Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
- Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)
- Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa
=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm
Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
- Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
- Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
- Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
- Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ
=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công
Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.
- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
k cho m nha!
Câu 1
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Câu 2
-Tình hình Bắc Hà rối loạn vua Lê mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, sau đó Chỉnh lộng hành ra mặt chống lại Tây Sơn.
-Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần 2 diệt Nhậm, được các sĩ phu giúp đỡ, nhanh chóng thu phục Bắc Hà
-1786 – 1788 Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê chúa Trịnh giải phóng đất đai, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.
Diễn biến
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.
1) cuộc kháng chiến bùng nổ:
- sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt cho quân mai phục ở vùng biên giới Việt-Tống , bố trí lực lượng thủy binh đóng ở Đông kênh , xây dựng phòng tuyến ở bờ nam sông như nguyệt.
2) cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông như nguyệt
- cuối năm 1076, 1 đạo quân tống theo 2 đường thủy bộ tiến sang xâm lươcj nước ta.
+ 10 vạn quân do quách quỳ,triệu tiết chỉ huy vượt qua lạng sơn tiến xuông,bị quân ta chặn lại trước bờ bắc sông như nguyệt.
+thủy binh của ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào hỗ trợ cho cánh quân bộ.
- quân tống nhiều lần tấn công để tiến xuống phía nam,phong tuyến sông như nguyệt nhưng bị đẩy lùi. chúng chán nản chết dần, chết mòn.
-cuối năm 1077,quân ta phản công quân tống thua to,Lý Thường Kiệt chủ đọng kết thúc chiến tranh bằng đề nghị " giảng hòa " quân tống chấp thuận rút quân về nước
1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:
- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:
+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu
+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi
+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước
- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân
- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát...
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.
-diễn biến:
+tàu chiến:tàu tutu tiến về phía con cá;Nét lên vị trí chiến đâu;tàu tắt máy,chuyển động theo quán tính;cách 6m Nét phóng lao,mũi lao chạm vào con cá và tạo ra âm thanh kim loại
+con cá:nằm yên
kq:
+tàu chiến:những người trên boong tàu bị hất xuống biển
+con cá: vẫn bơi như chưa hề có chuyện j xảy ra
NX chung:tác giả đã thành công trong việc sử dụng tâm lí nhân vật phù hợp vs tâm lí thích thám phá và chinh phục thử thách của con người
Thành tựu | Thời Lý | Thời Trần |
Kinh tế | - Nông nghiệp: phát triển. Nhà nước quan tâm đến sản xuất, trị thủy, khuyến khích khai hoang. - Thủ công nghiệp: có bước phát triển mới, nhất là ngành ươm tơ, dệt lụa. - Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang. |
Văn hóa | - Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích. | |
Giáo dục | - Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. - Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ |
Khoa học - kĩ thuật | - Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo. - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt. |
Câu sau:Diến biến:SGK
Kết quả:cũng là SGK
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
Tk đê!
Cuối tháng 9 năm 1257, chủ trại Quy Hóa là Hà Khuất báo tin có sứ Nguyên sang. Vua Trần không nghe lời dụ hàng, xuống chiếu ra lệnh đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn và truyền cả nước sắm sửa vũ khí.
Sau khi nhận được tin cấp báo, quân Mông Cổ đã vượt biên giới, vua Trần lập tức thân đem sáu quân đi chống giặc (Đế thân xuất lục sứ ngự khẩu)
Quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long[sửa | sửa mã nguồn]
Quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt theo một đội hình cắt khúc và đều là bộ binh. Đội quân đi đầu được chia làm 2 cánh: một cánh tiến dọc sông Thao và một cánh tiến dọc sông Chảy. Cánh tiến theo hữu ngạn sông Thao do Triệu Ngột Lương chỉ huy. Mỗi cánh gồm 1000 người. Theo sau là quân của Hồ Lã Trừng. Đạo quân có khối lượng lớn nhất và tiến cuối cùng doQuỳ Hợp Thai chỉ huy.
Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thân Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày 17 tháng 1năm 1258[6].
Quân đội nhà Trần bày trận bên bờ sông Hồng đợi giặc. Quân Mông Cổ là những người sang sông. Quỳ Hợp Thai dặn Quỳ Thủ Soạn và viên tiên phong là Triệu Ngột Lương[7]:
“ | ..."...khi đã sang sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất chống lại...phò mã...cắt hậu quân của chúng,... Cacakdu cướp lấy thuyền. Man quân nếu tan... chạy ra bờ sông không có thuyền... tất bị ta bắt." | ” |
Đó là một phương án tiến hành trận đánh nguy hiểm, với ý định làm đối phương vỡ trận, bị dồn ra bờ sông và bị kẹp chặt lại từ hai phía.
Nhưng Triệu Ngột Lương vừa qua sông đã ập lại đánh ngay. Trần Thái Tông sai tượng binh tiến ra giao chiến. Con Quỳ Hợp Thai là A Truật (18 tuổi) cho kỵ binh bắn tên vào mắt voi, khiến voi hoảng sợ, quay lại dày xéo đội hình quân Trần. Quân Trần thất lợi nhưng chủ động rút lui. Trần Thái Tông và tướng Lê Tân lui tới sách Cụ Bản, gặp tướng Phạm Cự Chích đem viện binh tới cứu. Quân Mông Cổ giết được Phạm Cự Chích, nhưng vua Trần đã chạy thoát ra bến Lãnh Mỹ, rồi xuôi thuyền về Phù Lỗ. Không bắt được bộ chỉ huy nhà Trần, Quỳ Hợp Thai nổi giận. Triệu Ngột Lương uống thuốc độc tự sát[8].
Ngay ngày hôm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1258, hai bên chạm trán một lần nữa tại Phù Lỗ. Hai bên đối mặt nhau qua một con sông (sông Cà Lồ) mà bày trận, quân Mông Cổ vẫn là người qua sông phá trận. Quân Trần vẫn tiếp tục thất lợi, nhưng một lần nữa, họ lại chủ động rút lui. Tuy vậy, cả hai trận này đều là những trận đánh lớn và khốc liệt. Ở trận thứ nhất, Trần Thái Tông chỉ chịu rút sau khi nghe lời khuyên của Lê Tần. Vừa khi vua xuống thuyền thì quân Mông Cổ ở trên bờ bắn tên xuống tới tấp, Lê Tần phải lấy ván thuyền che cho vua và bảo vệ vua chạy thoát. Sau đó, quân Trần lại chủ động rút khỏi Thăng Long.
Khi vua Thái Tông triệt binh về sông Thiên Mạc, Lê Tần đã thảo luận với ông về những chuyện cơ mật, không mấy người biết tới. Khi ấy, Thái Tông cũng ngự thuyền nhỏ tới thuyền của em là Thái úy Trần Nhật Hiệu để hỏi ý Nhật Hiệu về kiến về kế sách giữ nước. Nhật Hiệu ngồi dựa vào mạn thuyền, không thể nào đứng lên được và đưa ngón tay xuống chấm nước rồi ghi hai chữ "nhập Tống" trên mạn thuyền (tức là nên chạy sang lánh ở đất Nam Tống[9]). Thái Tông bèn hỏi về tình hình của quân Tinh Cương dưới quyền Nhật Hiệu, thì Nhật Hiệu đáp lại: "Không gọi được chúng đến". Thế rồi, nhà vua lại ngự thuyền đến chỗ Thái sư Trần Thủ Độ. Khi nghe câu hỏi của nhà vua, Thủ Độ tâu:[2]
“ | Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ đừng lo gì khác. | ” |
— Trần Thủ Độ |
Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân xâm lược. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, chẳng những thế, những đám quân đi ăn cướp tài sản này còn hay bị chặn đánh.
Quân Trần phản công
Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang[10], Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Thánh Tông ngự lâu thuyền[2] ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ[11]. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tạiĐông Bộ Đầu[12], quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày - tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn[13]. Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ cố rút nhanh và không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặc Bụt".[14]
Tuy nhiên, Ngột Lương Hợp Thai truyện của Nguyên sử và Kinh thế đại điển tự lục cũng phải thừa nhận rằng sau khi bỏ Thăng Long, người Mông Cổ đã lui về thành Áp Xích, trên đất của 37 bộ Quỷ Phương (Đại Lý), và điều này có nghĩa là Mông Cổ đã không đạt được mục tiêu là mượn đường Đại Việt để đánh vào lưng Nam Tống. Ngột Lương Hợp Thai truyện cũng cho biết, Uriyangqatai tháo chạy về Áp Xích, sau khi có lệnh của Mông Kha thì mới đi theo đường trại Hoành Sơn để tiến vào châu Ngạc của Tống và hội quân với Hốt Tất Liệt
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)
- Tháng 1 — 1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố' Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ kết thúc thắng lợi.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-hay-trinh-bay-tom-tat-dien-bien-cuoc-khang-chien-chong-quan-mong-co-c82a13747.html#ixzz5WvrUqG47
– Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.
– Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng.
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.
– Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng.