K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy đọc đoạn văn sau:Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán –...
Đọc tiếp

Em hãy đọc đoạn văn sau:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém…

Và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a, Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên

b, theo tác giả đọc sách không kĩ sẽ gây nên những tác hại nào 

c, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ về chủ đề sau muốn đọc sách có hiệu quả cần phải chọn sách cho tinh

0
Em có một câu hỏi này rất băn khoăn ạ, mong mọi người có thể đọc và chia sẻ kinh nghiệm cho em.Trong sách tham khảo mà em đang đọc có 2 bài tập vận dụng như sau:BTVD 1: Cho các số thực x,y thoả mãn \(x^2+xy+2y^2=1\). Tìm GTNN và GTLN của biểu thức \(P=x-2y+3\).BTVD 2: Cho các số thực thoả mãn ĐK: \(3x+y+2z=1\). Tìm GTNN và GTLN của biểu thức \(P=x^2+y^2+z^2\).Em nghĩ 2 bài này chắc chắn đều có một số phương pháp giải...
Đọc tiếp

Em có một câu hỏi này rất băn khoăn ạ, mong mọi người có thể đọc và chia sẻ kinh nghiệm cho em.

Trong sách tham khảo mà em đang đọc có 2 bài tập vận dụng như sau:

BTVD 1: Cho các số thực x,y thoả mãn \(x^2+xy+2y^2=1\). Tìm GTNN và GTLN của biểu thức \(P=x-2y+3\).

BTVD 2: Cho các số thực thoả mãn ĐK: \(3x+y+2z=1\). Tìm GTNN và GTLN của biểu thức \(P=x^2+y^2+z^2\).

Em nghĩ 2 bài này chắc chắn đều có một số phương pháp giải khác nhau. Nhưng trước đó trong phần bài tập ví dụ, sách có đưa ra một số bài toán khác cùng dạng và có hướng dẫn giải chi tiết theo phương pháp tách ra thành tổng các bình phương để đánh giá nên em nghĩ 2 bài này cũng có thể làm theo cách này.

(Cụ thể em xin lấy ví dụ sau:

BTVD: Cho các số thực m, n, p thoả mãn:

\(2m^2+2n^2+4p^2+3mn+mp+2np=\dfrac{3}{2}\)

Tìm GTNN  và GTLN của \(B=m+n+p\)

HDG: Giả thiết \(\Rightarrow4m^2+4n^2+8p^2+6mn+2mp+4np=3\)

\(\Leftrightarrow3\left(m+n+p\right)^2+\left(m-2p\right)^2+\left(n-p\right)^2=3\)

\(\Rightarrow\left(m+n+p\right)^2\le1\Rightarrow-1\le m+n+p\le1\))

Em thấy cách giải nhìn rất đơn giản nhưng thực sự để nghĩ ra cách nhân, cách tách là điều không dễ. Em không biết để làm dạng này là phải đoán, phải thử cách tách hay có mẹo nào để biết tách không ạ, để nếu như đi thi gặp dạng này có thể làm nhanh. Mong mọi người có thể giúp em.

8
28 tháng 3 2022

bạn không biết làm thì đừng bình luận vào đây

28 tháng 3 2022

hỏi giáo sư nha bạn

Bạn có nằm trong số 2% những người thông minh nhất trên thế giới không ? Bài toán đố dưới đây thực chất là toán logic. Chúc bạn may mắn và không nản chí ! 1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà một màu khác nhau. 2. Trong mỗi nhà có một người ở, mỗi người có quốc tịch khác nhau. 3. Mỗi người thích uống một loại nước khác nhau, mỗi người hút một loại thuốc lá khác nhau và nuôi một loài vật...
Đọc tiếp

Bạn có nằm trong số 2% những người thông minh nhất trên thế giới không ? Bài toán đố dưới đây thực chất là toán logic. Chúc bạn may mắn và không nản chí ! 1. Có 5 ngôi nhà, mỗi nhà một màu khác nhau. 2. Trong mỗi nhà có một người ở, mỗi người có quốc tịch khác nhau. 3. Mỗi người thích uống một loại nước khác nhau, mỗi người hút một loại thuốc lá khác nhau và nuôi một loài vật khác nhau trong nhà của mình. Câu hỏi đặt ra là: Ai nuôi cá ? Biết rằng: a. Người Anh sống trong nhà màu đỏ. b. Người Thuỵ điển nuôi chó. c. Người Đan mạch thích uống chè. d. Người Đức hút thuốc lá nhãn Rothmanns. e. Người Nauy sống trong ngôi nhà đầu tiên. f. Người sống trong nhà xanh thích uống cà phê. g. Người hút thuốc lá Winfield thích uống bia. h. Người sống trong nhà vàng hút thuốc lá Dunhill. i. Người hút thuốc lá Pall Mall nuôi vẹt trong nhà của mình. j. Người sống trong ngôi nhà ở chính giữa thích uống sữa. k. Người hút thuốc lá Marlboro sống bên cạnh người nuôi mèo. l. Người hàng xóm của người hút Marlboro quen uống nước. m. Người hút thuốc lá Dunhill sống bên cạnh người nuôi ngựa. n. Ngôi nhà của người Nauy nằm bên cạnh nhà màu tím. o. Ngôi nhà màu xanh nằm kế và bên trái (phía trước) nhà màu trắng. Anhxtanh đã nghĩ ra bài toán trên ở thế kỷ trước. Ông khẳng định rằng 98% người trên thế giới không thể giải được bài toán đố này. Chúc bạn may mắn! From tớ: Xin trân trọng thông báo! Tớ nằm trong 2% số người mà ông í phân loại! cChắc là ông í nhầm hay sao í! bọn bạn tớ giải được hết! thế thì 98% người trên thế giới này ko giải được là những ai! chắc người ta càng ngày càng siêu! nhỉ? ^^ Chúc bạn nằm trong số 2%

9
27 tháng 3 2016

đồ khùng

27 tháng 3 2016

Ko hieu !!!

Einstein đã quả quyết: 2% dân số trên thế giới mới giải đc bài toán này, sau đây là bài toán:-  Có 5 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà được sơn một màu khác nhau. -  Chủ nhân của mỗi ngôi nhà lại mang quốc tịch khác nhau.-  5 chủ nhân của ngôi nhà - mỗi người chỉ thích một loại nước uống, hút một hãng thuốc lá và nuôi một con vật nuôi riêng.-  Không vị chủ nhân nào thích cùng một loại nước...
Đọc tiếp

Einstein đã quả quyết: 2% dân số trên thế giới mới giải đc bài toán này, sau đây là bài toán:

-  Có 5 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà được sơn một màu khác nhau. 

-  Chủ nhân của mỗi ngôi nhà lại mang quốc tịch khác nhau.

-  5 chủ nhân của ngôi nhà - mỗi người chỉ thích một loại nước uống, hút một hãng thuốc lá và nuôi một con vật nuôi riêng.

-  Không vị chủ nhân nào thích cùng một loại nước uống, hút cùng một hãng thuốc lá và có cùng một loại vật nuôi.

 

Gợi ý:

 

1. Người Anh sống trong ngôi nhà màu đỏ.

2. Người Thụy Điển nuôi chó.

3. Người Đan Mạch thích uống trà.

4. Ngôi nhà màu xanh lá nằm bên trái ngôi nhà màu trắng.

5. Chủ nhà ngôi nhà xanh lá thích uống cà phê.

6. Người hút thuốc lá Pall Mall nuôi chim.

7. Chủ nhà màu vàng hút thuốc lá Dunhill.

8. Người sống trong ngôi nhà chính giữa phố thích uống sữa.

9. Người Na Uy sống trong ngôi nhà đầu tiên.

10. Người hút thuốc lá Blends sống cạnh người nuôi mèo.

11. Người nuôi ngựa sống cạnh người hút thuốc lá Dunhill.

12. Người hút thuốc Blue Master thích uống bia.

13. Người Đức hút thuốc lá Prince.

14. Người Na Uy sống cạnh ngôi nhà màu xanh dương.

15. Người hút thuốc lá Blends có người hàng xóm thích uống nước.

 

Câu hỏi đưa ra: Vậy ai là người nuôi cá?

 

Giờ thì các bạn hãy cùng lấy giấy, bút và thử trả lời bài toán hóc búa này của Einstein nhé!

Liệu, bạn có nằm trong 2% ít ỏi đó ko, mik thì ko biết ( lười còn ko đọc hết). Bạn có thể cho mik câu trả lời chính xác ko. Cảm ơn bạn!!!

5
2 tháng 2 2019

thôi ko cần, là ng đức. Mik bít rùi, đố xem bạn có biết ko thui!!!

2 tháng 2 2019

1. Người đàn ông Na Uy sống trong ngôi nhà màu vàng, uống nước, hút thuốc lá Dunhill và có một con mèo.

2. Người đàn ông Đan Mạch sống trong ngôi nhà màu xanh, uống trà, hút thuốc lá Blends và có một con ngựa.

3. Người đàn ông Anh sống trong ngôi nhà màu đỏ, uống sữa, hút thuốc lá Pall Mall và có một con chim.

4. Người đàn ông Đức sống trong ngôi nhà màu xanh lá cây, uống cà phê, hút thuốc lá Prince và có một con cá.

5. Người đàn ông Thụy Điển sống trong ngôi nhà màu trắng, uống bia, hút thuốc lá BlueMaster và có một con chó.

Giả thuyết PoincaréHenri Poincare (1854-1912), là nhà vật lý học và toán học người Pháp,một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 19. Giả thuyết Poincarédo ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20Lấy một quả bóng (hoặc một vật hình cầu), vẽ trên đó một đường cong khép kín không có điểm cắt nhau, sau đó cắt quả bóng theo đường vừa vẽ:...
Đọc tiếp
  1. Giả thuyết Poincaré
    Henri Poincare (1854-1912), là nhà vật lý học và toán học người Pháp,
    một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 19. Giả thuyết Poincarédo ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20

    Lấy một quả bóng (hoặc một vật hình cầu), vẽ trên đó một đường cong khép kín không có điểm cắt nhau, sau đó cắt quả bóng theo đường vừa vẽ: bạn sẽ nhận được hai mảnh bóng vỡ. Làm lại như vậy với một cái phao (hay một vật hình xuyến): lần này bạn không được hai mảnh phao vỡ mà chỉ được có một.
    Trong hình học topo, người ta gọi quả bóng đối lập với cái phao, là một về mặt liên thông đơn giản. Một điều rất dễ chứng minh là trong không gian 3 chiều, mọi bề mặt liên thông đơn giản hữu hạn và không có biên đều là bề mặt của một vật hình cầu.
    Vào năm 1904, nhà toán học Pháp Henri Poincaré đặt ra câu hỏi: Liệu tính chất này của các vật hình cầu có còn đúng trong không gian bốn chiều. Điều kỳ lạ là các nhà hình học topo đã chứng minh được rằng điều này đúng trong những không gian lớn hơn hoặc bằng 5 chiều, nhưng chưa ai chứng minh được tính chất này vẫn đúng trong không gian bốn chiều.
  2. Vấn đề P chống lại NP
    Với quyển từ điển trong tay, liệu bạn thấy tra nghĩa của từ “thằn lắn” dễ hơn, hay tìm một từ phổ thông để diễn tả “loài bò sát có bốn chân, da có vảy ánh kim, thường ở bờ bụi” dễ hơn? Câu trả lời hầu như chắc chắn là tra nghĩa thì dễ hơn tìm từ.
    Những các nhà toán học lại không chắc chắn như thế. Nhà toán học Canada Stephen Cook là người đầu tiên, vào năm 1971, đặt ra câu hỏi này một cách “toán học”. Sử dụng ngôn ngữ lôgic của tin học, ông đã định nghĩa một cách chính xác tập hợp những vấn đề mà người ta thẩm tra kết quả dễ hơn (gọi là tập hợp P), và tập hợp những vấn đề mà người ta dễ tìm ra hơn (gọi là tập hợp NP). Liệu hai tập hợp này có trùng nhau không? Các nhà lôgic học khẳng định P # NP. Như mọi người, họ tin rằng có những vấn đề rất khó tìm ra lời giải, nhưng lại dễ thẩm tra kết quả. Nó giống như việc tìm ra số chia của 13717421 là việc rất phức tạp, nhưng rất dễ kiểm tra rằng 3607 x 3808 = 13717421. Đó chính là nền tảng của phần lớn các loại mật mã: rất khó giải mã, nhưng lại dễ kiểm tra mã có đúng không. Tuy nhiên, cũng lại chưa có ai chứng minh được điều đó.
    “Nếu P=NP, mọi giả thuyết của chúng ta đến nay là sai” – Stephen Cook báo trước. “Một mặt, điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề tin học ứng dụng trong công nghiệp; nhưng mặt khác lại sẽ phá hủy sự bảo mật của toàn bộ các giao dịch tài chính thực hiện qua Internet”. Mọi ngân hàng đều hoảng sợ trước vấn đề lôgic nhỏ bé và cơ bản này!
  3. Các phương trình của Yang-Mills
    Các nhà toán học luôn chậm chân hơn các nhà vật lý. Nếu như từ lâu, các nhà vật lý đã sử dụng các phương trình của Yang-Mills trong các máy gia tốc hạt trên toàn thế giới, thì các ông bạn toán học của họ vẫn không thể xác định chính xác số nghiệm của các phương trình này.
    Được xác lập vào những năm 50 bởi các nhà vật lý Mỹ Chen Nin Yang và Robert Mills, các phương trình này đã biểu diễn mối quan hệ mật thiết giữa vật lý về hạt cơ bản với hình học của các không gian sợi. Nó cũng cho thấy sự thống nhất của hình học với phần trung tâm của thể giới lượng tử, gồm tương tác tác yếu, mạnh và tương tác điện từ. Nhưng hiện nay, mới chỉ có các nhà vật lý sử dụng chúng…
  4. Giả thuyết Hodge
    Euclide sẽ không thể hiểu được gì về hình học hiện đại. Trong thế kỷ XX, các đường thẳng và đường tròn đã bị thay thế bởi các khái niệm đại số, khái quát và hiệu quả hơn. Khoa học của các hình khối và không gian đang dần dần đi tới hình học của “tính đồng đẳng”. Chúng ta đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc phân loại các thực thể toán học, nhưng việc mở rộng các khái niệm đã dẫn đến hậu quả là bản chất hình học dần dần biến mất trong toán học. Vào năm 1950, nhà toán học người Anh William Hodge cho rằng trong một số dạng không gian, các thành phần của tính đồng đẳng sẽ tìm lại bản chất hình học của chúng…
  5. Giả thuyết Riemann
    2, 3, 5, 7, …, 1999, …, những số nguyên tố, tức những số chỉ có thể chia hết cho 1 và chính nó, giữ vai trò trung tâm trong số học. Dù sự phân chia các số này dường như không theo một quy tắc nào, nhưng nó liên kết chặt chẽ với một hàm số do thiên tài Thụy Sĩ Leonard Euler đưa ra vào thế kỷ XVIII. Đến năm 1850, Bernard Riemann đưa ra ý tưởng các giá trị không phù hợp với hàm số Euler được sắp xếp theo thứ tự. Giả thuyết của nhà toán học người Đức này chính là một trong 23 vấn đề mà Hilbert đã đưa ra cách đây 100 năm. Giả thuyết trên đã được rất nhiều nhà toán học lao vào giải quyết từ 150 năm nay. Họ đã kiểm tra tính đúng đắn của nó trong 1.500.000.000 giá trị đầu tiên, nhưng … vẫn không sao chứng minh được. “Đối với nhiều nhà toán học, đây là vấn đề quan trọng nhất của toán học cơ bản” – Enrico Bombieri, giáo sư trường Đại học Princeton, cho biết. Và theoDavid Hilbert, đây cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra cho nhân loại. Bernhard Riemann (1826-1866) là nhà toán học Đức.
    Giả thuyết Riemann do ông đưa ra năm 1850 là một bài toán có vai trò cực kỳ quan trọng đến cả lý thuyết số lẫn toán học hiện đại.
  6. Các phương trình của Navier-Stokes
    Chúng mô tả hình dạng của sóng, xoáy lốc không khí, chuyển động của khí quyển và cả hình thái của các thiên hà trong thời điểm nguyên thủy của vũ trụ. Chúng được Henri Navier và George Stokes đưa ra cách đây 150 năm. Chúng chỉ là sự áp dụng các định luật về chuyển động của Newton vào chất lỏng và chất khí. Tuy nhiên, những phương trình của Navier-Stokes đến nay vẫn là một điều bí ẩn của toán học: người ta vẫn chưa thể giải hay xác định chính xác số nghiệm của phương trình này. “Thậm chí người ta không thể biết là phương trình này có nghiệm hay không” – nhà toán học người Mỹ Charles Fefferman nhấn mạnh – “Điều đó cho thấy hiểu biết của chúng ta về các phương trình này còn hết sức ít ỏi”.
  7. Giả thuyết của Birch và Swinnerton-Dyer
    Những số nguyên nào là nghiệm của phương trình x^2 + y^2 = z^2 ? có những nghiệm hiển nhiên, như 3^2 + 4^2 = 5^2. Và cách đây hơn 2300 năm, Euclide đã chứng minh rằng phương trình này có vô số nghiệm. hiển nhiên vấn đề sẽ không đơn giản như thế nếu các hệ số và số mũ của phương trình này phức tạp hơn… Người ta cũng biết từ 30 năm nay rằng không có phương pháp chung nào cho phép tìm ra số các nghiệm nguyên của các phương trình dạng này. Tuy nhiên, đối với nhóm phương trình quan trọng nhất có đồ thị là các đường cong êlip loại 1, các nhà toán học người Anh Bryan Birch và Peter Swinnerton-Dyer từ đầu những năm 60 đã đưa ra giả thuyết là số nghiệm của phương trình phụ thuộc vào một hàm số f: nếu hàm số f triệt tiêu tại giá trị bằng 1 (nghĩa là nếu f(1)= 0), phương trình có vô số nghiệm. nếu không, số nghiệm là hữu hạn.
    Giả thuyết nói như thế, các nhà toán học cũng nghĩ vậy, nhưng đến giờ chưa ai chứng minh được…

    Người ta thấy vắng bóng ngành Giải tích hàm (Functional analysí) vốn được coi là lãnh vực vương giả của nghiên cứu toán học. Lý do cũng đơn giản : những bài toán quan trọng nhất của Giải tích hàm vừa mới được giải quyết xong, và người ta đang đợi để tìm được những bài toán mới. Một nhận xét nữa : 7 bài toán đặt ra cho thế kỉ 21, mà không phải bài nào cũng phát sinh từ thế kỉ 20. Bài toán P-NP (do Stephen Cook nêu ra năm 1971) cố nhiên là bài toán mang dấu ấn thế kỉ 20 (lôgic và tin học), nhưng bài toán số 4 là giả thuyết Riemann đã đưa ra từ thế kỉ 19. Và là một trong 3 bài toán Hilbert chưa được giải đáp !
    Một giai thoại vui: Vài ngày trước khi 7 bài toán 1 triệu đôla được công bố, nhà toán học Nhật Bản Matsumoto (sống và làm việc ở Paris) tuyên bố mình đã chứng minh được giả thuyết Riemann. Khổ một nỗi, đây là lần thứ 3 ông tuyên bố như vậy. Và cho đến hôm nay, vẫn chưa biết Matsumoto có phải là nhà toán học triệu phú đầu tiên của thế kỉ 21 hay chăng..
9
17 tháng 3 2016

đền tiền thuốc mắt đi ! đọc xong hoa hít mắt rùi

17 tháng 3 2016

hay quá, h em rồi em h lại cho