K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

Đáp án A

Do 2 đảo này cách xa nhau và cách xa đất liền nên loại bỏ được Di nhập gen, môi trường giống nhau và không thay đổi nên ta loại CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ không tạo ra được alen mới trong quần thể .

Chỉ có đột biến làm xuất hiện các alen mới, biến dị được tích lũy làm chúng có vốn gen khác nhau và cách ly sinh sản với nhau và với quần thể gốc.

28 tháng 12 2019

Đáp án C

Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân chính là yếu tố ngẫu nhiên : cơn bão to

Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình

Đáp án C

B chưa đúng. CLTN ở đây ít thể hiện vai trò vì môi trường ở 2 hòn đảo là giống nhau

11 tháng 5 2017

Đáp án C

Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân đầu tiên là yếu tố ngẫu nhiên: cơn bão to

Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình. Đây là hiệu ứng người sáng lập.

Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

(1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài.

(2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau.

(3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ... làm xuất hiện loài mới.

(4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa.

(5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1

B. 1, 2, 3

C. 3, 4, 5

D. 1, 2, 5

1
28 tháng 7 2017

Đáp án là D

Cho các phát biểu sau: (1) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. (2) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa, vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới. (3) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

(2) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa, vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

(3) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.

(4) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

(5) Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng? 

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

1
2 tháng 5 2018

Chọn A.

(1) Đúng. Vì quần thể luôn chịu tác động từ nhân tố tiến hóa (ít nhất là có sự tác động của CLTN).

(2) Sai. Không có nhân tố tiến hóa, vốn gen không biến đổi, cũng không có sự sắp xếp lại trật tự gen và điều hòa gen nên không thể hình thành loài mới.

(3) Sai. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài. Ý này sai ở “sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài”, sự khác nhau giữa các nòi mới đúng.

(4) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể kể cả môi trường thay đổi hoặc không thay đổi.

(5) Đúng.

Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền...
Đọc tiếp

Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây giúp ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?

A. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.

B. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.

C. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.

D. Con lai chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.


 

1
14 tháng 3 2017

Đáp án A

Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục > Hình thành loài mới khi có sự cách ly sinh sản.

Trên quần đảo Gaiapagos có 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt: - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các...
Đọc tiếp

Trên quần đảo Gaiapagos có 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt:

- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?

A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài chim sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.


 

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài chim sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.

C. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.

D. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài chim sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài chim sẻ.

1
8 tháng 5 2018

 

Câu 40. Chọn D.

Giải chi tiết:

Phát biểu sai là D, sự khác biệt về kích thước mỏ của các loài chim là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên dựa trên nguồn biến dị của các quần thể, kích thước hạt không phải nguyên nhân trực tiếp

Chọn D

Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là phát biểu đúng? (1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. (2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần...
Đọc tiếp

Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là phát biểu đúng?

(1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

(2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

(3) Hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

(4) Một số cá thể của quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi tập tính giao phối thì các cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc.

(5) Các quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được các nhân tố tiến hóa làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.

A.

B.

C.

D.

1
17 tháng 1 2018

Chọn B

Các phát biểu đúng về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí là: 2,3,5

1,4 nói về quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí.

24 tháng 10 2017

Chọn đáp án C

Nội dung 1 sai. Hai loài chim này khi sống riêng có kích thước mỏ tương tự nhau chứng tỏ chúng cùng sử dụng 1 loại thức ăn.

Nội dung 2 sai. Khi sống chung cùng 1 môi trường kích thước mỏ của chúng có sự khác biệt chứng tỏ chúng được chọn lọc theo hai hướng khác nhau.

Nội dung 3 sai. Khi sống chung có sự cạnh tranh sẽ dẫn đến thu hẹp ổ sinh thái.

Nội dung 4 đúng.

13 tháng 8 2017

Chọn đáp án B.

(1) Sai vì tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

(2) Sai vì chướng ngại địa lí mới là nhân tố ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

(3) Sai vì điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.

(4) Đúng

(5) Sai vì đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, chọn lọc tự nhiên không cung cấp biến dị di truyền.