K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:Những bạn nào nhút nhátThì giống như thỏ conTrông đáng yêu đấy chứSao không yêu, lại còn...?(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.B. Nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu...
Đọc tiếp

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:

Những bạn nào nhút nhát

Thì giống như thỏ con

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn...?

(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.

B. Nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người yếu đuối, nhút nhát quanh mình.

C. Thể hiện thái độ lên án, căm ghét hành vi bắt nạt.

D. Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn.

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 3. Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 4. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

1
2 tháng 10 2021

câu 8; c

-nhím nhặt chiếc que khều, tám vải dạt vào bờ . nhím nhặt lên giũ nước, quấn lên ng thỏ

-biết giúp đỡ , san sẻ , yêu thương mọi ng , có tấm lòng nhân hậu

-chúng ta cần biết đoàn kết , yêu thương bn bè , ...

17 tháng 5 2020

câu 1; Đoạn thơ đã cho ta bt chú bé lượm rất hoạt bát nhanh nhẹn

câu 2;                                          Ra thế                                                                                                                                                                                                                  Lượm ơi...!

Thực chất đây là 1 câu thơ đc ngắt thành 2 dòng như bị gãy đôi thể hiện sự hụt hẫng đau đớn,bàng hoang sót xa,nghẹn ngào của tác giả khi biết tin Lượm hi sinh

                                         nhớ k cho mk nhát 

27 tháng 11 2021

a) Thể thơ lục bát ( câu có 6 chữ và câu có 8 chữ)

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

 

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.

17 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.

20 tháng 7 2021

a, 7 câu tiếp:

“ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

b, Đoạn thơ được chép từ bài Lượm của Tố Hữu. PTBD: Biểu cảm

Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sự ngây thơ và hồn nhiên của Lượm

c, 

Tham khảo nha em:

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

d, 

Tham khảo em nhé:

Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.

Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *