K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

Nét mới trong truyện ngắn Số phận con người khi miêu tả chiến tranh vệ quốc:

- Cốt truyện và chi tiết thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô lô- khốp, tôn trọng tính chân thật

    + Tác phẩm không tạo ra cái kết viên mãn, để đi tới kết thúc có hậu mà mở ra nhiều khó khăn, trở ngại để tìm kiếm hạnh phúc

    + Tác giả miêu tả chân thực chiến tranh, bộ mặt thật của nó là đau khổ, chết chóc

    + Tác giả tạo ra nhiều tình tiết nghệ thuật, để thể hiện chiều sâu tính cách nhân vật

- Nhân vật

    + Xây dựng nhân vật là những người bình dị, thậm chí nhỏ bé trong các mối quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh

    + Tác giả ví con người như hai hạt cát côi cút, bị bão tố thổi bạt tới những miền hoang

    + Từ hoàn cảnh đau khổ làm nổi bật con người với tính cách kiên cường, hồn hậu, đó là những người vĩ đại

6 tháng 10 2017
  • Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của văn học Xô viết. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn mới và cách mô tả mới hiện thực cuộc sống vô cùng phức tạp trong chiến tranh.
  • Tác giả đã sáng tạo hình tượng người anh hùng kiểu mới mang trên vai trách nhiệm nặng nề trước sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Xô viết, trước sự nghiệp hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.
  • Sô-lô-khốp miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me”. Nhân dân liên xô đã vượt qua muôn vàn khó khăn, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng loài người khỏi nạn diệt chủng của bọn phát xít.
  • Nhân vật Xô-cô-lốp, với thời gian cầm súng không nhiều, đã phải vượt qua bao gian khổ của thời chiến cũng như thời bình. Đó là người anh hùng vô danh, người chiến sĩ kiên cường với một trái tim nhân hậu.
  • Đặc sắc nghệ thuật của truyện: cách xây dựng kết cấu truyện lồng trong truyện, cách kể chuyện, tả cảnh, vẽ chân dung, phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật. Sự ngưỡng mộ và cảm thông của nhà văn được gửi gắm qua phong cảnh, cách miêu tả và lời trữ tình ngoại đề của người kể chuyện.
26 tháng 11 2018

- Sai

- Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Một vài tập thơ tiêu biểu như: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)…

29 tháng 3 2019

Hoàn cảnh và tâm trạng của An-đrây Xô- cô-lốp trước khi gặp bé Va-ni-a

- Năm 1944, sau khi thoát tù, Xô-cô-lốp mới biết tin vợ và con trai anh bị giết hại, niềm tin cuối cùng là A-na-tô-li cũng bị tên thiện xạ Đức giết chết

    + Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực, không biết đi về đâu, anh chọn làm lái xe cho nông trường

- Xô-cô-lốp tìm đến rượu dịu bớt nỗi đau dù anh biết tác hại của nó

- Anh khóc trước mặt chú bé Va-ni-la tội nghiệp, cũng là nạn nhân sau chiến tranh, lang thang, đói rách

→ Hai số phận cùng cực, nghiệt ngã được đặt cạnh nhau với mục đích tố cáo chiến tranh

Hình ảnh Xô-cô-lốp thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, nói lên giá đắt của chiến thắng, đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên.

5 tháng 5 2021

Mn ơi giúp mình với

26 tháng 7 2018

Đáp án: A

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.

8 tháng 10 2017

Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:

Năm 1944, sau khi thoát khỏi ách nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đă bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Bóc-lin. Nhưng đúng sáng ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.

Anh đã "chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức", "Trong người có cái gì đó vỡ tung ra", trở thành "người mất hồn". Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.

- Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau: "Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy". Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống - lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.

- Xô-cô-lốp không cầm được nước mắt trước hình ảnh cậu Va-ni-a. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.

Hình ảnh Xô-cô-lốp không những thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, mà còn nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên - đây là yếu tố tạo nên sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.


11 tháng 5 2017

Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bóng và lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng- ngẩng cao đầu mà sống, sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.

+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức - ông đã làm đúng thiên chức đó.

Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:

- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bóng và lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng- ngẩng cao đầu mà sống, sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã"; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.

+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức - ông đã làm đúng thiên chức đó.

- Sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đá chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đó là những tác phẩm làm sống lại trong tâm trí người đọc trong phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam bộ suốt hai mươi năm trời. Là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào yêu nước với những hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đẹp đẽ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), những lãnh tụ của ngàn quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù (Văn tế Trương Định)...

+ Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca hào hùng mà thiết tha về lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa kính tài, trước sau một lòng, dù khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn.

- Thơ Nguyễn Đình Chiểu có tính nghệ thuật cao

+ Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.

+ Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.



Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.

h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.

1
3 tháng 6 2018

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.

11 tháng 3 2016

Truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng tập trung chủ yếu nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Qua đó tác giả ca ngợi tình cha con thắm thiết, sâu nặng.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ cái giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng “Ba!” không được đáp. Bé Thu hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, noa càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn “hai tay buông xuống như bị gãy”. Có những tình huống, tưởng chừng như thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng “Ba”. Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng “Ba” mà ông Sáu chờ đợi.

Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sau và cả người đọc đau lòng suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi “Ba” của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông “ khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười”.

Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu hết những tình huống éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm nhận được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba- người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải là người đàn ông xưng là “ba”.

Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc về lai lịch vết thẹo trong lòng, Thu vỡ lẽ ra đó thực là ba mình. Trăn trở, dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng “Ba...a...a...ba!” vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng ba mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc ngẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. “Nó hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả cái vết thẹo dài bên má của nó nữa”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.

Đối với người cha, đó là tiếng “ba” đầu tiên cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đó tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông “ gỡ rồi phần nào tâm trạng”, nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên lấy chiếc lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho lược thêm bóng, thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con – cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh chiếc lược ngà được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt. Tác phẩm mang giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp.