K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2021

Thống kê

 

     + Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...

 

     + Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

 

     + Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...

 

     + Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...

 

     + Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...

6 tháng 3 2022

Kinh tế:

-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+         Thủy lợi được củng cố.

+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

*Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện:

Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

21 tháng 3 2021

Tình hình kinh tế:
               + Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh – Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.


 
               + Nông nghiệp ở Đàng Trong:

Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận xét: Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực phong kiến; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều…do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi…); nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng – khai hoang, lập ấp…điều kiện tự nhiên thuận lợi...)

               + Thủ công nghiệp:

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…

               + Thương nghiệp:

Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV
Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Tình hình văn hóa:
               + Tôn giáo:

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và  Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

               + Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

READ:  Lịch sử 7 - Ôn tập học kỳ 1
Đây là thứ chữ viết thuận lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

               + Văn học và nghệ thuật dân gian:

Các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…

Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn…

               Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc… nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, hát ả đào… được phục hồi và phát triển.

7 tháng 1 2017

Lời  giải:

Thế kỉ XVI- XVIII chứng kiến sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền với biểu hiện là sự sụp đổ của nhà Lê sơ, các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên miên (chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn) khiến cho đất nước bị chia cắt

Đáp án cần chọn là: C

Là sao bạn ghi rõ rabucqua

Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+         Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+         Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+         Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

Chiêú Nôm- Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

Nhận xét

+         Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.

+         Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.

        2. Văn học

-       Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.

-       Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..

-       Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

-       -Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...

* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:

+         Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.

+         Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng

+         Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

7 tháng 3 2022

undefined

7 tháng 3 2022

REFER

undefined

21 tháng 3 2021

Thế kỉ XV - XVI

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...     

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Văn hóa

* Nông nghiệp:

- Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

- Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

* Thủ công nghiệp:

- Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

* Thương nghiệp:

- Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Văn hóa

* Văn học:

- Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

- Văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao với: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo, hát quan họ,…

- Nghệ thuật tranh dân gian: nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

* Kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc: chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế,… Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao.

* Khoa học:

- Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

- Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu.

- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) với bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

* Kĩ thuật:

- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

25 tháng 2 2021
  II.  VĂN HÓA1. Tôn giáo

-  Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

-  Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.

Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)

Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỉ XVII)

 

-  Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm.

25 tháng 2 2021
 

-  Đến thế kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ

-  Đây là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến.

- Giáo sĩ A- lec- xăng đơ Rôt là người có đóng góp quan trọng trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

 

a. Văn học

- Văn học chữ Nôm phát triển

+   Tiêu biểu có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

+   Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.

- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát.

b. Nghệ thuật dân gian

- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật

-  Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,...Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

-  Nghệ thuật sâu khấu: chèo, tuồng đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người

 

=> Điểm nổi bật ở các thế kỉ XVI - XVIII là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.

 

 

25 tháng 1 2022

TL:

Chữ Việt hiện nay đã rất phong phú .Trong  số giáo sĩ phương Tây,có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt , đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo Thiên Chúa .Chữ viết này tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo Thiên Chúa sau lan rộng ra trong nhân dân và nhân dân ta đã biến chữ viết đó trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

HT