K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2018

Chất liệu văn hóa dân gian.

  Trong bài văn tác giả sử dụng một số chất liệu văn hóa dân gian:

   - Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các

   - Dây mơ, rễ má

   - Kẻ cắp gặp bà già

   - Sự tích chim bìm bịp

   → Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể gần gũi mà sinh động với con người.

  Tuy nhiên cách nhận định, đánh giá trên mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng.

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do? Để trả lời các câu này, em hãy: a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến. b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không? c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu...
Đọc tiếp

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?

Để trả lời các câu này, em hãy:

a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?

c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:

a/ Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kỹ điểm gì? ( hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính)

b/ Kết hợp tả và kể như nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c/ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?

4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua các hình ảnh loài chim?

1
25 tháng 4 2017

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

1 tháng 4 2017

Những yếu tố vần hoá dân gian trong bài:

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri... là chú bồ các...

- Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kể cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.

- Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo

* Chất văn hoá dân gian còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể vể các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như của con người (ví dụ: các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo). Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (ví dụ: từ chuyện về sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt...)


1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0
1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1
2 tháng 4 2020

1.  

a,+ núi cao bởi có đất bồi 

núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu

   + trâu ơi ta bảo trâu này

trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

   + muôn dòng sông đổ biển sâu

biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

   + núi cao chi lắm núi ơi 

núi che mặt trời chẳng thấy người thương

   + sáng đi bóng hãy còn dài

trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt...