Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Trên cương vị là lãnh tụ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam, Hồ Chủ Tịch không có giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. + Lối sống giản dị thanh cao. Tuy là Chủ tịch nước nhưng Người luôn sống bình dị trong nhà sàn đơn sơ, mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu, đi đôi dép cao su và ăn uống vài món đạm bạc dưa cà.
tham khảo:
+ Trên cương vị là lãnh tụ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam, Hồ Chủ Tịch không có giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. + Lối sống giản dị thanh cao. Tuy là Chủ tịch nước nhưng Người luôn sống bình dị trong nhà sàn đơn sơ, mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu, đi đôi dép cao su và ăn uống vài món đạm bạc dưa cà.Em có suy nghĩ gì về đức tính kiên trì trong cuộc sống.
Bên cạnh rất nhiều đức tính quý báu của con người thì lòng kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nên thành công của chúng ta. Đức tính ấy qua bao đời nay vẫn luôn được con người gìn giữ, phát huy và trau dồi qua mọi thế hệ.
Kiên nhẫn là gì? Đó chính là từ ngữ mang ý nghĩa của lòng nhẫn nại, không quản ngại khó khăn, vất vả, bỏ cuộc khi phải đối đầu với thử thách. Kiên nhẫn đòi hỏi một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của con người, buộc họ dù có nghĩ rằng, không có con đường nào khác có thể đi thì cũng không thể bỏ cuộc
Lòng kiên trì là một đức tính tốt mà mọi người cần tích cực rèn luyện. Trong cuộc sống, sẽ luôn có những thách thức, rào cản khiến con người ta chùn bước. Thế nhưng, nếu như bạn có lòng kiên trì thì mọi thứ đều có thể thực hiện. Người đời có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ý chỉ tới lòng kiên trì. Có thể ngày hôm nay, ngày mai bạn chưa làm được điều bạn muốn, chưa đạt được ước mơ, thế nhưng mỗi ngày cố gắng từng chút, xây dựng, bồi đắp thì chắc chắn, trong tương lai bạn sẽ thành công.
Chẳng phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng không phải bỗng nhiên mà những thành công lại đến. Nếu như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, dù bị cụt cả hai đôi bàn tay nhưng vẫn kiên trì học viết, vượt khó nhờ đôi bàn chân thì thầy chẳng thể nào trở thành một tấm gương sáng cho biết bao thế hệ. nếu như, Bác Hồ cùng nhân dân Việt nam không kiên trì với quyết tâm giải phóng đất nước thì đã chẳng bao giờ có được một đất nước Việt nam hòa bình, yên ả đến vậy.
Đã có biết bao câu chuyện, họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đạt được giấc mơ của mình. Tuy bị bạn bè xa lánh, bị gia đình quay lưng, nhưng vì lòng kiên trì, đam mê, họ vượt qua tất cả mọi dị nghị để tiến lên. Như ông chủ của tập đoàn Alibaba, nếu ông không kiên trì với đam mê công nghệ, với việc học Tiếng Anh thì chắc có nhẽ, giờ đây chẳng ai biết đến ông là ai, thế giới sẽ không có được những công nghệ hiện đại đến vậy.
Lòng kiên trì chẳng phải tự nhiên mà có được, nó là một quá trình bồi đắp, xây dựng. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường có tâm lý “ cả thèm chóng chán”, lao vào một thứ gì đó yêu thích chỉ trong vài ngày, vài tháng nhưng khi gặp khó khăn, họ nhanh chóng từ bỏ. Nếu như mọi người kiên trì, vài tiếng mỗi ngày, suy nghĩ tìm ra phương án mới. Một bài toán khó chẳng thể dễ dàng tìm ra đáp số nếu như chỉ suy nghĩ một vài phút. “ thất bại là mẹ của thành công”, ngày hôm nay bạn chưa thành công, nhưng nếu kiên nhẫn theo đuổi, thành công sẽ đến bên bạn. Những tấm gương, tỉ phú được thành công như ngày hôm nay, chắc chắn rằng yếu tố kiên nhẫn góp phần không nhỏ trong cuộc đời họ.
Muốn ăn quả ngọt thì cần phải bỏ thời gian nuôi nấng, chăm sóc. Chẳng thể một hai ngày mà có thể thu ngay thành quả. Tuy nhiên, lòng kiên nhẫn cũng cần phân biệt với sự cố chấp. Nếu cứ bảo thủ, cố chấp theo đuổi những điều sai trái, thì lại là đi sai một con đường. Vì thế, cần rèn luyện tính kiên nhẫn nhưng biết dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc thì cuộc đời chúng ta mới có thể thành công được.
Đối với những người chỉ muốn ăn xổi, hay phụ thuộc vào người khác. Như các học sinh chỉ chăm chăm đợi chép bài của bạn thay vì bỏ thời gian ra suy nghĩ. Hay những người đồng nghiệp chỉ biết lấy thành quả của người khác mà áp dụng vào của bản thân thì mãi mãi, họ chẳng thể nào phát triển bản thân và sự nghiệp được.
Tóm lại, lòng kiên nhẫn là một đức tính tốt cần tích cực rèn luyện mỗi ngày, chịu khó đọc sách, tìm hiểu, tỉ mỉ từng chút một là phương pháp rất tốt để chúng ta tôi luyện lòng kiên nhẫn. Biết đợi chờ, điều hạnh phúc sẽ đợi bạn.
+ Mở bài:
– Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” để dạy con cháu mình tính kiên nhẫn, kiên trì trong công việc mà mình đang làm đang theo đuổi.
– Tính kiên nhẫn là điều không thể thiếu nếu bạn muốn hướng tới thành công bởi không có một con đường thành công nào không phải vượt qua gian nan, thử thách.
+ Thân bài
– Kiên nhẫn là gì? Kiên nhẫn hay nhẫn nại là trạng thái chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn không nôn nóng hay cáu giận,
-Người kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao không lùi bước trước những khó khăn, hay bị kiêu khích kích động.
– Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp bạn khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật.
– Đức tình kiên trì cần cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Người nông dân muốn trồng được hát gạo cũng phải trải qua những khó khăn của thời tiết. Nhà khoa học muốn nghiên cứu thành công cũng phải thực hiện rất nhiều lần, mày mò tìm tòi học hỏi mới phát minh ra những công trình khoa học vĩ đại được…
– Lòng kiên trì nhẫn nại cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại”
– Lòng kiên trì, nhẫn nại nhưng đặt nhầm chỗ nhầm hoàn cảnh sẽ khiến bạn mệt mỏi hao sức lực, tiền tài mà chỉ mang lại thất bại. Ví dụ như nếu bạn muốn làm ca sĩ nổi tiếng nhưng bạn lại không có tố chất về giọng hát hát rất chán, thậm chí là thảm họa âm nhạc như ca sĩ “ Lệ Rơi” đã từng trở thành hiện tương trong năm 2015-2016.
+ Kết luận
– Walt Desney là một nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng thế giới nhưng trước khi gặt hái được nhiều thành công như hiện nay ông đã từng nhiều lần bị chê là thiếu sáng tạo, bị sa thải khỏi tờ báo mà ông đang làm lúc bấy giờ Kansas City strar.
– Hay nhà nghiên cứu Thonmas Edison trước khi nghiên cứu thành công ra bóng điện ông đã thất bại rất nhiều lần và bị mọi người chê cười bởi ý tưởng điên rồ của mình.
– Rút ra bài học và liên hệ với bản thân mình.
Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nản lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng. Ví dụ như Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí. Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người. Là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao. Hãy nhớ rằng: "Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng".
Tham khảo:
Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó. Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác.
"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về người đi đường. Nhân vật ở trong bài chính là bác Hồ Chí Minh trong những ngày tháng gian lao cực nhọc ở trong tù. Mỗi ngày bác đều ở trong tù viết thơ. Đây chính là bài thơ của bác khi phải đi chuyển nhà tù từ nơi này đến nơi khác.Nhiều khi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi vì phải chịu cảnh đày ải rất khổ cực: "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích... đi mãi đi mãi mà không biết đi đâu về đâu.
Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông... qua gần ba mươi nhà tù" (Trần Dân Tiên). Vì thế, câu thơ được viết lên từ một hiện thực trần trụi của một con người từng trải nên vô cùng thuyết phục. Tới câu thừa đề, nhà thơ chỉ rõ ra sự vất vả, gian lao của đường đi khó. Phải đi từ nơi này đến nơi khác đi từ núi này sang núi khác.Cảnh núi non hiểm trở, trùng điệp cứ nối tiếp nhau chạy ra xa tít tắp mà không có điểm dừng. Vượt qua được dãy núi cao chót vót, trập trùng tưởng chừng đã thoát khổ nào ngờ những thử thách mới lại tiếp tục mở ra và đang chờ ở phía trước.Sự thấm thía về những chặng đường đã đi qua và những chặng đường gian nan đang tiếp tục đi tới. Đó là cả một hành trình không chỉ đòi hỏi con người có được một sức khỏe dẻo dai mà cao hơn còn cần có một ý chí, một nghị lực bền bỉ, một tinh thần vượt khó phi thường. Và cuối cùng Bác đã nỗ lực vượt lên chính mình để đi tới đỉnh cao chiến thắng.
Vượt qua được biết bao nhiêu là thử thách, vất vả với những chặng đường đi gập ghềnh, uốn khúc quanh co, nỗi nhọc nhằn đã lùi lại phía sau và người đi đường đã leo được lên đỉnh cao chót vót.
Câu thơ cuối đã phác họa thành công tư thế của con người chiến thắng. Tất cả vạn vật đã bỗng chốc thu nhỏ lại vào trong đôi mắt của người anh hùng. Nỗi nhọc nhằn vất vả vừa qua đã tan biến vào hư vô, thay thế vào đó là niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự đắm chìm hồn người vào trong cảnh vật thiên nhiên. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng, của sự vượt lên chiến thắng chính mình trước những vất vả, gian khó.
Bài thơ nói tới chuyện đường đi khó, hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ.
Tra gg đi sao phải hỏi