Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
- Nông nghiệp:
+ Đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
+ Có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.
- Về văn hóa - giáo dục:
+ Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ.
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.
- Về xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Xã hội chủ nghĩa.
Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).
Tham khảo (Tuy hơi dài)
1. Những kế hoạch năm năm đầu tiên
a) Bối cảnh
- Đến năm 1925, Liên Xô cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế => Nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b) Nhiệm vụ trọng tâm: công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...
c) Quá trình thực hiện:
- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.
- Từ năm 1925 - 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:
+ Lần thứ nhất (1928 - 1932).
+ Lần thứ hai (1933 - 1937).
+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.
d) Thành tựu:
- Kinh tế:
+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đi thăm nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép
- Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.
- Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và dội ngũ trí thức XHCN.
Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926
e) Ý nghĩa, hạn chế:
- Ý nghĩa:
+ Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Tăng cường sức mạnh đất nước.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
- Hạn chế:
+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.
+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
Mục 2
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
- Liên Xô đã từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước phương Tây:
+ Trong vòng 4 năm (1922 - 1925), Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.
+ Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Vai trò và uy tín của Liên Xô ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Bản chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước ở các vị trị then chốt.
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án cần chọn là: A
Bản chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước ở các vị trị then chốt.
Từ năm 1925 đến năm 1941, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp thì Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp được hoàn thành.
- Về văn hóa-giáo dục: nạn mù chữ được thanh toán, thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho nông dân.
- Về xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.