Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đên truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề dạy học. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương có thể dễ đàng tìm việc làm với mức lương khởi điểm từ ba đến năm triệu đồng một tháng; trong khi một sinh viên Trường Đại học Sư phạm ra trường chỉ có thể nhận hơn một triệu đồng một tháng. Mà cơ hội tìm việc làm lại khó khăn rất nhiều... Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh, khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời "cảm tác" đáng để suy ngẫm: "Các em vào đại học, thầy vui - Duy chút băn khoăn, thoáng ngậm ngùi - ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?". Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy,cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Những biến đổi phức tạp cùa đời sống trong xã hội hiện đại ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và bổ sung cho truyền thống này những nội dung mới. Về phía nhà nước và xã hội. Tôi nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống cho giáo viên, đặc biệt là các thầy, cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa. Cần phải có những chính sách ưu tiên - không chỉ khi học mà cả sau khi ra trường : thu hút nhân tài cho các trường sư phạm. Phải có các thế hệ thầy giỏi thì mới có trò giòi; mới tạo đà cho "sự học" ở Việt Nam hội nhập cùng thế giới, về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc giáo dục con em mình thái độ thực sự tôn trọng đối với các thầy giáo, cô giáo. Mỗi học sinh cũng cần biết thế hiện tình cảm với thầy, cô một cách chân thành, đúng đắn.Theo tôi, tình cảm đó không thể "gói ghém" trong một bó hoa, một chiếc phong bì hay túi quà nhân ngày lễ, tết. Trái lại, nó phải được thể hiện trước hết là sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người trò; ở thái độ
tôn trọng tình nghĩa thầy trò. Bởi vì, đối với người thầy, niềm vui lớn nhât vẫn là được truyền thụ tri thức; được nhìn thấy các lứa học trò trường thành như người làm vườn được thấy cây cối xanh tươi, đơm hoa kết trái. Yêu kính thầy, cô cũng không chỉ là biết vâng lời mà còn phải là say mê với môn học, khao thát hiểu biết và noi theo chí hướng, nhân cách của thầy...
Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, ngành Giáo dục của đất nước chúng ta cũng không ít hiện tượng tiêu cực. Có những thầy, cô đứng trên bục giảng mà không dành cho sự nghiệp trồng người tình yêu và trách nhiệm. Có nhiểu học trò đã không tìm thây ở thầy giáo, cô giáo của mình chồ dựa tinh thần. Bản thân tôi cũng có lúc buổn khổ, thất vọng vì sự thiếu công bằng, thiếu nhiệt tình cùa một vài thầy, cô nhưng tôi hiếểu rằng đó chi là thiểu số. Nhìn lại con đường học tập của mình, tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết công ơn dạy dỗ của thấy, cô. Các thầy giáo, cô giáo đã lặng lẽ vượt lên bao khó khăn về vật chất, thiệt thòi về tinh thần để miệt mài bên trang giáo án, say sưa bên tấm bảng đen, tìm nguồn hạnh phúc từ những đôi mắt và gương mặt học trò. Trong lớp học nào tôi cũng thấy những thầy, cô được học trò yêu quý, kính trọng. Các thầy, cô đã cho chúng tôi không chỉ tri thức mà cả niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao quý, bền vững của cuộc đời Trong lớp 12 của tôi, có đến 6 bạn đăng kí thi vào các truòng sư phạm. Mỗi người xuất phát từ những lí do riêng, nhưng tất cả giống nhau ở một điếm: đều mang trong trái tim mình hình ảnh của những thầy, cô mà họ yêu quý, ngưỡng mộ. Các bạn ấy muốn được trờ thành người như thế muốn tiếp nóì con đường của thầy, cô...
Như vậy, dù ở thời đại nào, tôn sư trọng đạo vẫn là một truyền thống quý giá cần được giữ gìn, tiếp nối. Đạo thầy trò có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau nhưng mãi mãi vẫn là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, không thể thiếu trong hành trang tinh thần của mỗi con người.
Dàn ý nghị luận vè tôn sư trọng đạo
I. Mở bài.
Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài.
1. Giải thích.
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
"Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:
- "Không thầy đố mày làm nên" – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
- "Học thầy không tầy học bạn" – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
Vì thế dân gian lại có câu:
- "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:
- "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : "Tôn sư trọng đạo".
Và vì thế: "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.
Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
b. Chứng minh.
- Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
- Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
- Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
- Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...
- Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
c. Bình luận.
- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
3. Mở rộng.
III. Kết luận.
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo".
- Bài học bản thân.
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Bán tự vi sư , nhất tự vi sư
Nhất quý nhì sư
để trở thành người biết tôn sư trọng đạo chúng ta cần
chăm học chăm làm lễ phép vs thầy cô
thường xuyên hỏi thăm giúp đỡ khi thầy cô cần thiết
luôn nghĩ đến coong lao thầy cô mong muốn đền đáp công lao đo
tục ngữ và thành ngữ sau:
Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
tiên học lễ ,hậu học văn
một chữ cũng là thầy ,nửa chữ cũng là thầy
ko thầy đố mày làm nên
nhất tự vi sư,bán tự vi sư
cách rèn luyện :
làm tròn trách nhiệm của ng hs
vâng lời thầy cô giáo
usually hỏi thăm thày cô giáo lúc cần thiết
1. " Tôn sư trọng đạo " là tôn trọng , kính yêu , biết ơn với các thầy cô giáo ở mọi nơi mọi lúc . Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo . Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy , cô .
2. Những biểu hiện cụ thể của việc tôn sư trọng đạo là :
_ Cư xử có lễ độ , vâng lời thầy - cô giáo , làm cho thầy cô vui lòng , nhớ ơn thầy cô cả khi không học thầy cô đó nữa , thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS , quan tâm thăm hỏi thầy cô , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết , .......
Ý nghĩa của việc Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống con người :
_ Giúp ta tiến bộ , trở thành người có ích cho xã hội
_ Giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề , vẻ vang của mình là đào tạo nên nhưng lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội .
3. Trái với tôn sư trọng đạo là thái độ :
_ Có thái độ vô lễ với thầy cô : gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ… Ra vào lớp không xin phép thầy cô.
_ Không làm bài tập và học bài cũ.
_ Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.
_ Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra
4. Người học sinh là người đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình nên thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thầy cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn lòng,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô. Giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.
Bài làm
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...
Tham khảo nha :
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu thành ngữ.
Mẫu:
+ Em từng học qua câu thành ngữ ....
+ Câu thành ngữ để lại cho em nhiều ấn tượng: ..
Thân đoạn:
- Nội dung câu thành ngữ:
+ Chỉ đến hành động, việc làm không đến nơi đến chốn.
- Ý nghĩa của câu thành ngữ:
+ Ý muốn khuyên răn ta cần phải làm tốt, hoàn thành hết công việc.
+ Phải có tính kiên trì, cố gắng, cầu toàn.
- Liên hệ bản thân em.
Kết đoạn:
- Tổng kết:
+ Ví dụ như: Ai cũng cần học theo những câu thành ngữ hay như thế này,..
Ý kiến của mỗi con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống rất quan trọng. Bản thân chúng ta sẽ tự quyết định được tương lai, sự thành công, hạnh phúc hay là khổ đau.“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Con người ai cũng có cuộc sống riêng, có suy nghĩ riêng, đó chính là điểm khác nhau tạo nên sự độc đáo mỗi người trong cuộc sống này. Vậy mà vẫn còn có rất nhiều con người sống không có ý kiến cá nhân, sống đẽo cày giữa đường, phó mặc cuộc sống tươi đẹp này cho sự hèn nhát. Mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.
bạn tham khảo nhé!
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lí đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.
Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...
Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.
Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.
Tham khảo nha em:
Đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trang lịch sử hào hùng đó được viết nên bằng máu và nước mắt của bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ. Để cho con cháu được tận hưởng “trái ngọt” như ngày hôm nay. Chúng ta những người đi sau cần phải biết phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Bởi nó chính là gốc rễ cội nguồn của mọi giá trị đạo đức nhân văn trong xã hội.
Uống nước nhớ nguồn là một tinh thần đạo đức quý báu của dân tộc ta nó được lưu truyền và tiếp nối qua bao nhiêu thế hệ. Trở thành kim chỉ nam xuyên suốt trong mấy ngàn năm lịch sử. Vậy uống nước nhớ nguồn nghĩa là gì?
Uống nước là một hành động thể hiện sự hưởng thụ thành quả. “Nguồn” chính là nơi bắt nguồn của những con sông, con suối, nơi khởi nguồn cho tất cả những mạch nước mát lành nuôi sự sống.
Sở dĩ có câu tục ngữ trên vì nó mang ý nghĩa răn đe dạy dỗ con cháu sống phải biết nhớ về quá khứ, nhớ đến cha ông những lớp người đã hi sinh cuộc đời để làm đẹp cho thế hệ mai sau. Đây cũng là một phạm trù đạo đức để đánh giá một con người. Bởi sâu trong tâm khảm ai cũng có trong mình một tư tưởng truyền thống sâu sắc.
Con người không phải ngẫu nhiên mà sinh ra và lớn lên được. Đó là một quá trình dài đằng đẵng nhờ công ơn sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô. Chính vì thế chúng ta hãy biết ơn những người thân xung quanh mình, bằng hành động bằng suy nghĩ thực tế trong đời sống hàng ngày.
Trên thực tế hiện nay truyền thống uống nước nhớ nguồn đã và đang được lưu truyền và phát huy vô cùng mạnh mẽ bằng những bằng chứng thiết thực như: Mỗi năm vào ngày 27/7 ( ngày thương binh liệt sĩ), toàn dân lại dành những giây phút thiêng liêng để tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc, những con người đã xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc.
Đó không chỉ là ngày chúng ta nhớ về các anh hùng dân tộc, mà còn là dịp các con cháu ôn lại những trang sử hào hùng bi tráng, những năm tháng “đầy đau thương nhưng cũng đầy vẻ vang”. Không chỉ trong những dịp lễ lớn mang tính dân tộc mà còn ngay trong đời sống gia đình truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cũng được phát huy sâu rộng.
Hàng năm chúng ta có rất nhiều những dịp lễ tết, giỗ chạp mà tiêu biểu nhất đó là dịp Tết nguyên đán. Đó không chỉ là thời gian kết thúc một năm cũ mở ra một năm mới với nhiều khởi sắc mà nó còn là những ngày con cháu tưởng nhớ về cội nguồn cha ông của mình. Các lễ hội truyền thống khắp cả nước diễn ra quanh năm cũng là một cách thức để con cháu thể hiện niềm biết ơn sâu sắc tới những người đã khai hoang mở lối cho thế hệ sau.
Thế nhưng bên cạnh những hành động thể hiện truyền thống vô cùng quý báu đó cũng có không ít những cá nhân những con người đang ngày một đi ngược lại với tư tưởng đạo lí. Con đánh cha, cháu mắng chửi ông bà còn diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên nó chỉ là những tồn tại rất nhỏ bên trong một tập thể vô cùng nhân văn đó. Nhiệm vụ của con cháu chúng ta những người đi sau hưởng thụ những “trái ngọt” của thế hệ trước là phải biết phát huy và tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc. Bằng những hành động nhỏ nhất hàng ngày như giúp đỡ cha mẹ, ông bà học tập thật tốt, vâng lời thầy cô… Hãy hành động để góp phần khiến cho xã hội này trở nên văn minh hơn và tốt đẹp hơn.
Uống nước nhớ nguồn là một trong những tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc. Nó sẽ mãi mãi lưu truyền và tỏa sáng qua mọi thế hệ. Hãy khiến cho xã hội, cho môi trường sống của chúng ta trở nên văn minh và tốt đẹp hơn bằng những suy nghĩ hành động tích cực nhất.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đên truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề dạy học. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương có thể dễ đàng tìm việc làm với mức lương khởi điểm từ ba đến năm triệu đồng một tháng; trong khi một sinh viên Trường Đại học Sư phạm ra trường chỉ có thể nhận hơn một triệu đồng một tháng. Mà cơ hội tìm việc làm lại khó khăn rất nhiều... Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh, khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời "cảm tác" đáng để suy ngẫm: "Các em vào đại học, thầy vui - Duy chút băn khoăn, thoáng ngậm ngùi - ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?". Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy,cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Những biến đổi phức tạp cùa đời sống trong xã hội hiện đại ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và bổ sung cho truyền thống này những nội dung mới. Về phía nhà nước và xã hội. Tôi nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống cho giáo viên, đặc biệt là các thầy, cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa. Cần phải có những chính sách ưu tiên - không chỉ khi học mà cả sau khi ra trường : thu hút nhân tài cho các trường sư phạm. Phải có các thế hệ thầy giỏi thì mới có trò giòi; mới tạo đà cho "sự học" ở Việt Nam hội nhập cùng thế giới, về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc giáo dục con em mình thái độ thực sự tôn trọng đối với các thầy giáo, cô giáo. Mỗi học sinh cũng cần biết thế hiện tình cảm với thầy, cô một cách chân thành, đúng đắn.Theo tôi, tình cảm đó không thể "gói ghém" trong một bó hoa, một chiếc phong bì hay túi quà nhân ngày lễ, tết. Trái lại, nó phải được thể hiện trước hết là sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người trò; ở thái độ
tôn trọng tình nghĩa thầy trò. Bởi vì, đối với người thầy, niềm vui lớn nhât vẫn là được truyền thụ tri thức; được nhìn thấy các lứa học trò trường thành như người làm vườn được thấy cây cối xanh tươi, đơm hoa kết trái. Yêu kính thầy, cô cũng không chỉ là biết vâng lời mà còn phải là say mê với môn học, khao thát hiểu biết và noi theo chí hướng, nhân cách của thầy...
Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, ngành Giáo dục của đất nước chúng ta cũng không ít hiện tượng tiêu cực. Có những thầy, cô đứng trên bục giảng mà không dành cho sự nghiệp trồng người tình yêu và trách nhiệm. Có nhiểu học trò đã không tìm thây ở thầy giáo, cô giáo của mình chồ dựa tinh thần. Bản thân tôi cũng có lúc buổn khổ, thất vọng vì sự thiếu công bằng, thiếu nhiệt tình cùa một vài thầy, cô nhưng tôi hiếểu rằng đó chi là thiểu số. Nhìn lại con đường học tập của mình, tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết công ơn dạy dỗ của thấy, cô. Các thầy giáo, cô giáo đã lặng lẽ vượt lên bao khó khăn về vật chất, thiệt thòi về tinh thần để miệt mài bên trang giáo án, say sưa bên tấm bảng đen, tìm nguồn hạnh phúc từ những đôi mắt và gương mặt học trò. Trong lớp học nào tôi cũng thấy những thầy, cô được học trò yêu quý, kính trọng. Các thầy, cô đã cho chúng tôi không chỉ tri thức mà cả niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao quý, bền vững của cuộc đời Trong lớp 12 của tôi, có đến 6 bạn đăng kí thi vào các truòng sư phạm. Mỗi người xuất phát từ những lí do riêng, nhưng tất cả giống nhau ở một điếm: đều mang trong trái tim mình hình ảnh của những thầy, cô mà họ yêu quý, ngưỡng mộ. Các bạn ấy muốn được trờ thành người như thế muốn tiếp nóì con đường của thầy, cô...
Như vậy, dù ở thời đại nào, tôn sư trọng đạo vẫn là một truyền thông quý giá cần được giữ gìn, tiếp nối. Đạo thầy trò có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau nhưng mãi mãi vẫn là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, không thể thiếu trong hành trang tinh thần của mỗi con người.
I. Mở bài
Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhân thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Tôn sư: (tôn: tôn trọng, kính trọng, đề cao; sư: thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng, và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
– Trọng đạo: (trọng: coi tọng, tôn trọng ; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo dức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội.
2. Chứng minh
– Tôn sư trọng đạo là một truyền thống mà người Việt Nam ta quý trọng nhất, truyền thống ấy có từ rất lâu đời, khi con người có nhu cầu học tập, tìm hiểu, truyền dạy thì nghề giáo ra đời.
– Từ thời phong kiến, trong bậc thang giá trị thì người thầy được xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”.
– Đối với bất kì ai đều cũng cần có một người thầy – một người luôn hướng dẫn, luôn mở ra một con đường mới, tốt hơn cho chúng ta. Thầy luôn được mọi người tôn trọng bởi họ luôn rằng thầy là người có phẩm chất đạo đức chuẩn nhất và là tấm gương của mọi thế hệ. Cho nên vị thế của thầy lúc bấy giờ có thể xem như hơn cả cha mẹ.
– Với một vị thế như vậy lớp lớp người nhà giáo đã làm rạng rỡ đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Tất Thành, …
– Đời nhà giáo không đơn giản là chỉ dạy hoc, rèn người mà cũng phải qua bao nhiêu gian khổ. Trong thời chiến cuộc sống không ổn định có nhiều nhà giáo đã phải bỏ nghề để hòa vào cùng mọi người làm những công việc không phải là nghề dạy học: về quê chăn nuôi heo, gà, ,,, hay phải bơm vá xe đạp, …
– Đó là trong khoảng xã hội lộn xộn. Đất nước ngày một đổi mới, vị thế của nhà giáo cũng được trả lại đúng vị trí.
– Cho dù là nhà giaó có giảng dạy ở cấp bậc nào thì cũng đều được tôn trọng vì “Trọng thầy mới được làm thầy”, muốn làm thầy thiên hạ trước hết ta phải biết trọng đạo và tôn trọng thầy.
– Bất kể ai nếu muốn làm thầy trước hết họ phải làm học sinh. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mớit có thể làm thầy giỏi được.
– Để đề cao vai trò của người thầy trong xã hôi dân gian đã có nhiều câu cao dao, thành ngữ, tục ngữ nói về thầy mà ta không thể nào quên được:
* “Không thầy đố mày làm nền”: có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
* “Học thầy không tầy học bạn”: có nghiac là nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
* “ Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư”: có nghia là ba người đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
3. Nguyên nhân của một số thái độ chưa đúng đắn
– Bên cạnh những điều tốt đẹp ấy thì cũng có những bạn học sinh, sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường mà lại không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy giảng.
– Có bạn hay nói leo, cho là những điều thầy giảng chỉ là ba hoa hay chỉ để hù dọa, như thế là thiếu tôn trọng.
– Bây giờ không như xưa, học sinh không biết ơn thầy cô mà vả lại còn trả hơn họ bằng những cú đánh hay những câu nói nặng lời.
– Nguyên nhân chính là do nhà trường chưa nghiêm nghặt, gia đình thiếu quan tâm, mà chủ yếu là do những học sinh, sinh viên ấy thiếu suy nghĩ hay tự cho mình đã giỏi nên không cần phải học nữa.
– …
4. Hậu quả
– Cãi thầy, các bạn đừng tưởng là giỏi, điều đó chính là kết quả cho bạn về sau.
– Thầy, cô là những người đi trước đúc kết nhiều kinh nghiệm sống và truyền đạt lại cho chúng ta, chỉ muốn một điều là chúng ta không bị phải những vấn đề ấy. Nhưng nếu bạn không nghe thì hậu quả các bạn sẽ là người lãnh đủ.
– …
5. Biện pháp
– Nhà trường cần quan tâm, chú trọng vào việc tôn sư trọng đạo của hoc sinh
– Đặc biệt là ở học sinh cần phải hiểu, nhớ những công ơn để có thể chấp hành tốt câu “Tôn sư trọng đạo”
– …
6. Liên hệ bản thân
III. Kết bài
– Khẳng định sự đúng đăn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo”.