K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

…Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời với các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự… Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui càng hẹp, không tìm ra lối thoát. Các học vấn khác đại khái cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.
Câu 1: Giải nghĩa từ“học vấn” trong đoạn văn trên và cho biết em đã giải nghĩa từ đó bằng cách nào?
(0.5 điểm)
Câu 2: “Các học vấn liên quan” được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? Từ đó hãy cho biết tác giả đang khuyên chúng ta nên đọc loại sách gì? Vì sao phải đọc loại sách đó? (1 điểm)
Câu 3: Chỉ ra một hình ảnh so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng. (0.75 điểm)
Câu 4: Xét về cấu tạo, câu văn “Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào” thuộc kiểu câu gì? Cùng quan điểm này với Chu Quang Tiềm, một danh nho nước Việt ta (1723 -1804), cũng đã viết: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn”. Cho biết vị danh nho ấy là ai và câu nói này được viết trong văn bản nào đã học ở chương trình Ngữ văn THCS? (0.75 điểm)
Câu 5 : Hiện nay, một số bạn trẻ chỉ thích đọc truyện tranh, báo mạng hoặc truyện ngôn tình. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và cảm thán. (2 điểm)

0
3 tháng 8 2017

Mình cũng giống như bạn nè , vì không học thêm nên mình có 1 tg bị thua thiệt điểm bạn bè. Nhưng sau khi lên lớp 8 tổng phết Văn của mình đã được 8.9 ha Thì mình cũng không cho đó là cao lắm, tuy nhiên sau sự cố năm lớp 7 mình đã rèn luyện được một số kỹ năng, không phải là mình bắt bạn phải làm giống mình vì mỗi người mỗi khác, mỗi người một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. nếu như bạn đang gặp khó khăn trong chuyện này, mình sẽ sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm bé nhỏ mà mình đã gặt hái và hoàn thành được các kỳ thi văn vui lí do đơn giản là mình thấy chính bản thân mình trong quá khứ cũng đang gặp khúc mắc này.

Trước hết bạn phại nhìn nhận khó khăn của mình đang ở mức độ nào ( chỉ cần viết văn được hoặc hoàn thành các kỳ thi được hay là trở thành một học sinh chuyên Văn,...). Khi bạn đã đánh giá và xem xét mức độ, trình độ, năng lực của mình kĩ càng thì bạn sẽ dễ dàng đúc kết được hướng giải quyết cho bản thân. Như kiều đo chiều dài và độ sâu của con sông để có thể xây được một cây cầu vững chắc ấy. Tiếp theo, bạn phải rõ các kiến thức trong sgk trước, điều này là tất nhiên rồi! bạn cần có một cuốc sổ tay Ngữ Văn ( hoặc sách kiến thưc cơ bản) để vừa hiểu bài, vừa trau dồi thêm vốn từ ngữ. hồi đó mình thấy ngữ pháp phần Tiếng Việt rất khó xơi, nên mình quyết định sẽ chép ngắn gọn theo ý hiểu ra một cuốc sổ( phải học thuộc trước đã nhé) rồi gây ấn tượng với trí não bằng các câu VD để nhớ lâu hơn. Các văn bản thì đơn giản rồi, sách tập 1 nhớ các VB trong sách tập một, sách tập hai có những VB nào thì cũng phải nhớ ( không nhất thiết làm việc này. nếu trí nhớ bạn không được tốt thì có thể bỏ qua nhưng các bài thơ là phải thuộc đấy nhé) học tác giả, biết phân tích nghệ thuật ý nghĩa. Đi học thêm ngữ văn thầy cô cũng chỉ hướng chúng ta làm những việc này thôi, còn sáng tạo đến đâu phải phụ thuộc vào mình hết. Cuối cùng là phần quan trọng không kém là phần TLV. Ở phần này cái cơ bản là bạn phải nắm được loại văn mình sử dụng, chức năng của nó( vd như là văn nghị luận thì có nghị luận về đời sống này, NL về Đạo lý, Nl về đoạn thơ bài thơ, ...)để xác địng bố cục và dàn ý cho phù hợp. Ngoài ra còn phải trau dồi từ ngữ và các thông tin, bạn phải đọc báo này đọc sách này... ngoài ra củng phải tham khảo bạn bè của mình. Tiếp nữa là không được làm rối bố cục bài văn, MB ra MB,TB ra TB , KB ra KB, chúng không được lẫn lộn vai trò của nhau. Riêng phần thân bài phải chú ý chia ra thành các đoạn văn, mổi đoạn văn phải mang một nội dung cụ thể và luôn có câu chủ đề. Cuối cùng là bạn phải biết khai thác ý kiến của bản thân. Không thể lấy suy nghĩ của bạn A bạn B làm suy nghĩ, lối văn của mình được. Những ý kiến của bạn phải luôn được làm rõ và có sức thuyết phục. Đồng thời bạn phải biết kết hợp yếu tố biểu cảm pha chút tự sự vào bài văn để lời văn thêm cuốn hút, bạn phải biết nhìn nhận toàn bộ các mặt của vấn ề mà đề bài giao. Việc này sẽ giúp bạn không bị lan man khi viết văn, viết đủ vấn đề và nêu được suy nghĩ của bản thân là bạn có điểm. Một bài văn dài 4,5 trang mà vẫn chưa đủ ý thì làm sao có điểm. Thêm nữa là bạn phải đọc nhiều biết nhiều thì vốn thông tin trong bài vă n sẽ phong phú dễ dàng nổi bật được ý chính, sử dụng từ và nghệ thuật chính xác, tình bài sạch đẹp

====> Mình mong là sẽ giúp ích chút ít cho bạn, mình cảm ơn !!~

6 tháng 12 2016

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

***Good luck ~ MDia

10 tháng 12 2021

giúp với ad 

20 tháng 3 2021

Hiện nay, trong học sinh nổi cộm lên vấn đề học chay và học vẹt vô cùng nặng nề. Thật vậy, (BL) cách học này không chỉ có hại cho chính bản thân người học mà còn gây tổn hại đến chất lượng dạy và học của trường học nói chung. Trên thực tế, học chay là học thuộc lòng lý thuyết nhưng không học cách áp dụng vào thực tế đời sống, tức là nắm rất rõ lý thuyết nhưng học một cách máy móc, không biết áp dụng vào đời sống như thế nào. Còn học vẹt là học nhưng không hiểu gì, không có khả năng ứng dụng vào cuộc sống thường ngày mà chỉ biết nhắc lại máy móc, rập khuôn như một con vẹt mà thôi. Chính vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những cách học này phải đến từ sự cố gắng từ cả học sinh, giáo viên và nhà trường. Đầu tiên, học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học hành, hiểu cặn kẽ từng vấn đề lý thuyết và hiểu được cách áp dụng từ trong lời giảng của thầy cô. Nếu như phần nào không hiểu thì chúng ta có thể hỏi bạn bè nhờ giải đáp. Chỉ khi hiểu sâu sắc vấn đề cùng với ý thức học tập tốt thì mỗi học sinh mới có thể nảy sinh lòng ham học và chịu khó học hành. Thứ hai, giáo viên cần luôn hăng hái, tích cực giảng giải cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề, đồng thời hướng học sinh đến việc ứng dụng những kiến thức đó vào cuộc sống ra sao. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ nhà trường, luôn có những phương án điều chỉnh kịp thời để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học trong nhà trường. Đối với tôi (KN) , tôi nghĩ rằng chúng ta nên có ý thức học tập tốt hơn đừng dựa dẫm vào ai mà hãy đi lên bằng năng lực thực sự của mình. Tóm lại, việc học chay, học vẹt cần có sự giải quyết đồng thời từ học sinh, thầy cô và nhà trường.

THAM KHẢO 

  
20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Chắc chắn, học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Đối với học sinh, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.

TP biệt lập: chắc chắn

Khởi ngữ: Đối với học sinh, 

19 tháng 12 2019

Nếu 1 trong 3 môn Toán, Anh, Văn không trên 6.5 thì ở trường tôi là Học sinh Khá =(((

19 tháng 12 2019

Học sinh Khá nha bạn ^^

Vì nếu có một môn dưới 6,5 thì sẽ không thể thành học sinh giỏi được.

Mong bạn trần ngọc như vào học kì 2 sẽ học tốt hơn nha ^^

BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua...
Đọc tiếp

BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát. (...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Tìm và chỉ ra một phép liên kết trong những câu sau: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 4: Em rút ra bài học gì từ đoạn trích trên? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 -5 dòng) Câu 5: Xét về câu tạo ngữ pháp, câu “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 6: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Phần II: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong khổ 3,4,5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

0
18 tháng 1 2019

Lập dà n ý: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi,em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bà y suy nghĩ của mình,cách là m bà i nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

Lập dà n ý: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi,em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bà y suy nghĩ của mình,cách là m bà i nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

Lập dà n ý: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi,em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bà y suy nghĩ của mình,cách là m bà i nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Ngữ văn Lớp 9,bà i tập Ngữ văn Lớp 9,giải bà i tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

18 tháng 1 2019

Con người sinh ra không thể chọn hoàn cảnh, hình hài mình sinh ra vì cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Nhưng một danh nhân đã nói “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”. Và sự thật đã chứng minh rất nhiều tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… đây là những con người đã chứng minh rằng mình có thể thay đổi số phận, là những tấm gương sáng để mọi người học tập.

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi. Người xưa kể lại rằng Mạc Đĩnh Chi con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ. Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

uyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài. Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắt lại, những ngón chân xưng phồng những vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú. Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng. Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”. Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ. Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

Từ những tấm gương đó, chúng ta hãy soi lại mình. So với họ cuộc sống đã quá ưu đãi với chúng ta. Chúng ta được học hành, có thân thể khỏe mạnh đầy đủ, có gia đình yêu thương. Sẽ thật đáng buồn thay nếu chúng ta không ỷ lại, nhàm chán, tự phai nhạt trong một xã hội hiện đại. Bài học về sự kiên trì, ý chí vươn lên, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời chính là điều mà họ đã dạy cho chúng ta.

Chúng ta cũng cần yêu thương, chia sẻ nhiều hơn đến với những người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn . Vì “ tuổi trẻ không bao giờ thắm lại” chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu thương. Hãy dang rộng vòng tay, mở rộng trái tim để trở thành những người có ích cho xã hội.

Cho đoạn trích sau Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học,nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.Buổi ra đi mẹ chàng mới dặn rằng: - Này con phải tạm ra tòng quân xa lìa dưới gối.Tuy hội công danh từ xưa ít gặp nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng gặp khó nên lui lường sức mà tiến đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mặc vào cạm...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau

Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học,nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.Buổi ra đi mẹ chàng mới dặn rằng:

- Này con phải tạm ra tòng quân xa lìa dưới gối.Tuy hội công danh từ xưa ít gặp nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng gặp khó nên lui lường sức mà tiến đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mặc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để ng ta. Có như thế mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng cho con được.

Câu hỏi: Có bạn cho rằng mẹ chàng Trương đã dạy con mình sống ích kỷ nhát gan thụ động trái ngược hẳn với những điều mà 1 ng lính khi ra trận phải thực hiện,em có đồng ý với quan điểm của bạn ấy k? Hãy thể hiện quan điểm của mình bằng 1 đoạn văn

Viết 1 đoạn văn nghị luận ngắn nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

1

m cx chưa làm đc à khocroi