Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đúng là văn bản này , người viết thư là bố nhưng mọi lời kể lại hướng về người mẹ . người bố không nói về mình , không nói nhiều về con trai mà chủ yếu nói về tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của người mẹ dành cho con. Vì thế , nếu đặt đầu đề là bố tôi thì sẽ không nêu được tinh thần của văn bản.Việc đặt tên Một lỗi lầm không thể tha thứ của tôi có phần hợp lí vì văn bản nói về chuyện cậu bé En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm . Nhưng nhan đề này cũng chỉ nói lên được một phần nội dung trong khi nội dung quan trọng nhất là nói về sự cao đẹp của người mẹ.Bởi vậy, nhan đề Mẹ tôi như SGK là hợp lí nhất
1. Vì nội dung bức thư nói về người mẹ của En-ri-cô.
2. Thái độ của người bố: khuyên răn, dạy bảo En-ri-cô một cách nghiêm khắc. Dựa vào lời nói của người bố trong bức thư. Lí do khiến ông có thái độ như vậy là vì En-ri-cô đã có hành vi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm.
3. Hình ảnh, chi tiết: (câu này bn mở sách tìm nha, mk k còn giữ sách Ngữ văn 7^^)
Qua đó, ta thấy được rằng mẹ của En-ri-cô là người mẹ dịu dàng, tận tâm, thương yêu con hết mực...
4.Chọn d và e.
Lí do khác: vì En-ri-cô cảm nhận được tình yêu của bố mẹ dành cho mình và En-ri-cô cảm thấy có lỗi với mẹ.
5. Vì viết thư sẽ giúp người bố dễ dàng nói chuyện và dạy dỗ En-ri-cô nhiều hơn và giúp En-ri-cô dễ dàng cảm nhận và hiểu được lời dạy bảo của bố.
Chúc bạn học tốt!
Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
● Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
● Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha
● Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
⇒ Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.
câu 1: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
● Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha
● Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn
⇒ Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.
câu 2:Văn bản " Cổng trường mở ra " của Lý Lan gửi gắm cho chúng ta thấy đc tầm quan trọng của giáo dục , gia đình và nhà trường.
- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.
- Hợp với hình tượng trung tâm của văn bản: Người mẹ.
- Thể hiện sâu sắc tình cảm và thái độ trân trọng của bố dành cho mẹ.
- Tăng tính khách quan cho lời tâm tình của người kể (của bố), cho sự việc và hình tượng được nói đến (là mẹ).
=> Đề cao hình tượng người mẹ.
Có vì đây là lời của en - ri - cô kể lại