Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lực lượng chưa lớn mạnh.
- Nhà Minh áp đặt bộ máy cai trị lâu dài.
- Nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.
+ Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.
+ Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.
+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.
- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Tháng 11 – 1426, quân ta mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động – Chúc Động, đánh tan đạo quân chi viện của Vương Thông và sau đó siết chặt vây hãm thành Đông Quan.
- Tháng 10 – 1427, nghĩa quân tiêu diệt quân chi viện của Liễu Thăng và Mộc Thạnh tại ải Chi Lăng, sau đó liên tiếp giành được thắng lợi ở Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang.
- Nghĩa quân tăng cường siết chặt vòng vây các thành còn lại (Đông Quan, Tây Đô,…) vừa khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.
- Ngày 10 – 12 – 1427, bên bờ sông Hồng, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
Hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424, 1425:
- Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
- Sau đó Lê Lợi dẫn quân vào miền Tây Nghệ Anh và giành được những thắng lợi ở Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải,...Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ phần lớn Nghệ An.
- Tháng 8-1423, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế).
- Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Thái bảo Cảnh Quốc công Lê Sát
Ông người làng Bỉ Ngũ, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang. Ông là một trong những người đầu tiên hăng hái tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là người rất có tài cầm quân nên được Lê Lợi trao quyền chỉ huy một trong những cơ ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, liên tiếp lập được nhiều công lớn. Năm 1427 ông được phong hàm Thiếu úy – Tư Mã. Năm 1429, nhà Lê triều lập biển khắc tên 93 khai quốc công thần, Lê Sát vinh dự được xếp hàng thứ hai.
Năm 1433 Lê Sát được phong Đại Tư Đồ. Năm 1434 ông được trao quyền Tể tướng. Ông là cố mệnh đại thần,một lòng trung với vua, nhưng tính tình nóng nảy, giết oan Nhân Chú nên vua cho là lộng quyền. Năm 1437 vua Lê Thái Tông cho ông được tự vẫn tại nhà. Năm 1484, đời vua Lê Thánh Tông cho rằng ông là người có công, chết không đáng tội nên truy tặng Thái Bảo Cảnh Quốc Công. Đền thờ ông ở xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:
- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.
- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.
- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.
Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa:
- Những ngày đầu, nghĩa quân nhiều lần bị bao vây. Ba lần phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã giả trang thành lê Lợi để nhử địch, cứu chủ.
- Nghĩa quân phải tạm hòa với quân Minh.