Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các biện pháp phát triển ngành giao thông vận tải biển:
-Hệ thống cảng biển được phát triển đồng bộ, hiện đại hóa, nâng công suất.
-Tăng cường mạnh mẽ các đội tàu biển như tàu Côngtennơ, chở dầu, tàu chuyên dùng khác.
-Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
-Phát triển toàn diện các dịch vụ hàng hải, hệ thống hậu cần; các dịch vụ ở cảng; dịch vụ trên bờ.
Hướng dẫn giải:
* Điều kiện phát triển:
- Gần các tuyến đường biển quốc tế.
- Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.
* Tình hình phát triển:
- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).
- Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
* Phương hướng phát triển:
- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển.
- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.
- Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.
-Nước ta có hơn 90 cảng biển.
-Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất (12 triệu tấn/ năm).
-Ảnh hưởng của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngoại thương:
+ Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài.
+ Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, hội nhập nền kinh tế thế giới.
Thuận lợi:
- Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và với các nước trên thế giới.
- Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển kéo dài 3.260km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng.
-Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào, giao thông đường sông phát triển. -Ven biển có nhiều vũng, vịnh, nhiều hải cảng tốt.
Ý nghĩa việc phát triển ngành giao thông vận tải biển đối với ngoại thương:
-Giao thông vận tải biển tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẻ trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
-Tham gia các việc phân công lao động quốc tế.
-Thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới.
- Đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với bên ngoài
- Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng đầu ra của các mặt hàng
- Thuận lợi hơn trong việc xuất nhập khẩu
- Tăng cường giao lưu với quốc tế, học hỏi các kĩ thuật, đưa nước ta thành một cường quốc trên trường quốc tế
Việc phát triển giao thông vận tải đường biển nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất , nhập khẩu, góp phần thúc đẩy ngành ngoại thương phát triển.
- Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt
- Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
- Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.