Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khi gảy đàn, tai ta nghe được âm thanh do dây đàn phát ra, chứng tỏ âm thanh từ dây đàn đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.
- Khi gõ vào âm thoa, tai ta nghe được âm thanh do âm thoa phát ra, chứng tỏ âm thanh từ âm thoa đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.
Một thí nghiệm khác chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất rắn:
- Có 3 bạn A, B, C với A, C đứng bên ngoài bức tường, B đứng phía trong bức tường và áp sát tai vào tường.
- Bạn A gõ nhẹ vào bên ngoài bức tường sao cho bạn C đứng cạnh bạn A không nghe thấy, bạn B đứng áp tai vào bên trong bức tường thì bạn B nghe thấy tiếng gõ.
Chứng tỏ âm truyền được trong chất rắn rất tốt.
Khi người ta gõ vào một âm thoa thì âm thoa đặt gần đó cũng dao động theo chứng tỏ sóng âm truyền được trong môi trường chất khí và có sự lan truyền dao động đến các vật khác.
- Điều kiện tiến hành thí nghiệm ở hai cốc có sự khác nhau về điều kiện chiếu sáng:
+ Cốc A không được chiếu ánh sáng.
+ Cốc B được chiếu ánh sáng.
- Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí? Chất khí đó là gì? Hiện tượng gì xảy ra khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm?
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí.
+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen. Do cốc B được chiếu ánh sáng nên cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen. Oxygen nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành bọt khí nổi lên trên.
+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Tàn đóm đỏ khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy trở lại. Do đó: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng tàn đóm bùng cháy; còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đóm bùng cháy.
Bóng của vật cản sáng bao gồm một hình tròn màu đen và viền xám mờ bao quanh in trên màn chắn. Vì phía sau vật cản sáng có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng và có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Khi người ta bật loa phát nhạc (với âm lượng vừa) thì ta sẽ quan sát thấy ngọn lửa của cây nến sẽ dao động. Vì khi loa phát ra âm thanh thì màng loa dao động, dao động của màng loa làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí quanh ngọn nến liên tục nén, dãn xen kẽ nhau khiến chúng ta nhìn thấy ngọn nến như dao động cùng tiếng nhạc.
Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước ta vẫn còn nghe thấy tiếng chuông báo thức âm truyền được trong chất lỏng.