Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
Mở bài:
Lựa chọn giới thiệu về danh lam thắng cảnh đó ( Tràng An, Hạ Long, Thành nhà Hồ, Dinh Bảo Đại…)
Cảm nhận chung về danh lam, thắng cảnh đó
Thân bài:
* Vị trí địa lý
Nơi tọa lạc, địa chỉ
Diện tích danh lam thắng cảnh
- Cảnh vật xung quanh
- Di chuyển bằng phương tiện gì thích hợp
* Lịch sử hình thành
Thời gian xuất hiện
- Do ai xây dựng, mất bao lâu xây được công trình đó
* Cảnh bao quát đến chi tiết:
- Từ bao quát: nổi bật nhất là cảnh gì, cảnh xung quanh
Cảnh chi tiết: Cấu tạo, bao gồm các phần nào, cách trang trí ra sao
* Giá trị văn hóa, lịch sử
- Lưu giữ: nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta
+ Tô điểm cho thành phố, mảnh đất nào
+ Điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về danh làm thắng cảnh đó
Nếu phải thuyết minh một di tích, thắng cảnh của đất nước:
- Giới thiệu về di tích, thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật…
- Thuyết minh đặc điểm, giá trị của di tích, thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu…
- Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ logic… phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên trình tự kết cấu.
- Khẳng định, nhấn mạnh đặc điểm giá trị của đối tượng thuyết minh
- Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:
+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội
+ Gió heo may khắp các con phố dài
+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.
- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho tôi là một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se lạnh của gió heo, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca, Bạch Đằng hải khẩu, Đại cáo Bình Ngô, Cây chuối, Dục Thúy Sơn, Cảnh ngày hè...
+ Côn Sơn ca: khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt nhiên, cảnh trí Côn Sơn với tác giả như là người bạn tâm giao. Âm điệu tươi vui, khỏe khoắn, thảnh thơi
+ Cây chuối: thể hiện cốt cách đa tình người thi sĩ. Một thứ tình yêu nhưng tình yêu cấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín
+ Cảnh ngày hè: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi.
Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…
Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:
- Lịch sử hình thành
+ Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống
Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng
+ Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)
- Qúa trình sản xuất gốm
Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)
+ Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”
- Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm
Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)
Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga
Hình thành thương hiệu
Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài