Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình đã từng làm qua bài này.Mình có dàn ý đây,bạn đọc nhé!
MB:Văn chương là 1 điều vô cùng quan trọng của cuộc sống.Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống của chúng ta.Văn chương là nguồn gốc của tình cảm và lòng vị tha.Văn chương còn góp phần xây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp.Ý nghĩa này cũng đc nhà văn Hoài Thanh nói tới trong bài Ý nghĩa văn chương(hình như tên này do người soạn sách đặt) nằm trong tác phẩm :Thi nhân Việt Nam.
TB:Thế nào là văn chương?
-Văn là gì?Văn là vẻ đẹp
-chương là gì?Chương là vẻ sáng
Dẫn chứng:Lời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương(Phan Kế Bính)
-Nghĩa rộng:bao gồm cả văn học, sử học,triết học,...
-Nghĩa hẹp:Vẻ đẹp của nghệ thuạtcủa câu thơ, câu văn,...
*Nguồn gốc của văn chương:
-Là lòng thương người
-Thương cả muôn vật muôn loài
-là hiện thực cuộc sống của chúng ta
*Tác dụng của văn chương:
(Đoạn :Văn chương là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng...Văn chương còn tạo ra sự sống...Rộng rãi thêm trăm nghìn lần)(Đoạn này sgk lớp 7 có đó)
-VĂn chương khơi dậy những xúc cảm cao thượng trong mỗi chúng ta
-Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sốngtinh thần nhân loại
KB:Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học,kết hợp nhuần nhuyễn với xúc cảmn tinh tế của tác giả.Ta có thể thấy thái đọ và tình cảm của tác giả đc bộc lộ rõ trong bài văn này.Ông rất am hiểu văn chương và đã dùng lí lẽ để bày tỏ quan điểm của mình.Qua quá trình lập luận, phân tích, thái đọ của ổngtc sau như 1:Trân trọng và đề cao giá trị của văn chương.Tác giả khẳng định thế giới văn chương thậtkì diệu và rộng lớn, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.Nếu như trên thế giới ko có văn chương thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và bực bội đến như thế nào nữa.Gọn lại, văn chương là 1 yếu tố vô cùng quan trọng của cuộc sống.
Chúc bạn làm bài đạt điểm cao!
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Tham khảo:
Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.
Nội dung:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Ý nghĩa văn chương:Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Đức tính giản dị của Bác Hồ: ự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị của một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.
Sự giàu đẹp của Tiếng việt: Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
Tinh thần yêu nc của nhân dân ta:
Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:
-
Bố cục chặt chẽ: đầy đủ ba phần rõ ràng, mạch lạc, cân đối.
-
Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
-
Lời văn chặt chẽ, logic, hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
-
Nội dung là:
Ý nghĩa văn chương:
- Giá trị nghệ thuật :
Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
+Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Giá trị nội dung :
Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.
Đức tính giản dị của Bác Hồ:
-NT:Bằng nghệ thuật nghị luận đặc sắc, bài văn vừa có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành của người viết. Tác giả đã làm sáng rõ: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ.
-ND:Giản dị là lối sống không xa hoa, không cầu kì, không đòi hỏi quá mức. Đây là một trong những đức tính cần thiết của con người trong cuộc sông hằng ngày và cũng là nét đẹp của nhân cách con người. Là HS chúng ta luôn phải có ý thức rèn luyện cho mình lôi sống giản dị. Chỉ có sự giản dị mới khiến mọi người nể phục và yêu thương, giúp chúng ta dễ dàng hòa đồng trong cuộc sống.
Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất kì công dân nào, từ xưa cho đến bây giờ, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp. Sự phong phú của tiếng Việt là một điều chắc chắn, tiếng Việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến. Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng Việt xứng đáng là sự giàu có của Việt Nam
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.