K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2018
Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, tuy Bác đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” và “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, ngày 14/5/2011 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Và từ đây việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một nội dung mà các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể phải thực hiện thường xuyên; là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm. Trên tinh thần đó, cấp ủy cơ sở phải xây dựng kế hoạch và quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải đăng ký nội dung học tập, rèn luyện và có phương pháp thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
7 tháng 9 2021

Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất đáng quý của người Việt ta. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Lòng nhân ái giúp con người biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, biết rung động, biết đồng cảm sẻ chia trước những hoàn cảnh khó khăn.

Trong mùa dịch covid-19, nhiều cá nhân tập thể đã chia sẻ vật chất đến những người có hoàn cảnh khó khăn; chính phủ giang tay chào đón đồng bào từ vùng dịch trở về. Khi miền Trung oằn mình trong lũ dữ, nhân dân cả nước quyên góp tiền của cùng miền Trung khắc phục hậu quả. Tất cả đều là minh chứng đẹp đẽ cho lòng nhân ái. Lòng nhân ái còn tạo ra lực hấp dẫn kéo con người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất chống lại cái ác, sự ích kỷ, hận thù.

Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng, biết ơn. Ngược lại, sống ích kỉ chỉ lo nghĩ cho bản thân mình, dửng dưng trước những khổ đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho bản thân trở nên tầm thường mà thôi. Bởi vậy, mỗi con người hãy là một tấm gương nhân ái để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

7 tháng 9 2021

Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Nói cách khác những tình cảm mà chúng ta trao đi cho nhau đó chính là lòng nhân ái.

Lòng nhân ái là gì? Chúng ta có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Nhân chính là người. Ái là yêu thương. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Đó là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản thân được thanh thản và yên lòng.

Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.

Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Tục ngữ vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiết để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.

Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Để có được sự thái bình, thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không khuất phục trước kẻ thù.

Hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Nhân dân miền Trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua. Để đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức và quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.

Xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chỉ riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.

tham khảo ạ:

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống. 
7 tháng 9 2021

uk bạn