù chính).
- Quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm: Nhân dân đã nêu cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn – vì chủ quyền dân tộc với tinh thần "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
- Chiến đấu mưu trí, sáng tạo: Không có quân đội chính quy, vũ khí thô sơ, cha ông ta đã sáng tạo những cách đánh hiệu quả, phát huy lối đánh du kích linh hoạ.
Tham khảo
Đặc điểm phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858-1884:
- Chủ động, kịp thời: Pháp đánh đến đâu, phong trào kháng chiến diễn ra đến đó kể cả lúc triều đình mất vai trò lãnh đạo.
- Đúng đối tượng: Các cuộc kháng chiến của nhân dân hướng tới mục tiêu cao nhất là chống Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc (thực dân Pháp – kẻ thù chính).
- Quyết tâm cao, chiến đấu dũng cảm: Nhân dân đã nêu cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn – vì chủ quyền dân tộc với tinh thần "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
- Chiến đấu mưu trí, sáng tạo: Không có quân đội chính quy, vũ khí thô sơ, cha ông ta đã sáng tạo những cách đánh hiệu quả, phát huy lối đánh du kích linh hoạ.
tk:
1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
- Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:
+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
- Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Do thái độ bạc nhược, cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6-1867)
+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, …
Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, …
2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
( 2 câu này mình ko bt bn hỏi cái gì)
TK
Bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Giai đoạn | Diễn biến chính | Nhân vật tiêu biểu |
1858- 1862 | - Năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta anh dũng chống Pháp, làm thất bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải rút quân vào Gia Định. - Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã, các dội dân binh chiến đấu dũng cảm, làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" cùa Pháp. - Năm 1861, khi Đại đồn Chí Hoà thất thủ, ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị Pháp chiếm, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. | - Nguyền Tri Phương - Dương Bình Tâm -Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực... |
1863 - trước 1873 | - 1862 - 1864, triểu đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh song phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn phát triển mạnh với các phong trào tiêu biểu như khởi nghĩa Trương Định... -Từ năm 1867, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng cao với nhiều hình thức : bất hợp tác, khời nghía vũ trang... Do lực lượng chênh lệch nên các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại. | - Trương Định - Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyên Hữu Huân... |
- Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kì lẩn thứ nhất, quân dân ta đã bất hợp tác với địch.
-Ngày 21-12-1873, quân dân ta đánh thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất, giết chết chỉ huy, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.
- Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.
-Ngày 19-5-1883, quân dân ta đánh tháng trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết chết chi huy, giáng đòn nặng nề vào tinh thần quân Pháp.
- Năm 1883, khi triều đình đã đầu hàng Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm khởi nghĩa tiếp tục hình thành.
- Nguyên Tri Phương, Nguyễn Lâm
- Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phú, Hoàng Diệu
- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện...
Tham khảo
Giai đoạn | Diễn biên chính | Nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | Chiều 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp –Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà NẵngQuân ta chống trả quyết liệt buộc chúng phải tiến quân vào Gia ĐịnhNgày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định, triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rãNgày 24/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô chiếm Đại Đôn Chí Hoà, sau đó chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi | Nguyễn Tri Phương Nguyễn Trung Trực
|
1863 - trước 1873 | Tháng 12/1863 thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Tân HoàTừ ngày 20 đến 24/6/1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền TâyNhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên khởi nghĩa khắp nơi bằng nhiều hình thức | Trương Định Nguyễn Đình Chiểu |
1873 - 1884 | 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.Quân ta đánh trả nhưng thất bại, Pháp nhanh chóng chiếm cá tỉnh phía Bắc.Ngày 21/12/1873, khi Pháp đánh ra Cầu Giấy bị quân ta phục kích và giành chiến thắngTriều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất, theo đó, Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.25/4/1882, Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước, quay lại đánh chiếm Bắc Kì.19/5/1883, quân ta tiếp tục giành thắng lợi ở Cầu GIấy lần thứ hai, khiến Pháp hoang mang bỏ chạy.Cuối tháng 7/1883, nhân cơ hội nước ta đang lục đục, Pháp tấn công vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. |
Tham Khảo
Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh giành được nhiều sự giúp đỡ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine (hay còn gọi là Bá Đa Lộc) để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Cũng đồng thời lúc đó vua Quang Trung của Tây Sơn đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào cảnh "cốt nhục tương tàn", triều đình nhanh chóng suy yếu và mất lòng dân. Nguyễn Ánh ra sức tấn công và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Nguyễn[1]. Sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn vẫn có quan hệ tốt với Pháp, đặc biệt, những người Pháp như Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long (Nguyễn Ánh) cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế.[1]
Năm 1817, chính phủ Pháp phái chiếc Cybèle tới Đại Nam để thăm dò bàn giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa. Tuy nhiên, sự bành trướng của châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi người Anh đánh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Đại Nam.[2]
Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borie năm 1838 dưới thời Minh MạngVị vua kế tục Gia Long là Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người châu Âu là bọn man di, quân xâm lược.[3] Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Đại Nam không được nhà vua đếm xỉa đến.
Vào giữa thế kỷ 19, ở Đại Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Kitô. Hầu hết các giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Hầu hết người Đại Nam thời bấy giờ không thích và nghi ngờ cộng đồng Kitô giáo. Người Pháp lại bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo tính mạng cho họ. Việc triều đình Đại Nam sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Đại Nam.[4] Sự căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ.[5] Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.[6] Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Đại Nam khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Đại Nam.
Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn không cải cách quốc gia,[7] không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước.[7][8] Nhân vụ An Phong công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.
Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu chiến Catinat đưa phái viên Pháp mang quốc thư đến Đà Nẵng nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại Nam để có thể thông thương và tự do truyền đạo, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.[9] Thất bại trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với việc dò xét tình hình nội bộ triều đình, theo tác giả Nguyễn Thế Anh là nhằm phục vụ âm mưu xâm lược Đại Nam, ngày 26 tháng 9 năm 1856, hải quân Pháp khai hỏa bắn phá các đồn lũy rồi kéo lên khóa tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.[10] Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, chiến hạm Capricieuse lại cập bến cảng Đà Nẵng xin được gặp các quan lại trong triều để thương lượng, nhưng cũng bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23 tháng 1 năm 1857, một phái viên tên là Montigny của Napoléon III cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán. Theo Thomazi, thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc.[11] Cho nên, ngay trước khi Montigny đến Đà Nẵng một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamelin đã tiếp viện thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao nước Pháp là Walewski cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Rigault de Genouilly, lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay quân xuống đánh Đại Nam. Tác giả Nguyễn Thế Anh nhận định: rõ ràng việc cử Montigny sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi kế hoạch đều đã được sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, ông đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo, đồng thời ông cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kỳ.[12] Trước khi xuống tàu về nước, ông còn đưa giáo sĩ Pellerin về Pháp yêu cầu Napoleon III cử binh sang Đại Nam để bênh vực những người theo đạo.[13] Pellerin kêu gọi Napoleon III đưa quân sang xâm lược Việt Nam và ông sẽ làm người dẫn đường cho quân Pháp. Hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris ủng hộ cuộc vận động của Pellerin. Tây Ban Nha đang bất bình vì linh mục Diaz bị giết nên sẵn lòng liên minh với Pháp đánh Đại Nam.[14]
Ngày 22 tháng 4 năm 1857, Napoleon III quyết định lập ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Versailles đã được ký kết năm 1787 giữa Pigneau de Behaine, đại diện cho Nguyễn Ánh và Montmorin, đại diện cho Louis XVI.[15][16] Âm mưu của Pháp lúc đó là muốn dựa vào Hiệp ước Versailles để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Đại Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi ký kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước.[17] Họ không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Đảo, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Đại Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, người Pháp vẫn quyết định cử quân sang đánh chiếm Đại Nam, lập luận rằng việc đem quân đánh chiếm Nam Kỳ đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một "quốc sách" đã được các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 năm 1857, Napoleon III quyết định can thiệp vào Đại Nam bằng vũ lực.[18] Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, vì cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, họ còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Đại Nam. Có quan điểm cho rằng nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược là do nhu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc thực dân, đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với Anh.[19]
Năm 1857, Hoàng đế Pháp Napoléon III đã thành lập Ủy hội Nghiên cứu Nam Kỳ (Commission de la Cochinchine) gồm nhiều nhân vật thông thạo vùng Viễn Đông và Ủy hội này đã bày tỏ ý kiến nước Pháp phải chiếm cứ ba thương cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Kẻ Chợ để có lợi cho Pháp trên cả 3 phương diện tinh thần, chính trị và thương mại. Hoàng đế Napoléon III đã tán thành ý kiến của Ủy hội.Tháng 11 năm 1857, hoàng đế Napoleon III của Pháp ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Đại Nam.
Cùng lúc đó, Tự Đức lại cho xử tử hai nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Đây không phải là đầu tiên nhưng cũng không phải là sự cố mới nhất, và lần trước chính phủ Pháp đã bỏ qua các hành động khiêu khích kiểu này. Nhưng lần này, Tự Đức hành xử không đúng thời gian, vì hiện đang diễn ra cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2. Quân đoàn viễn chinh của Anh và Pháp được gửi đến vùng Viễn Đông để trừng phạt Trung Quốc, và kết quả là người Pháp có thừa quân trong tay để can thiệp vào tình hình Đại Nam.
Tham Khảo
Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh giành được nhiều sự giúp đỡ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine (hay còn gọi là Bá Đa Lộc) để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Cũng đồng thời lúc đó vua Quang Trung của Tây Sơn đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào cảnh "cốt nhục tương tàn", triều đình nhanh chóng suy yếu và mất lòng dân. Nguyễn Ánh ra sức tấn công và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Nguyễn[1]. Sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn vẫn có quan hệ tốt với Pháp, đặc biệt, những người Pháp như Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long (Nguyễn Ánh) cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế.[1]
Năm 1817, chính phủ Pháp phái chiếc Cybèle tới Đại Nam để thăm dò bàn giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa. Tuy nhiên, sự bành trướng của châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi người Anh đánh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Đại Nam.[2]
Cảnh hành hình giáo sĩ Pierre Borie năm 1838 dưới thời Minh Mạng
Vị vua kế tục Gia Long là Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người châu Âu là bọn man di, quân xâm lược.[3] Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Đại Nam không được nhà vua đếm xỉa đến.
Vào giữa thế kỷ 19, ở Đại Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Kitô. Hầu hết các giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Hầu hết người Đại Nam thời bấy giờ không thích và nghi ngờ cộng đồng Kitô giáo. Người Pháp lại bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo tính mạng cho họ. Việc triều đình Đại Nam sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Đại Nam.[4] Sự căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ.[5] Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.[6] Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Đại Nam khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Đại Nam.
Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn không cải cách quốc gia,[7] không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước.[7][8] Nhân vụ An Phong công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.
Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu chiến Catinat đưa phái viên Pháp mang quốc thư đến Đà Nẵng nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại Nam để có thể thông thương và tự do truyền đạo, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.[9] Thất bại trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với việc dò xét tình hình nội bộ triều đình, theo tác giả Nguyễn Thế Anh là nhằm phục vụ âm mưu xâm lược Đại Nam, ngày 26 tháng 9 năm 1856, hải quân Pháp khai hỏa bắn phá các đồn lũy rồi kéo lên khóa tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.[10] Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, chiến hạm Capricieuse lại cập bến cảng Đà Nẵng xin được gặp các quan lại trong triều để thương lượng, nhưng cũng bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23 tháng 1 năm 1857, một phái viên tên là Montigny của Napoléon III cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán. Theo Thomazi, thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc.[11] Cho nên, ngay trước khi Montigny đến Đà Nẵng một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamelin đã tiếp viện thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao nước Pháp là Walewski cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Rigault de Genouilly, lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay quân xuống đánh Đại Nam. Tác giả Nguyễn Thế Anh nhận định: rõ ràng việc cử Montigny sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi kế hoạch đều đã được sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, ông đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo, đồng thời ông cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kỳ.[12] Trước khi xuống tàu về nước, ông còn đưa giáo sĩ Pellerin về Pháp yêu cầu Napoleon III cử binh sang Đại Nam để bênh vực những người theo đạo.[13] Pellerin kêu gọi Napoleon III đưa quân sang xâm lược Việt Nam và ông sẽ làm người dẫn đường cho quân Pháp. Hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris ủng hộ cuộc vận động của Pellerin. Tây Ban Nha đang bất bình vì linh mục Diaz bị giết nên sẵn lòng liên minh với Pháp đánh Đại Nam.[14]
Ngày 22 tháng 4 năm 1857, Napoleon III quyết định lập ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Versailles đã được ký kết năm 1787 giữa Pigneau de Behaine, đại diện cho Nguyễn Ánh và Montmorin, đại diện cho Louis XVI.[15][16] Âm mưu của Pháp lúc đó là muốn dựa vào Hiệp ước Versailles để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Đại Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi ký kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước.[17] Họ không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Đảo, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Đại Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, người Pháp vẫn quyết định cử quân sang đánh chiếm Đại Nam, lập luận rằng việc đem quân đánh chiếm Nam Kỳ đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một "quốc sách" đã được các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 năm 1857, Napoleon III quyết định can thiệp vào Đại Nam bằng vũ lực.[18] Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, vì cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, họ còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Đại Nam. Có quan điểm cho rằng nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược là do nhu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc thực dân, đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với Anh.[19]
Năm 1857, Hoàng đế Pháp Napoléon III đã thành lập Ủy hội Nghiên cứu Nam Kỳ (Commission de la Cochinchine) gồm nhiều nhân vật thông thạo vùng Viễn Đông và Ủy hội này đã bày tỏ ý kiến nước Pháp phải chiếm cứ ba thương cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Kẻ Chợ để có lợi cho Pháp trên cả 3 phương diện tinh thần, chính trị và thương mại. Hoàng đế Napoléon III đã tán thành ý kiến của Ủy hội.Tháng 11 năm 1857, hoàng đế Napoleon III của Pháp ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Đại Nam.
Cùng lúc đó, Tự Đức lại cho xử tử hai nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Đây không phải là đầu tiên nhưng cũng không phải là sự cố mới nhất, và lần trước chính phủ Pháp đã bỏ qua các hành động khiêu khích kiểu này. Nhưng lần này, Tự Đức hành xử không đúng thời gian, vì hiện đang diễn ra cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2. Quân đoàn viễn chinh của Anh và Pháp được gửi đến vùng Viễn Đông để trừng phạt Trung Quốc, và kết quả là người Pháp có thừa quân trong tay để can thiệp vào tình hình Đại Nam.