Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).
– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.
– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
1.Hoàn cảnh
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2.Nội dung:
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
Đáp án B
Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện cục diện hai cực, hai phe bao trùm, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam chính là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử trong thế kỉ XX. Biểu hiện quan trọng nhất là sự can thiệp của Mĩ trong cuộc kháng chiến của Pháp, trực tiếp tiến hành xâm lược Việt Nam ngay khi Pháp rút khỏi và sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam.
– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.
– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
Trên đây là nội dung bài viết về Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 46-54.