K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2019

Đáp án D

9 tháng 2 2021

Cho biết ngày 16 tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy quân giải phóng tấn công thực dân Pháp và Nhật.

13 tháng 3 2022

A

13 tháng 3 2022

c

13 tháng 3 2022

C

18 tháng 3 2021

Sau cách mạng tháng Tám, quân đồng minh vào giải giáp quân phát xít Nhật ở miền Bắc là: 

A. quân Anh

B. Quân Mỹ.

C. quân Pháp.

D. quân Trung Hoa dân quốc.

12 tháng 3 2022

C nha.

1. Quá trình chuẩn bị về chủ trương, đường lốiNgay từ ngày đầu mới thành lập Đảng đã nêu chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và quan điểm này đã thể hiện được sức mạnh của nó ngay ở cao trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, căn cứ vào sự thay đổi tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Sự chuyển hướng được thể hiện đầy đủ qua Hội nghị TƯ 6 (11/1939), Hội nghị TƯ 7 (11/1940), Hội nghị TƯ 8 (5/1941) với nội dung cốt lõi đó là:Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của nhân dân Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động, chia lại đất công, giảm tô, đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm; tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mặt trận chung lấy tên là: “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (tháng 11/1939) sau là Việt Nam độc lập Đồng Minh (tháng 5/1941); phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết và quan hệ mật thiết với Cách mạng thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám.         2. Quá trình xây dựng lực lượng chính trị          Lực lượng chính trị quần chúng đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành công của cách mạng tháng Tám. Để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo, mạnh mẽ thì cần phải có một đội ngũ cán bộ trung kiên, có lý luận nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo để liên kết các phong trào đấu tranh. Đây là những hạt giống đầu tiên tạo nên một hệ thống tổ chức cơ sở Đảng ở khắp các địa phương trên cả nước. Chính vì thế, trong mọi giai đoạn, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác cán bộ để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng vững mạnh.          Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị. Rất nhiều những thanh niên ưu tú được đưa đi học tập, đào tạo tại các trường của Quốc tế cộng sản. Nhiều người sau này nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng như đồng chí Trần Phú, Trường Chinh... Họ có nhiệm vụ rất quan trọng là truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước, trang bị lý luận cách mạng cho các tầng lớp nhân dân.          Trong thời kỳ 1930-1931, Đảng tập trung xây dựng khối liên minh công- nông. Lực lượng này ngày càng đông đảo và có đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng làm xuất hiện các Xô viết ở Nghệ Tĩnh. Do còn có những hạn chế nhất định cho nên trong thời kỳ này ta chưa liên kết được khối liên minh công- nông với các tầng lớp khác trong xã hội như: tiểu thương, địa chủ, tiểu tư sản…Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng Xôviết Nghệ- Tĩnh đã thể hiện sức mạnh của khối liên minh công - nông, giúp cho nhân dân hiểu được mô hình nhà nước tiên tiến trong tương lai, động viên họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giành chính quyền.Ở giai đoạn 1932-1935, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Đảng ta vẫn kiên trì giữ vững đường lối cách mạng. Trong nhà tù, các chiến sĩ cộng sản vẫn tiếp tục đấu tranh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Nhà tù trở thành trường học, nơi để rèn luyện thử thách cán bộ đảng. Bên ngoài nhà tù, các đảng viên vẫn tích cực tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ cách mạng nhằm phát triển, khôi phục lực lượng và phong trào cách mạng.Đến những năm 1936 - 1939, cuộc vận động dân chủ diễn ra mạnh mẽ. Đảng ra hoạt động công khai nên đã tập hợp được rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, giai cấp ở mọi miền Tổ quốc. Phong trào cách mạng diễn ra rộng khắp, dưới nhiều hình thức như: bãi công, biểu tình, bãi thị, bãi khoá… Tiêu biểu như cuộc bãi công của công nhân công ty than Hòn Gai, xe lửa Trường Thi (7- 1937)... và đặc biệt là cuộc mít tinh của hơn 2 vạn người tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.Năm 1941, để có lực lượng chính trị quần chúng hùng mạnh đủ sức chiến thắng kẻ thù, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội cứu quốc”. Việt Minh đã công bố tuyên ngôn, chương trình và điều lệ chính thức gồm 44 điều sau được đúc kết thành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà.          3. Quá trình xây dựng lực lượng vũ trang          Để giành được chính quyền cách mạng, Đảng luôn có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu, có vị trí vô cùng quan trọng và quyết định trong sự thành công của cách mạng tháng Tám.          Đầu những năm 1930, lực lượng vũ trang phát triển còn rất tự do, nhỏ lẻ, chưa có tổ chức. Từ năm 1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời là hình mẫu cho sự ra đời của các đội du kích, lực lượng vũ trang sau này như: đội du kích Ba Tơ, du kích Ngọc Trạo, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Hình thức hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là vũ trang tuyên truyền, nghĩa là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, coi trọng công tác tuyên truyền là chính để hướng tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Bên cạnh đó, Đảng ta đã biên soạn nhiều tài liệu quân sự như: cách đánh du kích; cách huấn luyện cán bộ quân sự, mười điều kỷ luật…          Kết quả là đến đầu năm 1945 ta đã có đựợc một đội quân chính quy bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương. Quần chúng nhân dân ra sức ủng hộ lực lượng vũ trang cách mạng, họ không chỉ trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn nuôi giấu bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.          4. Quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng             Do có sự chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch cho nên Đảng ta đã thấy được tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa cách mạng trong việc xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa. Từ thực tế phong trào cách mạng 1930- 1931, 1936 - 1939, Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm về sự cần thiết đảm bảo sự an toàn cho các tổ chức cách mạng, giữ vững các cơ quan lãnh đạo hoạt động và phát triển liên tục.Căn cứ địa là nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, cũng là nơi cung cấp người và của cho cách mạng…Với nhận thức đó, ngay từ khi mới về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn các tỉnh miền núi (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đến 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từ đó căn cứ địa đã dần mở rộng ra nhiều nơi.          Trong lịch sử, cha ông ta đã từng xây nhiều căn cứ địa cho các cuộc khởi nghĩa như: căn cứ địa Lạng Sơn (khởi nghĩa Lạng Sơn), Tây Sơn (phong trào nông dân Tây Sơn), Hố Chuối (khởi nghĩa Yên Thế)… các căn cứ này xây dựng đều dựa trên các tiêu chí: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.        Tuy nhiên, để xây dựng căn cứ địa cách mạng trong giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo các tiêu chí trên, Đảng ta còn chú ý đến việc phải  đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc dễ dàng với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Đảng ta chọn Việt Bắc làm cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến vì ở đó có địa hình thuận lợi, dễ phòng thủ, lại gần Trung Quốc nên thuận tiện cho việc nhận sự giúp đỡ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa. Vùng giải phóng Việt Bắc như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam và ngày càng được mở rộng, làm bàn đạp cho ta tiến sâu xuống vùng đồng bằng để giải phóng hoàn toàn đất nước.5. Dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩaCách mạng tháng Tám thắng lợi vẻ vang có thể nói một phần là nhờ sự nhận định về thời cơ rất chính xác của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tất cả sự chuẩn bị của Đảng từ những năm đầu thành lập là rất chu đáo, công phu, kiên trì, bền bỉ, đặc biệt chú ý đến sự biến đổi của tình hình thế giới, chỉ chờ cơ hội chín muồi là tiến hành khởi nghĩa.         Tháng 9/1939, thế chiến 2 bùng nổ, lôi kéo hàng chục nước trên thế giới vào cuộc chiến khốc liệt. Do bị Đức đánh chiếm nên Pháp ngày càng trở nên kiệt quệ chỉ còn cách quay sang bóc lột, vơ vét các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, dân ta phải chịu cảnh “Một cổ hai tròng”. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đã liên tiếp nổ ra với mong muốn đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại độc lập.         Năm 1942, Đảng nhận định rằng phe Đồng minh sẽ chiến thắng trong thế chiến 2, đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Tháng 9/1944 mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt, Nhật đã hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Bên cạnh đó, phe phát xít đã trở nên yếu thế trên chiến trường thế giới, lúc này, Đảng ta đã đưa ra phương hướng: “Hãy mài gươm, lắp súng khi quân Nhật - Pháp bắn nhau, kịp nổi dậy tiêu diệt giặc giành lại giang sơn”.          Tháng 3/1945, Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng họp đã dự đoán về thời cơ của Cách mạng. Hội nghị đã nêu được các điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam như:Thế chiến 2 đang đến giai đoạn quyết liệt, quân Đồng minh đang chiếm ưu thế và sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật; tình hình chính trị ở trong các nước đế quốc khủng hoảng (đặc biệt là ở Nhật và Pháp) nên chúng không rảnh tay đối phó với cách mạng; nạn đói năm 1945 đã cướp sinh mạng hai  triệu đồng bào ta, khiến nhân dân vô cùng phẫn nộ; lực lượng cách mạng của ta ở các địa phương đã ngày càng lớn mạnh; chúng ta cũng cần chú ý đến trường hợp quân Đồng minh chưa vào mà ta tiến hành khởi nghĩa rất có thể sẽ bị Nhật đàn áp và khó giành được thắng lợi.          Giữa năm 1945, thế chiến 2 kết thúc, tạo điệu kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ở Đông Dương, quân Nhật hoang mang tê liệt. Trong tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ 13 đến 15/8/1945 tại Tân Trào đã phân tích tình hình, chỉ ra những điều kiện chủ quan, khách quan đã chín muồi để khởi nghĩa có thể nổ ra thắng lợi và quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.          Từ 14 đến 18/8/1945 nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh từ Bắc đến Nam đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền. Sớm nhất là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Tại Hà Nội, ngày 15-8 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng đã tổ chức diễn thuyết, truyền đơn, biểu tình qua hàng chục con phố... Ngày 19/8 cả thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng; ngày 23/8, Huế giành được chính quyền; ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã giành được thắng lợi trên phạm vi cả nước.        Như vậy, thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã chứng minh rằng Đảng và nhân dân ta đã có sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo. Công cuộc chuẩn bị đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ 1939 - 1945 mà là sự chuẩn bị suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, nhờ đó đã đưa đến sự thắng lợi mau lẹ của Cách mạng Tháng Tám. Thắng lợi đó đã chấm dứt gần 100 năm nước ta dưới sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta, đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập. Và thực tế trên cũng đã chứng minh rằng: "Cách mạng không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy nó"./.   
14 tháng 3 2022

B

14 tháng 3 2022

B

12 tháng 7 2018

Đáp án B

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc quân Trung Hoa Dân Quốc tiến vào giải giáp quân đội Nhật