Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đứng sau đó tạo nhịp điệu dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ nói riêng, của mọi người nói chung.
+Hình ảnh cây tre lặp lại nhưng mang thêm ý nghĩa mới, tạo ấn tượng. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lí tưởng mà Bác đã chọn cho dân tộc.
Em thấy hoa quanh lăng Bác rất đẹp, nó được thay đổi bằng các loài hoa theo những mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em…
Chúng ta nên hiểu đoạn thơ trên như thế nào?
Các loài sinh vật muôn tồn tại và phát triển phải gắn bó với môi trường mình sống. Cũng như:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.
Mỗi mùa hoa nở rộ, chắc hẳn các bạn đều thấy loài ong bay lượn khắp nơi bởi lẽ hoa chính là nguồn sống. Còn gì thích thú hơn khi ngắm nhìn đàn cá tung táng bơi lội, thân hình lấp lánh dưới làn nước trong veo. Bầu trời xanh mênh mông và không khí thoáng đãng là môi trường sống của chim. Thật thanh bình khi trên nền trời chấp chới những đàn chim đang sải cánh và mỗi buổi hoàng hôn, ánh nắng hắt lên viền quanh cánh chim chiều như vạng hào quang rực rỡ. Cánh chim chắc phải yêu biết mấy bầu trời sống của nó. Phải chăng vì vậy mà đã có một lần, Tố Hữu khóc thương cho con chim bị chết trong lồng vì mất tự do.
Rõ ràng hai câu thơ mở đầu đã nêu lên mối quan hệ tự nhiên giữa sinh vật và môi trường sống. Các loài vật tách rời khỏi môi trường sống thì sẽ chết, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Đúng vậy, con cá không thể sống trên cạn, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng chật hẹp. Chỉ qua hai cau thơ, Tố Hữu đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm yêu thương, gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.
Nếu hai câu đầu nói về quy luật của tự nhiên, hai câu thơ sau nhà thơ khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống con người:
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Bằng lời thơ ngọt ngào, tình cảm, tác giả đã khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu đúng đắn thế nào là tình đồng chí, tình anh em. Nói đến tình đồng chí là nói đến tình cảm của những người bạn bè, những người cùng chí hướng và lí tưởng với mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó mà chúng ta cảm thấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Nói đến đồng chí là nói đến những người luôn giúp đỡ nhau, yêu thương che chở cho nhau như những người ruột thịt. Cũng như thế, nói đến tình anh em trong họ hàng, làng xóm:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Tình cảm ấy từ xưa đã sâu nặng đối với mỗi người chúng ta. Đó chính là tình anh em ruột thịt trong gia đình, tình cảm anh em trong họ hàng, làng xóm.
Tại sao con người muốn sống thì “phải yêu đồng chí, yêu người anh em,”? Câu hỏi ấy được trả lời qua nhiều thế hệ từ xưa đến nay.
Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết đối với con người như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Chúng ta phải hiểu con người muốn sống thì phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Thật bất hạnh khi con người không có tình yêu thương. Chính tình yêu thương đã quyết định sự tồn tại của con người. Dường như tình cam ấy đã thấm sâu trong máu thịt của mỗi người. Con người không có tình yêu thương sẽ cô độc biết bao, lẻ loi biết bao. Người đó sẽ phải một mình chống lại tất cả khó khăn rồi cuối cùng sẽ gục ngã vì không có tình yêu thương hay nói đúng hơn là không được yêu thương. Như những năm đất nước ta còn bị chiến tranh, các chiến sĩ cách mạng sống cô đơn trong tù. Họ đã phải thốt lên: “Cô đơn thay là cảnh thân tù" nhưng khi nghĩ đến đồng bào, đồng chí anh em, đến Tổ quốc thì dường như họ được tiếp thêm sức mạnh, giúp họ đứng vững trước khó khăn. Đọc tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam chúng ta thấy Sơn là một em bé giàu tình yêu thương, luôn giúp đỡ bạn. Và khi làm được một việc tốt, cho bạn chiếc áo mặc cho đỡ rét, “lòng Sơn bỗng thấy vui vui”. Tình cảm đó thật cảm động. Không có tình thương thì làm sao mẹ của Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền. Không có tình thương thì bà lão hàng xóm đã không thể cho chị Dậu (Nhân vật trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) bát gạo mặc dù bà lão rất nghèo khổ. Bé Hồng, một em bé mồ côi cha, xa mẹ, hàng ngày lại bị gieo rắc những ý nghĩ xấu về mẹ mà vẫn luôn thương nhớ, kính trọng mẹ, khao khát được ở bên mẹ. Chắc hẳn bé Hồng phải yêu mẹ lắm và tình cảm ấy phải vô cùng sâu nặng thì em mới dám một mình chống lại hu tục phong kiến. Những tình cảm ấy trong xã hội đen tối đáng quí và đánh kính biết bao. Và đây nữa, hành động của bác Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của 0 Hen-ri là đỉnh cao của tình yêu thương. Chính vì yêu thương Giôn-xi, bác Bơ-men đã hi sinh cuộc sống của mình để cứu mạng sống của cô.
Quả thật, tình yêu thương đã khiến con người đẹp hơn, vĩ đại và đáng kính trọng hơn. Rõ ràng để có được cuộc sống cao đẹp ấy, chúng ta phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, che chở nhau, đoàn kết với nhau. Hãy giữ lấy tình cảm yêu thương giữa con người với con người bởi lẽ đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, cũng như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời.
Bản thân mỗi chúng ta cũng được hưởng tình yêu thương của người thân trong gia đình, của thầy cô bè bạn. Đáp lại, chúng ta phải giúp đỡ, chan hòa với bạn, yêu kính bố mẹ, thầy cô và những người thân. Mỗi chúng ta hãy giữ gìn và trân trọng những tình cảm trong sáng ấy để tâm hồn mãi vui tươi. Bốn câu thơ mở đầu của bài Tiếng ru cua Tố Hữu đã nêu lên một vấn đề xã hội, đó là tình yêu thương của con người với con người, có lòng yêu thương con người sẽ tồn tại và hạnh phúc.
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau.
Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Bài thơ đúng là Tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Mỗi người hayvật đều có công việc của mình vì vậy hãy cố gắng làm thật tốt nó
Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm tác giả thấy xúc động đến “nôn nao”. ý đối lập với hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. Mẹ đem đến cho con cả cuộc đời, trong lời hát mẹ chắp cho con đôi cánh để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả và người mẹ thật đẹp đẽ biết bao.
Trong đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng rất nổi bật biện pháp tu từ nhân hóa : "Thời gian chạy qua tóc mẹ" , thời gian đâu có biết chạy nhảy , tác giả đã Việt hóa câu thơ trên để làm cho bài thơ thêm sinh động , cô đọng , hàm súc . Ý muốn nói là mẹ đã càng ngày 1 già đi , tóc mẹ đã trắng bệch ,lưng mẹ đã còng , con đã 1 ngày 1 khôn lớn , mẹ hi sinh thanh xuân của mình cho con lớn lên , cho con 1 ngày 1 thêm cao . Những công lao của mẹ không thể tính được bằng tiền , vì nó là vô giá , tình yêu thương của mẹ đối với con không tính được bằng vàng vì nó nhiều bao la . Bao nhiêu yêu thương , tình cảm , mẹ đều dành hết cho con , không để ý là mình đã 1 ngày 1 già đi , 1 ngày 1 yếu sức .
# Search đc ko bạn ??
Bài 1:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
-> Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:
Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Bài 1: Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
a) phép ản dụ
tác dụng : nhấn mạnh con người nếu ko biết sống đoàn kết thì sẽ ko tạo nên được sức mạnh to lớn
b)Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được.Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt.Vì vậy , chúng ta phải sống biết đoàn kết ,tạo nên 1 tập thể vững chắc khi ấy mới tạo nên được thành tựu và ước mơ mong muốn
Viễn phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương bình dị, đằm thắm mang đậm tính cahs Nam Bộ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến…nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ “Viếng lăng Bác” độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình ý đẹp, bởi lời hay. Đặc biệt ở hai thơ cuối thể hiện sâu sắc và cảm động tinh thần kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình bồi đắp thêm cho vẻ đẹp của đất nước:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Đã từ rất lâu, cũng như các chiến sĩ và đồng bào miền Nam xa xôi, Viễn Phương luôn khao khát được viếng thăm lăng Bác, được trở về với người cha già vĩ đại. Nhưng cuộc chiến kéo dài, kẻ thù còn ngoan cố nên đến sau ngày đất nước giải phóng, ông mới có dịp thực hiện ước nguyện ấy.
Tác giả đến với lăng Bác trong tâm trạng bùi ngùi, vừa cảm thương, tiếc nuối vì người đã ra đi mãi mãi vừa cảm thấy tự hào, thỏa nguyện vì đã được trở về với tinh thần vĩ đại của dân tộc, trở về với nguồn sức mạnh thiêng liêng. Bước vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
Khổ thơ được bắt đầu với việc tả thực hình ảnh của Bác. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận như Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Tất cả gợi nên một khung cảnh thiêng liêng, vô cùng thành kính. Sự tĩnh mịch đến phi thường, không âm thanh, chỉ có ánh sáng, đủ sức đưa con người đi vào tâm tưởng.
Cái ranh giới mỏng manh giữa sự hiện hữu và hư vô càng khiến cho không gian trở nên huyền ảo. Vầng trăng tỏa sáng lung linh quanh linh cữu của Người, cùng đồng hành với người trong thế giới siêu nhiên. Hình ảnh“vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác
Trăng đối với Bác thân thiết như người bạn, người đồng chí trên mọi nẻo đường. Trong thơ Bác, ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, người chiến sĩ yêu nước Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình vào thiên nhiên tạo hóa với bao tình yêu thương nồng hậu. Hình ảnh vầng trăng, biểu tượng của thiên nhiên rộng lớn và tươi đẹp luôn ăm ắp trong thơ Người lúc nhàn hạ, thảnh thơi:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.