Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Trong tất cả những nhân vật văn học tôi thích nhất nhân vật lão Hạc bởi nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão nông hiền lành đó thà chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để bảo toàn danh dự và nhân phẩm còn hơn tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão xót thương khi bất lực không lo nổi đám cưới cho con trai, lão khóc như con nít, tự dằn vặt mình chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào những đồng tiền để dành cho con… Chính xã hội thực dân phong kiến đã đẩy lão tới cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân hiền lành, chất phác, trong sạch và tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ
Lão hạc nhé:
Bạn có thể đưa những ý sau vào bài viết:
-Qua văn bản lão hạc mỗi chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến của lão,lão thà ăn bả chó,kết thúc cuộc sống của mình để giành lấy sự sống cho con trai lão.Dấu chấm kết thúc cuộc đời lão là bước mở đầu cho con trai lão
-Lão hạc mang những vẻ đẹp của người nông dân trong xã hội cũ:giàu lòng tự trọng ,lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì lão cũng hiểu rõ hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn gì mình.Lão không muốn làm phiền xóm làng
-Lão có tình yêu thương với cậu vàng-kỉ vật duy nhất mà cậu con trai để lại cho lão trước khi đi làm ở đồn điền cao su.Lão yêu thương nó như con của mình,gọi nó bằng"cậu vàng ",lão ăn gì cậu ăn nấy.Lão chọn cách chết ăn bả chó cũng có liên quan tới cậu vàng vì lão cho rằng mình đã lừa 1 ***** ,cái chết của lão như sự chuộc lỗi với cậu vàng
-Văn bản lão hạc lên án bộ mặt xủa xã hội đương thời ,tố cáo cái ác và lên tiếng thể hiện tấm lòng của người nông dân với bao nét đẹp.Qua đó ta đồng cảm với người nông dân và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống hiện tại
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Tham khảo!
Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.
Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến cho em hiểu được rằng, tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình cảm ấy cũng không bao giờ bị dập tắt.
Qua câu chuyện, em càng thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh - thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng.
=> Chiếc lược ngà là một tác phẩm văn nghệ hay, sâu sắc, mang đến những giá trị tinh thần tốt đẹp và đáng quý cho người đọc.
các bạn giúp mình