K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

+Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó: ... Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy. – Trọng đạo được hiểu  coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người

16 tháng 12 2021

Tham khảo:
- Khái niệm

+ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo

+ Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

- Ý Nghĩa

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

+ Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa thể hiện đạo lí làm người.

- Làm những điều tốt dẹp để tỏ lòng biết ơn với thầy cô(chăm ngoan,học giỏi,nghe lời thầy cô,lễ phép).

 

 

 Câu 1: khái niệm của tính trung thực. Biết được một số việc làm, lời nói thể hiện tính trung thực trong cuộc sống? vì sao phải sống trung thực, lên án những hành vi, lời nói thiếu trung thực.Câu 2: Một số việc làm thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ? Trách nhiệm của bản thân cần phải thể hiện tôn sư trọng đạoCâu 3:  khái niệm của lòng khoan dung. Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung? vì sao...
Đọc tiếp

 

Câu 1: khái niệm của tính trung thực. Biết được một số việc làm, lời nói thể hiện tính trung thực trong cuộc sống? vì sao phải sống trung thực, lên án những hành vi, lời nói thiếu trung thực.

Câu 2: Một số việc làm thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ? Trách nhiệm của bản thân cần phải thể hiện tôn sư trọng đạo

Câu 3:  khái niệm của lòng khoan dung. Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung? vì sao cần phải có lòng khoan dung trong ứng xử với mọi người xung quanh.

Câu 4:  Những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa. ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa. Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

Câu 5:  Nhận biết được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.? Giải thích được vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 6:  Thế nào là tự tin?. Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin. Hiểu được giá trị của tính tự tin.

mng lm hộ mình nha thank nhìu (^///^)

3
23 tháng 12 2021

câu 1 

1)– Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.

– Dám nhận lỗi của bản thân.

– Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.

– Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

2) Trung thực khiến người khác tin tưởng bạn hơn, bạn sẽ chiếm được lòng tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó bạn sẽ được giao phó những công việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống.

câu 2 

1) 

Học sinh cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo với thầy cô bằng cách:

   – Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học

   – Vâng lời thầy cô

   – Lễ phép với thầy cô

   – Không nói dối, không làm thầy cô buồn lòng

   – Luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô

   – Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi thầy cô

2) 

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

   – Đối với bản thân: Giúp ta tiến bộ, trưởng thành hơn, thể hiện nhân cách của mỗi người, khiến ta trở thành người có ích cho gia đình, xã hội

   – Đối với xã hội: Là truyền thống quý báu của dân tộc cần được phát huy, giúp cho thầy cô hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề mà vẻ vàng của mình, khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

23 tháng 12 2021

câu 3 

1)  khái niệm khoan dung  - Khoan dung chính là lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe với người phạm lỗi. Người khoan dung luôn thông cảm cho người khác và sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ đã biết lỗi và hối hận, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.

2) ý nghĩa lòng khoan dung- Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….

3) vì sao cần lòng khoan dung 

Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người vì: Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người. Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo. Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc.

I/ Trắc nghiệm: Nắm lại hành vi, việc làm, khái niệm, ý nghĩa, ca dao, tục ngữ của các bài đã học: Bài 6:Tôn sư trọng đạo. Bài 8: Khoan dung. Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa. Bài 10:  Giữ gìn và phát huy được truyền thống của gia đình, dòng họ. Bài 11: Tự tinHãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.(10.0 điểm)Câu 1: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?A. Mọi người yêu mến, tin cậy và...
Đọc tiếp

I/ Trắc nghiệm:

Nắm lại hành vi, việc làm, khái niệm, ý nghĩa, ca dao, tục ngữ của các bài đã học: Bài 6:Tôn sư trọng đạo. Bài 8: Khoan dung. Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa. Bài 10:  Giữ gìn và phát huy được truyền thống của gia đình, dòng họ. Bài 11: Tự tin

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.(10.0 điểm)

Câu 1: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.         B. Mọi người xa lánh.

C. Mọi người tôn trọng, quý mến.                     D. Mọi người trân trọng.

Câu 2: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

A. Ông B là người khoan dung.                    B. Ông B là người khiêm tốn.

C. Ông B là người hẹp hòi.                           D. Ông B là người kỹ tính.

Câu 3: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là?

A. Đoàn kết.            B. Tương trợ.          C. Khoan dung.           D. Trung thành.

Câu 4: Hành vi nào không đúng khi xây dựng gia đình văn hóa

A. Ông B dạy dỗ các con luôn sống yêu thương giúp đỡ mọi người, không làm những việc

B. Là chủ tịch xã Ông H luôn bao che cho con mình để đạt thành tích gia đình văn hóa

C. Ông H luôn chăm lo cho gia đình chu đáo, với mọi người Ông có thái độ hòa nhã

D. Gia đình Ông B luôn giúp đỡ mọi người lúc khó khăn

Câu 5. Gia đình văn hóa là gia đình:

A. giàu có                                                   B. nghèo khó

C. hòa thuận hạnh phúc,tiến bộ                D. có chức quyền

Câu 6: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.      B. Yêu thương con cháu.

C. Giúp đỡ con cháu.                                                            D. Quan tâm con cháu.

Câu 7: Quê Nam là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Nam chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Nam không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Nam cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của Nam không?

A. Có            B. Không        C. Phân vân              D. Không đáp án nào đúng

Câu 8: Câu tục ngữ nào không nói về sự tự tin?

A. Trời sinh voi trời sinh cỏ                           B. Thua keo này ta bày keo khác

C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan       D. Thất bại là mẹ thành công

Câu 9 : Bạn H rất thích học múa, nhưng khi mẹ dẫn đến lớp học múa, bạn lại đứng ngoài nhìn và không dám vào tập, vì nhìn các bạn trong lớp ai ai cũng múa đẹp. Bạn H ngại vì mình không biết múa. Đó là biểu hiện của:

A. Tự tin          B. Tự chủ                   C. Tự ti               D. Tự tôn

Câu 10: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?

A. Đoàn kết.            B. Trung thành.                C. Tự tin.                       D. Tiết kiệm.

Câu 11: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?

A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .

B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.

C. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.

D. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.

Câu 12: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ... Các việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Tri ân các thầy cô giáo.                 B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.

C. Tri ân học sinh.                             D. Giúp đỡ học sinh.

Câu 13: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.    B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.                                D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 14 : Đối lập với khoan dung là?

A. Chia sẻ.         B. Hẹp hòi, ích kỉ.        C. Trung thành.        D. Tự trọng.

Câu 15: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.                          B. Xây dựng xã hội lành mạnh.

C. Xây dựng xã hội phát triển.                        D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

Câu 16:Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.            B. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

C. Truyền thống hiếu học.              D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

A. Người có tính ba phải là người tự tin

B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối

C. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình

D. Tính rụt rè làm cho con người dễ dàng hợp tác được với nhiều người.

Câu 18: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?

A. G là người tự tin.                                  B. G là người tự ti.

C. G là người khiêm tốn.                           D. G là người tiết kiệm.

Câu 19: Người tự tin là người:

A. Hành động cương quyết , dám nghĩ, dám làm     B.Luôn đặt ra mục tiêu cho mình

C.Tin tưởng vào khả năng của bản thân                 D. Chủ động trong mọi việc                                               

Câu 20: Hành vi nào là biểu hiện của lòng khoan dung:

A. Chê bai khi bạn mắc lỗi

B. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn

C. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý

D. Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm

Câu 21: Câu ca dao thể hiện tôn sư trọng đạo là:

A. Công cha như núi Thái sơn                        B. Cây ngay không sợ chết đứng

C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư                          D. Thương người như thể thương thân

Câu 22: Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.                               B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.                      D. Lòng khoan dung.

Câu 23: Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?

A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.       B. Tính chất của gia đình.

C. Mục đích của gia đình.               D. Đặc điểm của gia đình.

Câu 24: Gia đình văn hóa là gia đình …………… thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

A. đoàn kết, tiến bộ, hạnh phúc                           B. hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ

C. hoà thuận, tiến bộ                                 D. đoàn kết, hoà thuận        

Câu 25: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.             B. Gia đình hạnh phúc.       C. Gia đình văn hóa.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 26: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. V là người không tự tin.                  B. V là người tiết kiệm.

C. V là người nói khoác.                     D. V là người trung thực.

Câu 27: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?

A. Tự tin.           B. Tự ti.                C. Trung thực .           D. Tiết kiệm.

Câu 28: Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?

A. Tự trọng.           B. Trung thực.         C. Tiết kiệm.            D. Tự tin.

Câu 29: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.                 B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.                                   D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 30: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.

B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.

C. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.

D. Lờ đi coi như không biết.

Câu 31: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không ?

B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.

A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

C. Có vì con gái không cần học nhiều.

D. Không vì nam và nữ bình đẳng.

Câu 32: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?

A. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.

B. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.

C. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .

D. Có vì gia đình ông yêu thương giúp đỡ mọi người.

Câu 33 : Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, không gồm tiêu chí nào sau đây:

A. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội

B. Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng

C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung

D. Con cái học hành giỏi giang, bố mẹ đều doanh nhân thành đạt nhưng ly thân

 

Câu 34: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

A. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.

B. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.

C. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.

D. Xa lánh bạn D.

Câu 35: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?

A. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.

B. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Nói với cô giáo để cô xử lí.

Câu 36: Câu ca dao, tục ngữ nào không nói lên tình cảm gia đình:

A. Vắng nghe chim vịt kêu chiều/ Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

B. Ơn cha nặng lắm ai ơi/Nghĩa mẹ bằng trời , chín tháng cưu mang

C. Tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông/ Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

D. Đố ai đếm được vì sao/ Đố ai đếm được công lao mẹ cha

Câu 37: Đáp án nào không đúng tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa:

A. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú

C. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả

B. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng

D. Bạo lực gia đình

Câu 38: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài. B.Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

C. Không kế thừa truyền thống của gia đình vì nó lạc hậu. D. Lưu giữ nghề làm gốm. 

Câu 39. Biểu hiện nào không phải là khoan dung?

A. Tha lỗi cho người khác

B. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

C. Che giấu khuyết điểm của bạn

D. Nhường nhịn em nhỏ

Câu 40.  Hành vi nào góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

A. Gia đình nhất thiết phải đẻ được con trai.    B. Vợ chồng hòa thuận, yêu thương nhau.

C. Bố đánh đập con tàn nhẫn.                           D. Con cái đi chơi không hỏi ý kiến cha mẹ.

2
9 tháng 1 2022

nhiều thế 

9 tháng 1 2022

chóng mặt 

31 tháng 12 2020

nhiều v, mà cần luôn không bạn???

 

31 tháng 12 2020

à mik đg cần gấp đó bạnbạn bt hum, giúp mik vs

25 tháng 5 2016

   VC LM TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO:

                    -Vaag lời thầy cô.

                    - Chào hỏi lễ phép.

                   -Yêu thương kính trọng thầy cô như ng mẹ thứ 2.  

 VC LM CHƯA TÔN SƯ TROGNJ ĐẠO;

                   - Thầy cô đi qua mà không chào hỏi lễ phép.

                   - Cố tình lm trái điều thầy cô dạy.

                  Rút ra: Học sinh chúng ta hiện nay phải phát huy truyền thống tôn sưu trọng đạo của dân tộc. Bởi thầy cô là ng truyền đạt cho ta tri thức , cho ta những hành trang đầy đủ và quý giá để bước vào đời, là ng luôn bên cạnh dìu dắt chia sẻ vs chúng ta mọi cảm xúc vì thế chúng ta phải biết yêu thương , kính trọng họ.

21 tháng 10 2016

bạn thân thị phương trang ơi vc lm là gì thế

 

30 tháng 4 2022

- Tín ngưỡng : là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như : thần linh, thượng đế , chúa trời.

- Mê tín dị đoan: là tin vào những điều mơ hồ , nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu 

- Quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo có nghĩa là : công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào ; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

- Hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo :

+ Không tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền chùa, miếu thờ,...

+ Gây bài xích , mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo , giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau

+ Cưỡng bức hoặc cản trở người khác bỏ một tín ngưỡng , tôn giáo nào đó hay theo một  tín ngưỡng , tôn giáo khác.

+...

- Hành vi không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo :

+  Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền chùa, miếu thờ,...

+ Không gây bài xích , mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo , giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau

+ Không cưỡng bức hoặc cản trở người khác bỏ một tín ngưỡng , tôn giáo nào đó hay theo một  tín ngưỡng , tôn giáo khác.

+...

- Hành vi mê tín dị đoan :

+ Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí

+ Tin vào những điều không phù hợp với lẽ tự nhiên

+ Tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép

 

30 tháng 4 2022

Ukm ! Triết lí 

14 tháng 12 2021

c. Anh Thắng là một sinh viên đại học. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, anh Thắng đã viết thư hỏi thăm cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1

14 tháng 12 2021

Hành vi a,c là thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo,vì 2 bạn Năm và Thắng rất yêu quý thầy cô của mình.

Hành vi b,d là không thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo,vì bạn Hoa và An đã không chăm chỉ học tập,làm thầy cô phải mệt mỏi vì 2 bạn.

29 tháng 11 2016
Tôn sư trọng đạoTôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình
4 hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo

- Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ , Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô.

-Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư hỏi thăm cô giáo cũ dạy anh từ hổi lớp Một .

- Nam luôn chăm ngoan, học giỏi, siêng năng để thầy cô vui lòng.

- Hà luôn tận tụy với lớp, là lớp trưởng giỏi, là học sinh gương mẫu, chăm ngoan, học giỏi, luôn luôn thăm thầy cô.

4 hành vi thể hiện không tôn sư trọng đạo

- Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mãi chơi nên Hoa không làm bài tập.

- Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài kiểm tra từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.

- Ân cố gắng ăn trộm giáo án của thầy để thầy tìm cho mệt.

- Hồng tự do đi lại trong giờ Hóa học của thầy Vĩ.

 

2 tháng 12 2016

T​ôn trọng và kính yêu thầy cô giáo ở mọi nơi mọi lúc . Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo. Có những hành động đền đáp côn ơn của thầy cô.4việc làm đúng: +cư sử có lễ độ

​+thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh

​+làm cho thầy cô vui lòng

​+quan tâm thăm hỏi thầy cô.

​4 việc làm sai: +k tôn trọng thầy cô.+ k biết ơn thầy cô.+cư sử thíê lễ độ.+sỉ nhục thầy cô.

10 tháng 12 2021

THAM KHẢO

- Khái niệm

+ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo

+ Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

- Ý Nghĩa

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

+ Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa thể hiện đạo lí làm người.

- Làm những điều tốt dẹp để tỏ lòng biết ơn với thầy cô(chăm ngoan,học giỏi,nghe lời thầy cô,lễ phép).

 

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

- Khái niệm

+ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo

+ Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

- Biểu hiện:

- Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô giáo.

- Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.

- Ý Nghĩa

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta

+ Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa thể hiện đạo lí làm người.

- Làm những điều tốt dẹp để tỏ lòng biết ơn với thầy cô(chăm ngoan,học giỏi,nghe lời thầy cô,lễ phép).