K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

• Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

• Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam:

- Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống lành mạnh.

- Phổ cập tiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước, vệ sinh và năng lượng bền vững.

- Hỗ trợ tạo ra các cơ hội phát triển thông qua giáo dục hòa nhập và công việc.

- Thúc đẩy sự đổi mới và cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, tạo ra các cộng đồng và thành phố có thể sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Giảm bất bình đẳng trên thế giới, đặc biệt là liên quan đến bất bình đẳng giới.

- Quan tâm đến tính toàn vẹn của môi trường thông qua việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và hệ sinh thái đất.

- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân xã hội khác nhau để tạo ra một môi trường hòa bình và đảm bảo tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm.

Thế nào là phát triển bền vững? - Khái niệm SGK 

- Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 

28 tháng 2 2023

+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Sinh học là một trong những yếu tố góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế – xã hội: việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lý và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học.

6 tháng 2 2023

Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững: Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững. 

Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.

 - Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế.

- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

Vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: 

- Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

Vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội:

- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

22 tháng 3 2023

Ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:

- Ví dụ về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Sinh học tạo ra các giống mới (giống ngô, lúa, đỗ tương, lợn, bò,…) có năng suất cao, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Ví dụ về vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường như sử dụng vi sinh vật để xử lý vết dầu loang, sử dụng loài thiên địch,…

- Ví dụ về vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: Thành tựu trong giải trình tự hệ gene người và nhiều loài sinh vật khác nhau trong thời gian gần đây đã giúp con người sản xuất ra nhiều loại thuốc được gọi là thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.

20 tháng 1 2023

tham khảo:

- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.

- Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

→ Từ đó cho thấy, sự phát triển bền vững phải dựa trên việc khai thác môi trường bền vững. Vậy mối quan hệ giữa việc phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường.

20 tháng 1 2023

- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị. Vai trò của sinh học trong phát triển xã hội: - Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

25 tháng 1 2023

- Vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững môi trường:

+ Góp phần đánh giá tác động của các nghiên cứu sinh học (các nghiên cứu về cây trồng, vật nuôi biến đổi gene; các nghiên cứu về nhân bản vô tính,…) đến môi trường tự nhiên và xã hội loài người.

+ Góp phần đưa ra các kế hoạch khai thác; các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Góp phần cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

+ Góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững.

+ Góp phần xây dựng ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Vai trò của sinh học với những vấn đề toàn cầu khác:

+ Đối với vấn đề phát triển kinh tế: Sinh học góp phần tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị;… giúp ứng dụng trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo việc làm. Ngoài ra, sinh học cũng góp phần vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

+ Đối với vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống: Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe con người (các ngành y học, công nghệ thực phẩm), đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát dân số cả về chất lượng và số lượng,…

+ Đối với vấn đề phát triển công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản còn giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc. 

28 tháng 2 2023

Những đóng góp của ngành Sinh học trong bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sống:

- Tạo ra các chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn đề về môi trường như sự nóng lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi trường, suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thu hẹp môi trường sống của các loài động vật hoang dã,...

- Đưa ra những mô hình tái sử dụng các chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi; tái chế rác thải hữu cơ.

28 tháng 2 2023

Tham khảo một số ngành nghề sau:

Ngành nghề

Mục tiêu

Yêu cầu

Cơ hội

việc làm

Thành tựu

Triển vọng

Y học

Đào tạo những thế hệ y, bác sĩ… có đầy đủ tố chất: lòng thương người, kiên trì, chuyên môn và kĩ năng giỏi…

Tốt nghiệp trường y khoa và hoàn thành tốt nghiệp sau đại học

- Cần có thời gian thực hành 18 tháng.

 

Làm ở nhiều vị trí khác nhau: bệnh viện, văn phòng nha khoa, phòng khám y khoa tư nhân hoặc bất kì cơ sở nào có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Kĩ thuật chẩn đoán và can thiệp bệnh đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.

- Phát triển các kĩ thuật nội soi và vi phẫu thuật nội soi trong chuyên khoa thần kinh sọ não, tai - mũi - họng,…

Chất lượng cuộc sống ngày càng cao kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng tăng lên. Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm, hằng ngày con người phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ các thực phẩm, hàng tiêu dùng,… là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của người dân.

Dược học

Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực của ngành dược như tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; kiến thức chuyên môn trong sản xuất và phân phối, dược phẩm, thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về ngành dược.

Những người làm trong ngành Dược cần có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức vững chắc về các môn khoa học cơ bản, hiểu sâu về công nghệ, có tính chuyên nghiệp cao, có tư duy và khả năng sáng tạo, nhất là trong điều kiện hội nhập.

Nắm vững kiến thức dược lý, nắm bắt kịp thời các thông tin mới về hoạt chất, tá dược có kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc…

 

 

Ngành Dược đang giữ vai trò quan trọng, là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực ngành Dược vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.

Ngày 17/12/2020 đã trở thành thời khắc lịch sử của ngành y tế Việt Nam khi liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu.

Nghiên cứu chế tạo thành công bộ sinh phẩm real-time RT-PCR phát hiện SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 (Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á)

Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới, đạt 7,7 tỷ USD tổng giá trị ngành vào 2021.

Pháp y

Chuyên ngành Pháp y học hướng tới trau dồi cho sinh viên nói chung, du học sinh một nhân cách tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến ​​thức rộng, nền tảng lý luận vững chắc, khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn vững vàng, tinh thần đổi mới, có thể đáp ứng nhu cầu của các ngành công an, công tố và tư pháp, cơ quan chứng thực tư pháp và các trường học. Các tài năng pháp y cấp cao ứng dụng, phức hợp, sáng tạo và quốc tế.

- Có cái nhìn đúng đắn về thế giới và cuộc sống, tuân thủ pháp luật và các quy định của pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt…

- Nắm vững các lý thuyết cơ bản và các kiến thức cơ bản về cơ bản y học, y học lâm sàng , pháp luật và pháp y, các luật và quy định liên quan liên quan đến chứng cứ (đặc biệt là pháp y)…

- Có những phương pháp nghiên cứu khoa học nghiệp vụ.

- Có khả năng nhận thức sâu sắc những vấn đề thực tế trong thực hành pháp y, gắn lý luận với thực tiễn.

- Thành thạo ngoại ngữ chuyên môn.

Bác sĩ pháp y, chuyên viên pháp y trong các Viện pháp y, Hiệp hội pháp y. Bác sĩ pháp y, chuyên viên pháp y chuyên trách công tác trong các đơn vị, cơ quan điều tra của nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức tại các viện, học viện đào tạo pháp y. Nghiên cứu khoa học pháp y.

Những vụ án nổi tiếng được tìm ra nhờ pháp y:

- Vụ án chất độc học: con gái giết cha.

- Xét nghiệm huyết thanh học và gã thợ mộc điên.

- Nha khoa pháp y và kẻ sát nhân ở Biggar.

- ADN và vụ án bóp cổ giết người đêm thứ bảy.

 

Nguồn nhân lực cho ngành Pháp y đang thiếu trầm trọng. Đó chính là cơ hội cho học sinh Việt Nam khi tỉ lệ cạnh tranh giảm, và tỉ lệ ra trường có việc làm cao hơn.

Công nghệ thực phẩm

Có khả năng phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học, công nghệ mới về Công nghệ thực phẩm để có thể giải quyết được các vấn đề được giao hoặc phát triển sản phẩm mới.

- Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích.

- Đam mê công nghệ và nghiên cứu.

- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống.

- Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao.

- Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng,…

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…),…

- Trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… của các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và y tế dự phòng,…

Các thành tựu:

+ Thực phẩm khô.

+ Thực phẩm lỏng.

+ Thức ăn từ côn trùng.

+ “Thịt xông khói” dưới nước.

+ Thịt nhân tạo.

Công nghệ thực phẩm ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày vì mức độ phức tạp trong nhu cầu của con người đang gia tăng mạnh.

 

Khoa học môi trường

Đào tạo kĩ sư ngành Khoa học môi trường có kiến thức khoa học cơ bản và kĩ thuật nâng cao tốt để giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học/kỹ thuật môi trường như nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, tái chế chất thải, sản xuất sạch,…

- Yêu thiên nhiên, môi trường.

- Có tinh thần học hỏi, trách nhiệm, kiên trì nhẫn nại…

- Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích.

- Đam mê công nghệ và nghiên cứu.

 

 

- Phát triển chính sách môi trường, quản lý năng lượng kỹ sư môi trường, quản lý chất thải và tái chế. Có thể trở thành nhà động vật học, nhà hoạt động môi trường, quản lý chất lượng nguồn nước, hoặc theo đuổi dự án.

- Kiểm soát nguồn ô nhiễm.

- Quản lí chất lượng môi trường.

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường.

- Quan trắc, thông tin, báo cáo môi trường

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế lẫn những hệ lụy tiêu cực mà nó đã và đang tác động lên môi trường cũng như đời sống con người, sự ra đời và phát triển của ngành liên quan đến môi trường là sứ mệnh của tất cả các quốc gia. Với vai trò quan trọng này, ngành liên quan đến môi trường trở thành chủ để nóng thu hút sự quan tâm của dư luận lẫn tìm kiếm của đông đảo các bạn trẻ.

Nông nghiệp

& Thủy sản

Trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn và kỹ năng chung của quá trình sản xuất và chọn giống cây trồng; các nguyên lý về kỹ thuật chăn nuôi  thú y và nuôi trồng thủy sản; biện pháp quản lý dịch hại cây trồng, bệnh trên vật nuôi và thủy sản; các kiến thức về hệ thống sản xuất và phát triển nông thôn, quản lý nông trại tổng hợp; các kỹ năng áp dụng công nghệ mới trong canh tác cây trồng, sản xuất vật nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Có khả năng học các môn tự nhiên.

Yêu nông nghiệp và thủy sản.

Thích công việc nghiên cứu.

Có sức khỏe tốt.

 

- Cơ quan nhà nước có liên quan đến Nông nghiệp như Sở (Phòng, Ban) Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, Trung tâm (Trạm) Khuyến nông, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHKT.

- Cơ quan nhà nước ở các lĩnh vực chuyên môn riêng như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

- Các Công ty sản xuất  kinh doanh  dịch vụ sản phẩm phân bón và thuốc trừ dịch hại cây trồng, thức ăn vật nuôi và thủy sản, thuốc thú y, thuốc trừ bệnh thủy sản...

- Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các trung tâm đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp (có đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm).

- Các Tổ chức/dự án hoạt động liên quan đến nông nghiệp.

- Giá trị toàn ngành nông nghiệp ước tính tăng 2,9% trong năm 2021; tỉ lệ số xã chuẩn nông thôn mới đạt 68,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD. Đây là những thành tựu vượt bậc trong bối cảnh dịch COVID-19.

- Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 thị trường trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 1999 và đạt trên 9 tỷ USD vào năm 2018 - mức cao nhất từ trước tới nay, đưa Việt Nam vào vị trí các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã chuyến đổi dần sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Thế nhưng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vẫn là một trong những ngành quan trọng và không thể thiếu hiện nay.

Lâm nghiệp

- Điều tra, phân tích, đánh giá tốt hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, rừng, môi trường và cảnh quan đô thị.

- Nắm vững kiến thức, kỹ năng thiết kế, giám sát, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng, phát triển rừng và cảnh quan đô thị, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp;

- Xây dựng tổ chức thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp;

- Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp cho các cơ sở sản xuất ở địa phương.

- Am hiểu về rừng, các giống cây trồng.

- Có kiến thức ngoại ngữ và tin học.

- Các kiến thức chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

- Có khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.

- Có khả năng làm việc theo nhóm.

- Có khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực

- Có khả năng làm việc theo nhóm.

Có thể có cơ hội làm việc tại: các cơ sở đào tạo (trường Đại học, trường cao đẳng...), các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế (GOs hay NGOs), các công ty khai thác và chế biến lâm sản v.v...

- Cán bộ kiểm lâm làm việc tại cục kiểm lâm, các chi cục, hạt, trạm kiểm lâm.

- Nhà khoa học lâm nghiệp làm việc tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, các trung tâm thí nghiệm hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn, công ty sản xuất lớn, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...

Những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2019 đạt trên 11,3 tỷ USD, xuất siêu đạt 8,77 tỷ USD bằng 84% xuất siêu ngành nông nghiệp và bằng 7,88% của cả nước.

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng coi rừng là một nguồn sinh thái vô cùng quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng. Do đó, các ngành nghề liên quan đến lâm nghiệp trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, tạo nhiều triển vọng trong việc làm.