Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tấc đất tấc vàng.
2. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. nhai kĩ no lâu cày sâu tốt lúa.
4. Mây xanh thì nắng mây trắng thì mưa.
chúc em học tốt nhé ^^
Trong trái tim mỗi người, quê hương có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương cho ta những kỉ niệm ngọt ngào, nơi lưu giữ những tuổi thơ tươi đẹp.
Quê hương! Ôi hai tiếng thân thương, khi tôi nghe như tiếng lòng thổn thức.
Quê hương tôi – một làng quê vùng chiêm trũng, tuổi thơ tôi cùng bạn bè vây quanh cây đa, giếng nước, sân đình, hình ảnh cây đa đầu làng mái đình rêu phủ, làn điệu dân ca như đưa ta về một vùng kí ức...
Với một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống lâu đời, tổ tiên chúng ta đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt và lao động sản xuất.
Trải qua bao thế hệ, tổ tiên chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, từ tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, nhiều câu thơ, hò, vè, ca dao, tục ngữ duyên dáng, sinh động ra đời từ đây.
học ttots
2/ - Truyện cổ tích thường có mở đầu bất hạnh và kết thúc có hậu
- Sự xuất hiện của các nhân vật thần kì có tác dụng giúp đỡ người dân và mang cho dân cuộc sống ấm no.
3/ Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo : tăng sức hấp dẫn làm cho truyền thuyết trở nên sinh động, lôi cuốn người đọc
3.
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Câu 1: Những câu tục ngữ có cùng nội dung nói về thời tiết, kinh nghiệm sản xuất là :
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. - Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.
- Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. - Đầu năm sương muối, cuối năm gió bấc.
- Mồng chín tháng chín có mưa, - Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt.
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. - Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
Mồng chín tháng chín không mưa - Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
Thì con bán cả cày bừa đi buôn. - Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.
Câu 2: Tác giả của văn bản : '' Sông nước Cà Mau '' là Đoàn Giỏi. Thể loại: tiểu thuyết. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.
- Hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ: Văn bản: '' Sông nước Cà Mau '' do người biên soạn sách đặt, trích trong chương XVIII của tiểu thuyết '' Đất rừng phương Nam '' - năm 1957.
- Ngôi kể: Người kể là bé An - nhân vật chính trong truyện.
=> Tác dụng: Qua câu chuyện lưu lạc của chú bé An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà lại vô cùng phong phú, độc đáo của con người ở vùng đất cực Nam của tổ quốc - vùng đất Cà Mau. Điểm nhìn để quan sát miêu tả của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau, đổ ra sông Năm Căn rộng lớn rồi dừng lại ở chợ Năm Căn.
- Có thể miêu tả cảnh quan một số vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Vị tí trên thuyền người viết có thể miêu tả lần lượt hoặc kĩ càng đối tượng tùy ấn tượng của cảnh đối với những con người quan sát chúng.
1,Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
2, Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
3, Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
4, Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
5 , Được mùa chớ phụ ngô khoai,
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng .
Câu 2:
Tác giả : Đoàn Giỏi .
Hoàn cảnh sáng tác : Không có .
Xuất xứ : Được trích từ chương XVII trong văn bản : đất rừng phương Nam được viết năm 1957
Ngôi kể : thứ nhất
Phương thức biểu đạt : Miêu tả , tự sự .
ĐỀ SỐ 7. 1. Kể tên những truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 1? ( 1,0 điểm)
- Đáp án:
+ Truyện truyền thuyết
+ Truyện cổ tích
+ Truyện ngụ ngôn
+ Truyện cười
2. Từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học kinh nghiệm gì? ( 1,0 điểm)
- Đáp án:
+ Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
+ Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.+ Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
+ Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
+ Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
3. Tìm hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ phản ánh kinh nghiệm cuộc sống tương tự như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. (1,0 điểm)
- Đáp án:
+ Coi trời bằng vung
+ Thùng rỗng kêu to
4. Tìm cụm danh từ trong các câu sau: ( 1,0 điểm) a. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. b. Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt.
- Đáp án:
a) Một con đại bàng khổng lồ
b) Con cò trắng không mắt
5. ( 6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Kỉ niệm về mái trường, về thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niêm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.
Bài làm
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
_MB: Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái j lại là 1 vấn đề khác. K phải chỷ học ở sách vở mới là giỏi, k phải chỷ học rộng bjk nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: " Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn "
_TB: ( nên chia thành nhìu đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thjx câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
--> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỷ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu bjk và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành 1 con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa nha )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhìu điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở k có, có thêm những kinh nghiệm sống, đc tiếp xúc, trải nghiệm, bjk thêm về kiến thức trong đời sống thực tế.....
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học 1 khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ k chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đau có thể dạy họ phải thương lượng vs khách hàng ntnèo? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu k chịu khó tỳm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ k có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
+) Con người k chỷ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải bjk giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt....( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện - 1 phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp 1 bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới TP mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà k vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả - quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỷ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thỳ liệu ông có thể có đc phát minh giá trị ấy k? Niu-tơn ra đường tiếp xúc vs đời sống thực tế, những con người trong 1 xã hội, 1 cộng đồng lại phát minh ra cả 1 điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc" Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương...chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở "biến" họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc vs xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
........... ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )
_KB: Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ' " đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi
Đây là dàn ý trong bài cho chúng ta tham khảo mà bạn! Đây đâu phải là câu hỏi đâu bạn!?!
Những câu thơ trên đã thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn, sự bàng hoang của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh.
Và khổ thơ còn lại như câu hơi xoáy vào lòng mỗi người dân khi nghe tin dữ: Lượm hi sinh.
NHẤT NƯỚC
NHÌ PHÂN
TAM CẦN
TỨ GIỐNG