K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2019

Có 2 phân tử có liên kết cho - nhận là: SO2, CO → Chọn C.

CÁC CAO NHÂN HÓA GIÚP EM VỚI A. Mở đầu về liên kết hóa học 1. Vì sao các nguyên tố khí hiếm bền vững và tồn tại được ở dạng đơn chất? 2. Các nguyên tử của các nguyên tố khác thường có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng? Cấu hình e không bền như khí hiếm chúng phải làm sao để đạt được cấu hình e bền vững? 3. Các muối NaCl, CaCO3, Al2O3… chúng ta thường thấy trong tự nhiên thuộc loại đơn chất hay hợp...
Đọc tiếp

CÁC CAO NHÂN HÓA GIÚP EM VỚI

A. Mở đầu về liên kết hóa học

1. Vì sao các nguyên tố khí hiếm bền vững và tồn tại được ở dạng đơn chất?

2. Các nguyên tử của các nguyên tố khác thường có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng? Cấu hình e không bền như khí hiếm chúng phải làm sao để đạt được cấu hình e bền vững?

3. Các muối NaCl, CaCO3, Al2O3… chúng ta thường thấy trong tự nhiên thuộc loại đơn chất hay hợp chất? Trong đó bao gồm các nguyên tố thuộc loại gì?

4. Các nguyên tử kim loại có khuynh hướng như thế nào để đạt được cấu hình e bền vững? Các nguyên tử phi kim có khuynh hướng như thế nào để đạt được cấu hình e bền vững?

5. Các đơn chất Cl2, H2, N2, O2 tồn tại được vì sao?

B. Liên kết ion

I. Tìm hiểu sự hình thành ion

1. Nguyên tử trung hòa điện, nếu nguyên tử nhường hay nhận e nó sẽ trở thành phần tử như thế nào?

2. Nguyên tử kim loại nhường e tạo thành phần tử mang điện gì? Phần tử mang điện đó gọi là gì?

3. Nguyên tử phi kim nhường e tạo thành phần tử mang điện gì? Phần tử mang điện đó gọi là gì?

4. Ion là gì? Cho ví dụ. Thế nào là ion đơn nguyên tử? Thế nào là ion đa nguyên tử?

5. Viết cấu hình e nguyên tử Na (Z=11); Mg (Z=12); Al (Z=13) và các ion tương ứng tạo thành. So sánh số lớp e của nguyên tử và ion đó. Viết quá trình hình thành các ion trên.

6. Viết cấu hình e nguyên tử Cl (Z=17); O (Z=8); N (Z=7) và các ion tương ứng tạo thành. (Z=17). So sánh số lớp e của nguyên tử và ion đó. Viết quá trình hình thành các ion trên.

II. Tìm hiểu sự tạo thành liên kết ion

6. Xét sự tạo thành phân tử NaCl. Phân tử này được tạo thành như thế nào? Ion Na+, Cl- gặp nhau có tương tác gì xảy ra? Liên kết giữa Na+ và Cl- gọi là liên kết gì?

7. Viết phương trình hóa học khi đốt Na trong khí Cl2 ghi rõ sự di chuyển e từ Na sang Cl2.

8. Định nghĩa liên kết ion. Từ sự hình thành liên kết ion giữa Na, Cl. Hãy dự đoán liên kết ion thường được tạo bởi những nguyên tử nào?

9. Viết sơ đồ giải thích sự hình thành liên kết ion cho các hợp chất ion sau: KCl, MgCl2, Al2O3.

10. Tính hiệu độ âm điện giữa các liên kết trong phân tử NaCl, KCl, Al2O3. Từ dó suy ra đối với các liên kết ion, hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử tạo liên kết là bao nhiêu?

C. Liên kết cộng hóa trị

I. Tìm hiểu liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.

1. Xét các phân tử đơn chất: H2, N2

a) Nguyên tử H có 1e, để đạt được cấu hình e bền vững, nguyên tử H cần có thêm bao nhiêu e? Nguyên tử H không thể nhường hay nhận e, vậy để tạo được phân tử H2 mỗi nguyên tử H phải làm gì? Biểu diễn công thức e, công thức cấu tạo của phân tử H2. Liên kết giữa 2 nguyên tử H2 là liên kết gì?

b) Mô tả sự hình thành phân tử N2. Biểu diễn công thức e, công thức cấu tạo của phân tử N2. Liên kết giữa 2 nguyên tử N2 là liên kết gì?

CTPT

Sự tạo liên kết hình thành phân tử

Công thức e

Công thức cấu tạo

H2

N2

2. a) Liên kết hóa học hình thành trong phân tử H2, N2 gọi là liên kết công hóa trị. Hãy nêu khái niệm liên kết cộng hóa trị.

b) Khi tạo liên kết, mỗi nguyên tử H, N có tích điện không? Vì sao? Vậy liên kết cộng hóa trị trong phân tử H2, N2 được gọi là gì?

II. Tìm hiểu liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau.

2. Xét phân tử HCl, CO2

a) Để tạo phân tử HCl, nguyên tử H và Cl phải làm gì? Liên kết này có cặp e chung như thế nào? Người ta gọi đây là liên kết gì? Viết sơ đồ hình thành liên kết, công thức e, công thức cấu tạo của HCl.

b) Để tạo phân tử CO2, nguyên tử C và O phải làm gì? Liên kết giữa C và O được tạo bởi mấy cặp e chung? Viết sơ đồ hình thành liên kết, công thức e, công thức cấu tạo của HCl.

4. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử Cl2, H2O, NH3, C2H4, C2H2

5. Tính hiệu độ âm điện giữa các liên kết trong phân tử N2, NH3, HCl. Có kết luận gì về mối quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị với hiệu độ âm điện?

6. Tính hiệu độ âm điện giữa các nguyên tử trong các chất: Cl2, HCl, NaCl. Nêu quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.

0
17 tháng 9 2019

1. Để giải thích cấu trúc hình học của phân tử H2O, thuyết lai hóa cho rằng nguyên tử O ở trạng thái lai hóa tứ diện sp3.

​​ ​​ ​​

Sự hình thành các liên kết trong phân tử H2O được giải thích như sau:

Hai obitan lai hóa chứa electron độc thân sẽ xen phủ với 2 obitan 1s của 2 nguyên tử H tạo thành 2 liên kết .

Hai obitan lai hóa chứa cặp electron của O không tham gia liên kết hướng về hai đỉnh của hình tứ diện.

2. Do 2 cặp electron không liên kết trên nguyên tử O chỉ chịu lực hút của hạt nhân nguyên tử O nên 2 cặp electron này chiếm vùng không gian rộng hơn so với 2 cặp electron liên kết (chịu lực hút của hai hạt nhân). Do vậy nó tạo ra lực đẩy đối với đám mây các cặp electron liên kết, làm các đám mây này hơi bị ép lại, do vậy góc liên kết thực tế là 104,50 nhỏ hơn so với góc của tứ diện đều.

24 tháng 9 2019

1. 1s22s22p63s23p5=> Clo

2. \(\left\{{}\begin{matrix}P+E+N=82\\P+E-N=22\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=82\\2Z-N=22\end{matrix}\right.\)=> Z=26, N=30

=> [Ar]3d64s2

↑↓

3d6

↑↓

4s2

=> 4 e độc thân

12 tháng 10 2019

Bài 1:

a. Nguyên tử A:CHE: 1s22s22p63s23p5

Kí hiệu nguyên tố: Cl (Z=17)

b.Nguyên tử B:CHE: 1s22s22p63s23p64s1

Kí hiệu nguyên tố: K (Z=19)

1/ Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Hạt nhân nguyên tử đc cấu tạo nên bởi các hạt p, e, N B. Trong nguyên tử số hạt p bằng số hạt e C. Số khối A là Tổng số p ( Z) và số Nơtron (N) D. Nguyên tử đc cấu tạo nên bởi các hạt p, e, N 2/ Nhận định nào sau đây đúng? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm các hạt e chuyển động xung quanh hạt nhân mang điện tích dương B. Khối lượng nguyên tử tập...
Đọc tiếp

1/ Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Hạt nhân nguyên tử đc cấu tạo nên bởi các hạt p, e, N

B. Trong nguyên tử số hạt p bằng số hạt e

C. Số khối A là Tổng số p ( Z) và số Nơtron (N)

D. Nguyên tử đc cấu tạo nên bởi các hạt p, e, N

2/ Nhận định nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm các hạt e chuyển động xung quanh hạt nhân mang điện tích dương

B. Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở nhân, bao gồm khối lượng p, e, N

C. Nguyên tử nhỏ nhất là He, có bán kính khoảng 0,053 nm

D. Điện tích của proton đc dùng làm điện tích đơn vị và có giá trị 1-

3/ Phát biểu nào sai?

A. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton

B. Nguyên tử có cấu hình e ngoài cùng là 3s2 có số hạt mang điện tích dương là 12

C. Các phân lớp e đã bão hoà là s2, p6, d10, f14

D. Hạt nhân các nguyên tử là mà số p bằng số n thì có số khối là số lẻ

1
1 tháng 10 2018

1A 2C 3D