K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2019

Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.

Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .

20 tháng 1 2017

+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.

1 tháng 8 2019

- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác

- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…

- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:                            "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,                             Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.                               Ngoài rèm thước chẳng mách tin,                       Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?                            Đèn có biết dường bằng chẳng biết,                                 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.           ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

                            "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

                             Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

                               Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

                       Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

                            Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

                                 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

                                     Buồn rầu nói chẳng lên lời,

                          Hoa đèn kia với bóng người khá thương."

1. Từ "chẳng" được lặp lại nhiều lần trong văn bản nhằm mục đích gì?

2. Phân tích ý nghĩa của các hình ảnh "hoa đèn"," bóng người". Hình ảnh "bóng người" khiến anh chị liên tưởng đến chi tiết nào trong tác phẩm của Nguyễn Dữ.

5. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của anh chị  về tình cảnh của người chinh phụ trong văn bản.

1
8 tháng 5 2020

1.Từ  ''chẳng'' được lặp lại nhiều lần để thể hiện một cách sâu đậm  hơn  lời tâm sự , lời than thở về  nỗi nhớ người chồng của nàng ,  giãi bày, bộc bạch , nói lên nỗi lòng của nàng trong cảnh lẻ loi, đơn chiếc, một mình cô đơn vò võ chờ chồng từ chiến trận trở về.

2.

- Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này

- Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.

- Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ

-Thay vì đèn, tác giả lại nói “hoa đèn” để liên tưởng tới sự tàn lụi, cạn dầu tương đương với cảnh người phụ nữ đợi chờ tới héo hon, thanh xuân qua đi từng ngày.

-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.

=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi

-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.

=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi


 

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

1
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao

 

28 tháng 6 2018

Có lẽ dễ tưởng rằng nỗi lòng người vợ có chồng chinh chiến xa xôi là một nội dung văn chương phổ thông khắp nơi trên mặt đất, nhưng thực ra không phải vậy! Người da trắng thời La-mã viễn chinh tưng bừng, rồi trong năm sáu trăm năm nay lại viễn chinh tưng bừng. Bao nhiêu Tây chồng vượt đại dương đi đánh... thế giới, mỗi lần đi vừa xa vừa lâu, Tây lại rất chịu khó viết tiểu thuyết, thế mà văn học Tây không có tác phẩm lớn nào về nỗi mong mỏi chồng của bao nhiêu Tây vợ! Viễn chinh mà không vượt biển thì đến nay vẫn chưa ai phá nổi thành tích của người Mông Cổ. Không nghe nói văn học Mông Cổ có kiệt tác như Chinh phụ. Rồi người Tàu tuy không đi đánh thật xa như Tây hay Mông Cổ nhưng những cuộc nam chinh của họ cũng đáng kể lắm, Tàu viết lách càng chịu khó hơn Tây, thế mà thật đông đảo văn thi nhân cũng chỉ để lại một số bài thơ ngắn chứ không người nào viết ra được thứ gì như Chinh phụ...

Vào thời Đặng Trần Côn ở Bắc Hà nhiều giặc giã, hẳn ông đã lấy cảm hứng từ những lần chúa Trịnh sai tướng mang quân đi đánh dẹp. "Chàng" đi không xa không lâu tí nào, thế mà lòng "thiếp" cảm sâu sắc đến nỗi có văn nhân mượn đem viết thành tác phẩm kích thích được văn nhân khác làm nên kiệt tác để đời. A, ở đây hoàn cảnh bé cảm xúc lớn mới là hay, chứ hay hớm gì chuyện xảy ra ngược lại! Và hễ có cảm xúc lớn rồi, ta cứ việc vay "đồ Tàu" mà dựng lên một cái "khung" thật hoành tráng cho xứng, chứ ngại gì!

Dân tộc Việt Nam không chỉ trường thi mà còn trường ca về nỗi lòng chinh phụ: Hòn Vọng Phu của Lê Thương đấy. Lời ca mới vĩ đại sao, và hiển nhiên tương ứng với cảm xúc trong lòng người chứ không liên quan gì đến thực tế sử địa.

Tuy Chinh phụ phác họa một hình ảnh lứa đôi quý tộc, nhưng cái tâm sự của "thiếp" cơ bản vượt giai cấp, đại khái cũng chính là nỗi niềm của vợ lính quèn.

Cuối cùng, vì khúc ngâm diễn một tâm sự chứ không phải kể một câu chuyện, khi đọc ta chớ sốt ruột chờ diễn biến. Và vì tình cảm nhớ nhung thì nhớ rồi lại nhớ, nên khi gặp chỗ lặp lại ta cũng chớ phàn nàn... Hay nhất cho ta người đọc, là cố tận cảm những lời hết sức gợi cảm trong bản dịch thơ tuyệt tác của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích.