K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2019
- Nhân hóa: ("thân dừa đã hai lần máu chảy", "đau thương", "oán hờn", "dừa vẫn đứng hiên ngang", lá..."rất mực dịu dàng")
- Ẩn dụ: hình ảnh dừa với dân làng (Trừ cặp câu cuối, những tính từ chỉ dừa như "đau thương", "oán hờn", "đứng hiên ngang"...).
- So sánh (từ so sánh "như")
- Điệp cấu trúc: "Biết mấy+..." => nhấn mạnh sự mất mát của quê hương trong chiến tranh. Tuy nhiên, người dân không yên vị ở thế bị động mà nuôi dưỡng "oán hờn" chờ đợi cơ hội vùng lên đấu tranh.
Hiệu quả của các biện pháp trên chính là mượn hình ảnh dừa để thể hiện hình ảnh người dân miền Nam trong chiến tranh, chịu đau thương, chịu áp bức mà vẫn bất khuất, kiên cường. Dừa vừa là cầu nối tác giả với quê hương vừa là biểu tượng nhân dân miền Nam trong lòng tác giả - biểu tượng của tình yêu Tổ quốc, nung nấu ý chí chống Mỹ cứu nước, đồng thời lại rất mực thân thương ("xanh dịu dàng") cùng nhân cách cao đẹp ("đứng hiên ngang"). Còn đây là bài tham khảo nha: Những câu thơ được trích trong bài dừa ơi của nhà thơ Lê Anh Xuân. Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: dừa vẫn đứng hiên ngang , lá xanh dịu dàng đã thể hiện tinh thần bất khuất , kiên cường kiên trung gan góc của dừa hay cũng chính là những con người miền nam. Khi đối mặt với kẻ thù họ anh dũng kiên cường, trở về đời thường họ dịu dàng nồng thắm. Hai câu thơ dau tac gia đã sử dung kết hợp nhân hóa và so sánh. Hình ảnh rễ dừa bám sâu vào lòng đất như dân làng bám chặt lấy quê hương. Hình rễ dừa bám sâu vào lòng đất giống như con người miền nam bám trụ để bảo vệ quê hương . Dù kẻ thù đưa đến bao bom đạn co the triệt phá thôn xóm bản làng thì con người vẫn thủy chung, kiên cường, kiên cường bảo vệ quê hương. Ca ngợi hình ảnh cây dừa cũng chính là ca ngợi con người Việt Nam

Bài làm

* So sánh:

+ " Vẫn như xưa vườn dừa quê nội " : Ý nói ở đây là vườn dừa hồi trước ở quê nội của tác giả bây giờ vẫn thế, không thay đổi.

+ " Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương. " : Ở đây nói rằng người dân làng dù đi xa quê nhưng vẫn nhớ về quê hương của mik.

* Nhân hóa:

+ " Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. " : Thân dừa mà máu lại chảy ở đây ý nói là những người hi sinh và đánh đổi tính mạng cho đất nước, quê hương.

+ " Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng " : Nói rằng con người rất hiên ngang, không thủ đoạn , trong trắng, con gái quê thì rất dịu dàng.

~ Chắc z đó ~
# Học tốt #

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 8 2019

Đoạn thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Sao lòng ta bỗng thấy" => Lòng ta vốn thuộc về cảm giác nhưng được tác giả vận dụng thị giác, điều đó cho thấy tác giả - nhân vật trữ tình đã mở rộng lòng mình, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa.

Nhân hóa "Thân dừa bao lần máu chảy"/ "Biết bao đau thương, biết mấy căm hờn", "Dừa đứng hiên ngang, cao vút", "Lá xanh rất mực dịu dàng" => Ý nghĩa: biện pháp tu từ cho thấy sự hi sinh, dừa đồng hành cùng con người trong chiến tranh gian khổ. Và càng trong gian khó, phẩm chất của dừa càng ngời sáng.

So sánh "Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt lấy quê hương" => Ý nghĩa: Sự gắn bó của cây dừa với mảnh đất quê hương. Cây dừa cũng như mang những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân: yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương, dù cho quê hương nghèo khó, lam lũ, gian khổ thì cũng không quay lưng lại với quê hương.

==> Biện pháp so sánh, nhân hóa đã làm nổi bật phẩm chất của cây dừa. Qua đó ta cũng thấy được bóng dáng vẻ đẹp phẩm chất của con người, của nhân dân.

9 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng'' phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt => ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

9 tháng 8 2021

Tham khảo:

+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng”phẩm chất anhdũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2 tháng 12 2017

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rẽ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương

Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2 tháng 12 2017

Gợi ý :

- Câu: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
- Câu: Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẻ trong cuộc sống.
- Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất-Như dân làng bám chặt quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mãnh đất quê hương miền Nam.

18 tháng 11 2017

a, miêu tả

b,ẩn dụ

c,Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rẽ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương

Trong khổ thơ trên , ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Mình ko chắc đúng đâu ...

28 tháng 9 2018

sai hết rồi . cô mình dạy PTBĐ là biểu cảm, bpt từ là nhân hóa , so sánh.

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng...
Đọc tiếp

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !

Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ trên

 

2
15 tháng 11 2017

Cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là '' có'' - '' không''

k cho mik nha! 

Thank you very much

15 tháng 11 2017

cặp từ trái nghĩa là :

 thơ ấu><lớn lên

 xa><hướng

                                            ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM                                                       MÔN: NGỮ VĂN 7                                                      Năm học: 2016 - 2017                                    Thời gian : 90' ( không kể thời gian ra đề )câu 1: ( 1 điểm )chép lại chính xác khổ thơ cuối cùng trong bài " Đêm nay Bác không ngủ " - Minh Huệ ? Em hiểu như thế nào và suy nghĩ gì về...
Đọc tiếp

                                            ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM

                                                       MÔN: NGỮ VĂN 7

                                                      Năm học: 2016 - 2017

                                    Thời gian : 90' ( không kể thời gian ra đề )

câu 1: ( 1 điểm )

chép lại chính xác khổ thơ cuối cùng trong bài " Đêm nay Bác không ngủ " - Minh Huệ ? Em hiểu như thế nào và suy nghĩ gì về khổ thơ trên ?

câu 2 ( 2 điểm ) :

phát hiện lỗi sai trong các câu sau? chỉ rõ loại lỗ và sửa lại cho đúng?

1. Qua truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí " cho thấy Dế Mèn biết ăn năn hối hận.

2. Bạn Trung, người học giỏi nhất lớp 6A.

3. Khi tiếng gà gáy vang lên.

4. Vì mẹ ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.

câu 3 ( 2 điểm ):

chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

                                        " Dừa vẫn hiên ngang cao vút

                                          Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

                                          Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

                                          Như dân làng bám chặt quê hương".

                                                                                 ( Dừa ơi ! - Lê Anh Xuân )

câu 4 ( 5 điểm )

Mùa thu về, đất trời như khoác lên mình chiếc áo mới. Hãy tả lại vẻ đẹp của mùa thu.

4
18 tháng 8 2016

Câu 1: 
Đêm nay Bác ngồi đó 
Đêm nay Bác không ngủ 
Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh.

Câu 2: 

Câu 3: * Nhân hóa: - Dừa ........ hiên ngang

                               - Lá ......... dịu dàng 

            * So sánh: Rễ ......... như dân làng bám chặt quê hương

Tác dụng: Qua 2 BPTT nhân hóa và so sánh tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh của con dân Việt Nam. 2 câu thơ

                 " Dừa vẫn hiên ngang cao vút

                    Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng "

NHư muốn tái hiện đức tính của người dân VN. Lúc đấu tranh thì họ hiên ngang, bất khuất, dũng cảm dám hi sinh cho tổ quốc. Còn khi đã hòa bình thì họ dịu dàng, yên ổn làm ăn. Câu thơ cuối:  "  Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

            Như dân làng bám chặt quê hương"

Câu thơ muốn thể hiện được lòng biết ơn của người dân với nơi mình sinh ra. Dù có đi đâu hay làm gì nhưng trái tim họ vẫn gắn liền, vẫn hướng đến quê hương như  rễ dừa bám sâu vào lòng đất. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quý con người VN, yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4: Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm, là mùa của sự sẻ chia giữa thiên nhiên đất trời với con người. Mùa hạ là những ngày không khí trở nên ngột ngạt bởi cái nắng nóng oi bức xen kẽ những trận mưa. Mùa thu là mùa của sự thanh bình với những cơn gió mát và những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là mùa cuối cùng, cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những gì đã đến với mình trong suốt năm qua. Và với riêng em, mùa thu là mùa đẹp nhất. 

Tiết trời đã vào thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng giòn tan của những tia nắng ban trưa, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên đường phố, … Chỉ có màu vàng mùa thu mới sóng sánh như mật ong, mới đậm nét và tươi tắn đến vậy. Thu như giấc mơ dịu dàng, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên để quên đi cái cuộc sống thành thị ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng. 

Gió mùa thu thật nghịch ngợm! Gió đùa giỡn tạo nên những cơn mưa lá vàng rơi trên đường phố. Gió quấn quít, vấn vương. Gió khiến người ta có cảm xúc rất lạ. Một chiều thu, em đi dạo trên con đường ở trung tâm thành phố. Vài ngọn gió heo may vô tình lướt qua hàng cổ thụ ven đường. Chỉ trong phút chốc, những chiếc lá vàng rơi xuống như ngại ngần, quyến luyến trời cao, cứ thế xoay tròn trong không trung trước khi gieo mình xuống dòng xe cộ đông đúc. Con đường trước mặt bỗng gợn lên những làn sóng lăn tăn như dòng sông vàng đang cuộn chảy. Em như ngây người trước bức tranh sống động ấy. Một chiếc lá mỏng manh lại sắp lìa cành. Dường như nó đang luyến tiếc khi phải rời xa cành cây, rời xa những người bạn lá thân thương. Rồi chiếc lá ấy như một vũ công tài năng, uyển chuyển xoay tròn theo gió. Em xòe tay đón lấy, nắm chặt chiếc lá trong tay mình. Một cảm xúc dịu dàng len lỏi vào tim. Và lúc ấy, em chợt nhận ra rằng đó chính là cảm xúc mùa thu. 

Chỉ mới đây thôi, hạ đến cùng với những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi và sự náo nức về những ngày nghỉ vui tươi. Vậy mà khi thu vừa chớm tới, cái cảm giác mong chờ được gặp lại bạn bè, thầy cô lại tràn ngập trong lòng em. Tháng chín, chúng em thôi những ngày tháng rong chơi, quay lại với những trang vở, với chiếc áo trắng học trò và chờ đợi tiếng trống khai trường. Tháng chín, bằng một nụ cười thật tươi, em háo hức bước vào năm học mới. Dẫu biết rằng có nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng em vẫn sẽ cố gắng học thật tốt để mai này trở thành một người có ích cho xã hội.

 

18 tháng 8 2016

Câu 1  Nguyễn  Hữu Thế làm thiếu mình làm thêm còn lại thì bạn ý làm rồi, mình không làm lại nữa nha!

"Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh"

  Khổ thơ trên được từ trích từ bài " Đêm nay Bác không ngủ"_MInh Huệ cho em cảm thấy bác là một người thương dân, thương những người hi sinh bảo vệ tổ quốc.Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta.

Người sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ tổ quốc, cho nhân dân một cuộc sống bình an, hạnh púc. Bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" những câu thơ nói về con người Bác giản dị, nhân hậu.Tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ , đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Chúc bạn học tốt!