K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

1.miêu tả

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 5 2018

a. Phương thức biểu đạt: Miêu tả

b. 

- Các trạng ngữ là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn và tạo sự liên kết cho đoạn văn.

- Phép liệt kê là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây gạo và sự sinh động của các loài chim.

c. Nội dung chính của đoạn văn là: Miêu tả vẻ đẹp của cây gạo trong ngày hội mùa xuân.

Câu 1 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:“Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.”( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy...
Đọc tiếp

Câu 1 

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 2

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

Câu 3

“Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”

(Lep Tôn- xtôi).

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 4

· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 5

· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn

· Câu 6

· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

· (Vũ Tú Nam)

· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

· Câu 7

· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

· (Nguyễn Bính)

· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

0
4 tháng 3 2020

Câu hỏi là gì thế bạn?

26 tháng 12 2018

phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh 1 : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh.
- Phép so sánh 2 : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.
- Phép so sánh 3 : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ.
- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu ừ với việc sử dụng các từ đặc tả : "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.

26 tháng 12 2018

- Các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ"
- Phép so sánh : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng"
- Phép so sánh : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh"

Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v

 

rất thấp dọc theo các con phố tối đèn tìm bắt chuột.Tháng ba, hoa gạo nở đỏ rực bên hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng lịch sử, Miếu Hai Cô góc Văn Miếu. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hòa Bình xôn xao trò chuyện. Chúng còn nán lại sang hết tháng tư khi những quả đa chín vàng rượi quanh hồ. Tháng mười một, mùa quả nhội chín, chim héc có cái mỏ đỏ chót ầm ĩ kéo về phố hàng đàn. Những...
Đọc tiếp

rất thấp dọc theo các con phố tối đèn tìm bắt chuột.
Tháng ba, hoa gạo nở đỏ rực bên hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng lịch sử, Miếu Hai Cô góc Văn Miếu. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hòa Bình xôn xao trò chuyện. Chúng còn nán lại sang hết tháng tư khi những quả đa chín vàng rượi quanh hồ. Tháng mười một, mùa quả nhội chín, chim héc có cái mỏ đỏ chót ầm ĩ kéo về phố hàng đàn. Những quả nhội chín chớm chua màu cát là thức ăn loài chim này rất thích. Những con phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh lúc ấy trồng chủ yếu loại cây này.
Quanh năm trên những cây cổ thụ trong thành phố không lúc nào ngớt tiếng chim cu gáy gọi bạn. Chúng chọn những hàng cây lớn ven sông Hồng phía đường Yên Phụ và khu bệnh viện Hữu Nghị làm nơi tá túc. Là nơi có khoảng cách gần nhất để vượt sông sang những bãi bồi ngô lúa bờ bên kia. Ngoài bãi sông trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng. Loài chim này rất hiếm khi có thể nhìn thấy chúng. Nhưng tiếng hót đặc biệt đúng giờ và đúng nơi cứ như thể chúng vĩnh viễn có mặt ở đấy. Đầu hè là tiếng chim sơn ca tha thiết tìm bạn trên những dải cát hồng bãi giữa. Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống từ trời. Con chim xấu mã này có một giọng ca tuyệt vời nhất trong toàn bộ thế giới chim cảnh.
Chim chào mào dạn người sống khắp nơi trong thành phố. Công viên vườn hoa nào cũng rất sẵn. Lũ chào mào hoắng huýt coi tất cả cây cối như nhà riêng của chúng.
Mùa di trú, chim sâm cầm, le le kéo về đậu trên mặt nước Hồ Tây thành những mảng lớn lênh đênh trên sóng. Đàn chim rét mướt giữa sương khói mặt hồ ẩn hiện thần tiên trong những lau lách lan man bên bờ. Cuối bãi sông Hồng kéo dài về phía Hà Nam là những con giang, con sếu co ro một chân im lìm soi bóng nước như bức tượng xám...
(2)Những cánh chim trong thành phố được thảnh thơi bay lượn vui vầy cho đến khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ trước. […]
Chim khách và chim quạ biến mất hoàn toàn cho đến tận bây giờ không chỉ ở Hà Nội. Lác đác còn lại vài con chim cu gáy sợ sệt hiếm khi nghe thấy giọng. Những chim nhỏ cũng lần lượt vào nồi bởi số lượng đông đảo. Chào mào và chim sẻ trải qua giai đoạn khốc liệt này chỉ còn rất thưa thớt.
Hồ Tây với việc xây dựng ồ ạt trong những năm gần đây không chỉ mất đi cảnh quan ven hồ. Đàn chim di trú cũng chỉ còn lác đác lai vãng năm về năm không. Ngoài đê sông Hồng đã trở thành phố phường, không bao giờ còn nghe thấy tiếng con chim gọi vịt nữa. Mấy cây gạo ven hồ Hoàn Kiếm và Văn Miếu đã không còn. Lũ sáo đá, sáo nâu nhiều năm rồi biệt tích.
Người Hà Nội không thể thiếu tiếng chim. Nạn săn bắn đã được kiểm soát chặt chẽ từ hơn chục năm rồi. Nhưng thật lạ, những loài chim tưởng như rất dạn người không quay về nữa. Người Hà Nội chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng. Tiếng hót sung mãn của con sơn ca, con vành khuyên, con chào mào nuôi nhốt nghe ra vẫn có âm hưởng ai oán thế nào?
Đỗ Phấn


Câu 9. Thông điệp chính mà tác giả muốn chuyển đến bạn đọc qua văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?
Câu 10. Theo em, cần có những biện pháp nào để bảo vệ các loài chim.

1
25 tháng 3 2023

Câu 9. Thông điệp chính mà tác giả muốn chuyển đến bạn đọc qua văn bản Tiếng chim trong thành phố là sự mất mát và suy giảm số lượng các loài chim trong thành phố, do những hoạt động của con người như xây dựng, đô thị hóa, và săn bắn.

Câu 10. Để bảo vệ các loài chim, cần thực hiện các biện pháp như kiểm soát tốt hơn các hoạt động săn bắt chim hoang dã, bảo vệ các khu định cư của các loài chim, tạo môi trường sống và nguồn thực phẩm cho các loài chim, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của chim trong hệ sinh thái đô thị, và hỗ trợ sự tái sinh sản của các loài chim địa phương. Ngoài ra, cần đề cao việc nuôi chim cảnh trong lồng và giáo dục người dân về ý nghĩa bảo vệ các loài chim hoang dã.