K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2016

đáp án của mik 2p=180 : p=90% năm mong bạn ủng hộ

21 tháng 3 2016

giả sử số người trong phòng là 100 (hay 100%) 
+Ban đầu: gọi số người đứng là p% <100 
--> số người ngồi : 100-p 
+ sau khi thực hiện như đề bài thì 
Đứng =(100-p)/4+3p/4=70 
100-p+3p=280 
2p=180 
p=90%

10 tháng 4 2021

Ba chiếc ghế trống chiếm số phần là:

\(1-\dfrac{2}{3}=\dfrac{1}{3}\)

\(\dfrac{2}{3}\) số lượng ghế là:

\(3\times2=6\)(ghế)

\(\dfrac{1}{4}\) số người là: 6 (người)

Tổng số người tham gia buổi hội thảo là:

 \(6\times4=24\)(người)

Số người đang đứng là: 

\(24-6=18\)(người)

Đáp số: 18 người

 

11 tháng 4 2021

Cam on ban

 

Bộ tộc ăn thịt người tổ chức chuyến săn trong rừng rậm và bắt được ba người đàn ông. Chúng cho họ cơ hội thoát chết duy nhất.Các con tin bị trói vào cột theo hàng sao cho người đứng cuối có thể nhìn thấy phía sau của hai người trước, người đứng giữa nhìn thấy người đứng đầu tiên còn người đứng đầu không thấy ai. Chúng lấy ra 5 chiếc mũ, hai chiếc màu đen và ba chiếc màu...
Đọc tiếp

Bộ tộc ăn thịt người tổ chức chuyến săn trong rừng rậm và bắt được ba người đàn ông. Chúng cho họ cơ hội thoát chết duy nhất.

Các con tin bị trói vào cột theo hàng sao cho người đứng cuối có thể nhìn thấy phía sau của hai người trước, người đứng giữa nhìn thấy người đứng đầu tiên còn người đứng đầu không thấy ai. Chúng lấy ra 5 chiếc mũ, hai chiếc màu đen và ba chiếc màu trắng.

Chúng bịt mắt họ, đội mũ cho từng người và giấu hai chiếc còn lại. Sau đó, 3 người được gỡ bịt mắt. Như vậy, người đứng cuối có thể thấy hai người đứng trước đội mũ màu gì nhưng không biết màu mũ của bản thân, trong khi người đứng giữa chỉ biết màu của chiếc mũ người đứng đầu đang đội.

Bộ tộc ăn thịt nói với ba người đàn ông rằng, chúng sẽ tha mạng cho người đoán đúng màu của chiếc mũ họ đang đội. 

Người đứng cuối nói "Tôi không biết". Người đứng giữa cũng nói "Tôi không biết". Người đứng đầu tiên nói "Tôi biết", dù anh ta không thấy màu mũ của bất kỳ ai.

Vậy, anh ta đội mũ màu gì và làm sao biết được?

1
7 tháng 2 2017

Cả 3 người đều biết có 2 mũ đen và 3 mũ trắng.Người cuối cùng nhìn thấy chiếc mũ của 2 người ở trên đội nhưng ko biết chính mình đội mũ màu gì. Như vậy một trong 2 người đứng trước đội mũ trắng.Nếu người thứ nhất đội mũ đen thì người đứng giữa sẽ biết mình đội mũ màu gì như câu giải thích ban đầu , tuy nhiên người đứng giữa lại ko biết mình đội mũ màu gì.Điều này có nghĩa là người đứng giữa nhìn thấy người đàn ông đầu tiên đội mũ trắng và đây là đáp án cứu người đàn ông thứ nhất thoát chết

Tk mình nhé

Có 30 sinh viên đứng thành vòng tròn. Họ nhắm mắt lại. Giáo sư Tèo đội cho mỗi người một cái mũ. Tổng cộng có 20 mũ đen, 10 mũ trắng. Sau đó các sinh viên được quyền mở mắt. Họ thấy các mũ khác nhưng không biết mình đang đội mũ màu gì. Họ không được quyền trao đổi thông tin.Giáo sư Tèo nói: “Ít nhất một trong số các bạn đang đội mũ đen“.Sau đó giáo sư Tèo ra lệnh: “Sinh viên...
Đọc tiếp

Có 30 sinh viên đứng thành vòng tròn. Họ nhắm mắt lại. Giáo sư Tèo đội cho mỗi người một cái mũ. Tổng cộng có 20 mũ đen, 10 mũ trắng. Sau đó các sinh viên được quyền mở mắt. Họ thấy các mũ khác nhưng không biết mình đang đội mũ màu gì. Họ không được quyền trao đổi thông tin.Giáo sư Tèo nói: “Ít nhất một trong số các bạn đang đội mũ đen“.
Sau đó giáo sư Tèo ra lệnh: “Sinh viên nào đã xác định được rằng mũ mình đang đội là màu đen thì ngồi xuống“.
Dĩ nhiên, chẳng ai ngồi xuống vì không ai biết mình đang đội mũ màu gì.
Một phút sau, giáo sư Tèo lập lại lệnh trước: “Sinh viên nào đã xác định được rằng mũ mình đang đội là màu đen thì ngồi xuống“.
Vẫn không ai di động. Giáo sư Tèo lập lại lệnh này, mỗi phút một lần, trong vòng 30 phút kế tiếp.

Câu hỏi 1: Cái gì xảy ra? Khi nào?
Câu hỏi 2: khi giáo sư Tèo nói “Ít nhất một trong số các bạn đang đội mũ đen” thì các sinh viên có thêm thông tin gì không? Vì rõ ràng là mỗi sinh viên đều biết là có mũ đen trong đám.

0
16 tháng 1 2016

Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp hiệp sĩ – kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh ở các vị trí chẵn và đều là kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp: 

1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn kẻ lừa dối nói “Không”. 

2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ nói “Không”, còn kẻ lừa dối nói “Đúng”. 

Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là hiệp sĩ, có bao nhiêu người là kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

3 tháng 3 2016

Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp Hiệp sĩ – Kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là Hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh họ ở các vị trí chẵn và đều là Kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp: 

1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì Hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn Kẻ lừa dối nói “Không”. 

2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì Hiệp sĩ nói “Không”, còn Kẻ lừa dối nói “Đúng”. 

Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là Hiệp sĩ, có bao nhiêu người là Kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

6 tháng 7 2016

Mua 1 quyển vở hết 3 000 đồng , vậy :

Mua 25 quyển vở hết số tiền là :

 25 x 3 000 = 75 000 ( đồng )

Mua được số quyển 1 500 đồng 1 quyển là :

75 000 : 1 5000 = 50 ( quyển )

   Đáp số : 50 quyển   

6 tháng 7 2016

25 quyển vở giá 3000 đồng 1 quyển hết số tiền là:

25.3000=75000(đồng)

Mua đc số quyển 1500 đồng 1 quyển là:

75000:1500=50 (quyển)

14 tháng 5 2016

1/324

ở 1 xã X có 2 làng : Dân làng A chuyên nói thật, còn dân làng B chuyên nói dối. Dân 2 làng thường qua lại thăm nhau. Một chàng thanh niên nọ về thăm bạn ở làng A. Vừa bước vào xã X, dang ngơ ngác chưa biết đây là làng nào, chàng thanh niên gặp ngay một cô gái và anh ta hỏi người này một câu. Sau khi nghe trả lời chàng thanh niên bèn quay ra (vì biết chắc mình đang ở làng B) và sang tìm bạn ở làng...
Đọc tiếp

ở 1 xã X có 2 làng : Dân làng A chuyên nói thật, còn dân làng B chuyên nói dối. Dân 2 làng thường qua lại thăm nhau. Một chàng thanh niên nọ về thăm bạn ở làng A. Vừa bước vào xã X, dang ngơ ngác chưa biết đây là làng nào, chàng thanh niên gặp ngay một cô gái và anh ta hỏi người này một câu. Sau khi nghe trả lời chàng thanh niên bèn quay ra (vì biết chắc mình đang ở làng B) và sang tìm bạn ở làng bên cạnh.Để nge xong câu trả lời người thanh niên đó có thể khẳng định mình đang đứng trong làng A hay làng B thì anh ta phải nghĩ ra 1 câu hỏi sao cho câu trả lời của cô gái chỉ phụ thuộc vào họ đang đứng trong làng nào. Cụ thể hơn : cần đặt câu hỏi để cô gái trả lời là “phải”, nếu họ đang đứng trong làng A và “không phải”, nếu họ đang đứng trong làng B.

Bạn hãy cho biết câu hỏi đó thế nào và ccâu trả lời đó ra sao mà chàng thanh niên lại khẳng định chắc chắn như vậy

1
8 tháng 9 2018

Câu hỏi của người thanh niên đó là : “Có phải chị người làng này không?”.

Trường hợp 1 : Họ đang đứng trong làng A : Nếu cô gái là người làng A thì câu trả lời là “phải” (vì dân làng A chuyên nói thật) ; Nếu cô gái là người làng B thì câu trả lời cũng là “phải” (vì dân làng đó nói dối).

Trường hợp 2 : Họ đang đứng trong làng B : Nếu cô gái là người làng A thì câu trả lời là : “không phải” ; Nếu cô gái là người làng B thì câu trả lời cũng là : “không phải”.

Như vậy, Nếu họ đang đứng trong làng A thì câu trả lời chỉ có thể là “phải”, còn nếu họ đang đứng trong làng B thì câu trả lời chỉ có thể là “không phải”.

Người thanh niên quyết định quay ra, vì anh đã nghe câu trả lời là “không phải”.