Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Thúy Kiều là cô gái có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên quan ngoại có ba chị em. Một lần, trong dịp du xuân, nàng đã gặp một tài tử hào hoa phong nhã là Kim Trọng. Hai người đem lòng yêu nhau, đính ước với nhau sẽ ở bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tình yêu của hai người vô cùng tốt đẹp cho đến khi gia đình Kiều gặp nạn. Cha và em bị bắt, không còn cách nào khác, Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và trao lại mối nhân duyên này cho cô em gái Thúy Vân. Kiều bị Tú Bà và Mã Giám Sinh bán vào lầu xanh, ở đây, bọn chúng hành hạ, dày xéo, có lần Kiều định bỏ trốn thì bị Sở Khanh bắt lại, sau những trận đòn roi, Kiều buộc phải tiếp khách. Kiều được Thúc Sinh chuộc về làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư - vợ cả của Thúc Sinh vì ghen tuông mà bày mưu hãm hại nàng. Kiều bỏ trốn thì bị rơi vào một lầu xanh khác, tại đây Kiều gặp Từ Hải, hai người nên duyên với nhau. Từ Hải giúp Thúy Kiều báo ân báo oán, nhưng sau một thời gian ngắn mặn nồng, người anh hùng này tiếp tục ra đi vì chí lớn nhưng lại bị chết đứng. Thúy Kiều sau đó bị làm nhục và ép gả cho một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng tìm đến cái chết thì được nhà sư Giác Duyên cứu mạng.
Gia đình sau nhiều năm vất vả đi tìm thì cuối cùng cũng tìm thấy nàng. Kiều đoàn tụ với gia đình nhưng lại từ chối nối lại tình xưa nghĩa cũ với Kim Trọng, hai người quyết định làm bạn bè để giữ vững tình cảm tốt đẹp.
Em tham khảo nhé:
Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.
Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.
Tham khảo:
Nguyễn Du là một thi hào dân tộc ta. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiệm khắc về cái ác, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương .
Xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều. Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng.
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : “Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.”
Nhà thơ dùng từ Hán Việt “tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng.
Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người.
Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân :
“Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da,”
Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm.
Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc.
Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, .. và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng.
Đặc biệt, các từ ” thua “, “nhường ” cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn”
Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng. Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ.
Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ,…đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt đỉnh, khiến cho :
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
“Hoa” và “liễu” là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải “ghen” , “hờn”, tức giận trước vẻ đẹp “sắc sảo mạn mà”, “mười phân vẹn mười” của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ. Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ “ghen” , “hờn” , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
“Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai”
Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai.
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương.”
Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác. Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là ” Bạc mệnh ” – đứa con tinh thần của Thúy Kiều – đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sầu não đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim.
Phải chăng “một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều là tuyệt đỉnh .
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất.
Đó là một cái nhìn của con người có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đường cho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em.
Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởng đến những kẻ đi tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa .
Chính những nét hồn nhiên , trong sáng. thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành – phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .
Bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy Kiều.
Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Phần 1. Gặp gỡ và đính ước
- Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) quyến luyến.
- Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà, bắt được cành thoa rơi, trò chuyện cùng Thuý Kiều, Kiều – Kim ước hẹn nguyện thề.
Phần 2. Gia biến và lưu lạc
- Kim về hộ tang chú, gia đình Kiều gặp nạn. Kiều bán mình chuộc cha.
- Gặp Thúc Sinh, Chuộc khỏi lầu xanh. Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen, bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh.
- Kiều xin ra ở Quan Âm Các, Thúc Sinh đến thăm, bị Hoạn Thư bắt, Kiều sợ bỏ trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên. Kiều rơi vào tay Bạc Bà, rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai.
- Kiều gặp Từ Hải, được chuộc khỏi lầu xanh. Kiều báo ân báo oán. Bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết. Kiều bị gán cho viên Thổ quan. Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn. Sư bà Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa.
Phần 3. Đoàn tụ
- Sau khi hộ tang trở về được gả Thúy Vân, Kim vẫn khôn nguôi nhớ Kiều, tìm kiếm Kiều. Kim lập đàn lễ, gặp Kiều, gia đình sum họp. Kiều không muốn nối lại duyên xưa. Chỉ coi nhau là bạn.
Nguồn: Hoc24.
Tóm tắt :
Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng . Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau. Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan , Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề . Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy . Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ , cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều , đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách . Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công , bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà , Hoạn Thư . Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận . Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng , Kiều phải ăn cắp chuông vàng , khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên , nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà . Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai . Nơi đây Kiều gặp Từ Hải , được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân , báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa , khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan . Quá tủi nhục, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm , nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống ,rồi về tu chung với vãi Giác Duyên.. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của Kiều tưởng Kiều đã chết , khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều , nên Kiều lại được đoàn tụ với gia đình . Trước áp lực của cả gia đình , Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm bạn với chàng
Giá trị nhân đạo :
+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa…
+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời.
- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ.
- “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”.
*tóm tắt
Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng - một chàng trai "Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa". Hai người vừa gặp nhau "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những dông bão đời mình.
Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.
Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hoá ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh - một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đât. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sẩy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.
Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kì".
*giá trị nội dung
a. Giá trị hiện thực :
“Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ.
+ “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.
+ “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”).
b. Giá trị nhân đạo :
+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa…
+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời.
- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ.
- “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”.
a,Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây nên bao cảnh mịt mù,đau thương .,các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và tập trung viết về họ- người phụ nữ . Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này như là truyện Kiều của Nguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc mỗi khi giở lại. Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Có lẽ đây là một lời nhận xét rất đúng về thân phận bèo bạt của những người phụ nữ xưa.Trong chuyện truyền kì mạn lục “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ thì “ Vũ Nương” hiện ra là 1 cô gái có “ tư dung tốt đẹp”. Và nàng cũng được xếp là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy rẫy những bất công đối với người phụ nữ.Tuy Trương sinh là một người khô khan , lạnh lùng , đa nghi mà lại ít học nhưng Vũ Nương luôn gìn giừ , ăn nói có chuẩn mực , chưa để vợ chồng tiếng to tiếng nhỏ với nhau bao giờ. Nàng lấy Trương Sinh chẳng được bao lâu thì cuộc sống 2 vợ chồng bị chia cắt. Trương Sinh phải đi lính. Không lâu sau khi Trương Sinh đi thì mẹ chàng bị bệnh và mất. Vũ Nương quả là một người phụ nữ tốt. Nàng chăm sóc và mai táng mẹ chồng hết sức là chu đáo , như một đứa con gái đối xử với mẹ để cùa mình. Thời gian thấm thoát trôi đi., Trương Sinh đi lính đã trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ , khăng khăng , nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương, Trương sinh Với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình . Nhưng cái chết đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Với chế độ nam quyền thối nát , độc đoán , nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất nhiều những oan trái ,tủi nhục không đáng có.
Không những Vũ Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ phải chịu những đau đớn đó. . “Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “ đau đớn” , là “ bạc mệnh” , là tủi nhục không kể xiết. Như là Vương Thúy Kiều trong “truyện Kiều”-tiếng kêu thương thống thiết , ai oán , não nùng của đại thi hào dân tộc “ Nguyễn Du”. Số phận của nàng còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương . Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp . Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền cứu cha và em trai của mình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong . đo đếm , cò ke, ngã giá... Và từ tay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp , tài năng, và đã sinh trưởng trong 1 gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo , dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộc nàng trở thành 1 cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục .Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng , đức hạnh, nàng đã trở thành 1 món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi.
Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 năm trời , đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu .
Vũ Nương và Thúy Kiều thật đáng thương !Họ dường như đại diện cho tầng lớp phụ nữ ngày xưa . Họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do . Thật bất công! Những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó.Nhưng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.
b,
Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
- Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
- Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
- Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
Em tham khảo nhé:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật:
* Thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng trong văn học Trung đại, lấy vẻ đẹp thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.
- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: “đầu lòng hai ả tố nga”, “mai cốt cách tuyết tinh thần” – mĩ từ ca ngợi 2 cô gái đẹp người đẹp nết.
Tả Thúy Vân: dùng hình ảnh mây, tuyết, hoa, ngọc để nói về vẻ đẹp trong sáng, hiền hậu, đoan trang của Vân.
Tả Thúy Kiều: dùng hình ảnh “làn thu thủy, nét xuân sơn” để tả vẻ đẹp đôi mắt của Kiều, ca ngợi tài năng của Kiều “vốn tính trời”, “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.
- Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả dùng hình ảnh hoa để tả Kiều: “lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”, vừa tả người đẹp, vừa thể hiện nỗi tủi nhục khi phải bán mình chuộc cha.
- Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”: Tả nam thanh nữ tú đi hội đạp thanh là “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, vẻ đẹp của con người hòa với cảnh sắc thiên nhiên, khiến thiên nhiên thêm sinh động.
⇒ Nhận xét:
- Về ngôn ngữ: tác giả sử dụng ngôn từ trang trọng, mĩ miều, hình ảnh tươi đẹp, trong sáng.
- Hình ảnh: lựa chọn những hình ảnh đẹp trong tự nhiên.
- Qua miêu tả thấy được tuyến nhân vật chính diện, cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật.
* Thủ pháp tả thực: tả Mã Giám Sinh
- Giới thiệu nhân vật: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
- Ngoại hình, tuổi tác: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.
- Cho thấy phẩm chất con người qua một chuỗi hành động:
Không có tôn ti trật tự, con người không có giáo dục: “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.
Bản chất chợ búa, con buôn: “Đắn đo cân sắc cân tài” bắt Kiều đàn hát, làm thơ để xem tài, sau khi ưng ý mới “tùy cơ dặt dìu” hỏi giá, tiếp tục “Cò kè bớt một thêm hai”, coi Kiều như một món hàng và trả giá bốn trăm lượng.
⇒ Nhận xét:
- Tác giả sử dụng ngôn từ tả thực, chỉ dùng 2 câu để tả ngoại hình nhân vật, còn lại tả hành động để cho thấy bản chất con người nhân vật Mã Giám Sinh; sử dụng nhiều tính từ như “lao xao”, “sỗ sàng”, đặc biệt động từ “tót” cho thấy một hành động vô phép tắc, dáng ngồi xấu xí.
- Qua miêu tả thấy được nhân vật phản diện, thể hiện sự khinh ghét của tác giả
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau.
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2.
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.
Bạn tham khảo:
Đoạn trích "chị em thúy kiều" nằm ở phần đầu của tác phẩm truyện kiều.Ở đây tác giả nói về hai chị em , mỗi người đều mang một vẻ đẹp riêng .Thúy vân với vẻ đẹp đoan trang ,phúc hậu như dự báo tương lai sẽ có một cuộc sống êm đềm.Còn Thúy kiều với một vẻ đẹp sắc sảo cùng tài năng hiếm có khiến cho thiên nhiên phải gen ,hờn. Cuộc sống sau này của kiều sẽ gặp những khó khăn ,trắc trở