K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Bài Đồng chí:

+Tóm tắt nội dung:vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc,cảm động

+Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết,hình ảnh tự nhiên,bình dị, cô đọng, gợi cảm.

-Bài Đoàn thuyền đánh cá:

+Tóm tắt nội dung:Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên,vũ trụ và con người lao động mới.

+Từ ngữ giàu hình ảnh,sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa.

-Bài Bếp lửa:
+Tóm tắt nội dung: Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh

+Đặc sắc nghệ thuật: Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự,bình luận.

-Bài Viếng lăng Bác:
+Tóm tắt nội dung:Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.

+Đặc sắc nghệ thuật:Giai điệu, trang trọng,thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.

 

9 tháng 8 2021

Trl tn tui chx bn hiền?

23 tháng 4 2023

Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.

- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.

- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.

- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.

 

29 tháng 3 2018

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay của Viễn Phương viết về Bác Hồ năm 1976, khi tác giả từ Nam ra Bắc thăm lăng Bác. Lúc ấy, lăng Bác cũng mứi khánh thành không lâu. Bài thơ thu hút người đọc bằng cảm xúc chân thành và những hình ảnh ẩn dụ đẹp.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã rất xúc động khi đứng trước lăng Bác:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Từ đầu, tác giả đã bộc lộ cảm xúc một cách chân thực: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Từ cách xưng hô “Con-Bác’ ta có thể thấy được sự gần gũi của tác giả, hay nói đúng hơn, là cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. Câu thơ như là lời nói của người con về thăm cha mình sau những tháng ngày xa cách. Bởi vì giờ đây, Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là người cha già của năm mươi tư dân tộc anh em trên đất nước này:

“Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ”

   (Tố Hữu)

Lúc đến trước lăng, thi sĩ đã nhìn thấy trong màn sương mờ ảo bóng dáng những hàng tre “bát ngát”. Với hàng tre, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến những hình ảnh binh dị, thân thuộc ở làng quê. Nhưng hàng tre “xanh xanh Việt Nam” lại gợi nhiều liên tưởng. Hàng tre cần cù, chịu khó, can đảm,… là biểu tượng của con người Việt Nam. Quanh lăng Bác, hàng tre cũng là đội quân danh dự canh giấc ngủ cho Người. Dù có “bão táp mưa sa” như thế nào đi chăng nữa tre vẫn luôn “thẳng hàng”. Thể hiện cả dân tộc Việt Nam luôn hướng về Bác với tấm lòng thành kính, yêu thương.

Nếu mở đầu bài thơ là cái nhìn bao quát xung quanh lăng Bác thì đến khổ hai, tác giả của chúng ta được đến gần và nhìn lăng rõ ràng hơn:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Trong nền thơ ca Việt Nam, có rất nhiều hình ảnh mặt trời được nhắc đến:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Hay                                  “Mặt trời chân lý chói qua tim”

(Tố Hữu)

Nhưng với “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương lại rất độc đáo khi so sánh Người với mặt trời. Nếu như mặt trời là vầng thái dương, soi sáng cho vạn vật thì Bác lại là một “Mặt trời trong lăng”. Chính “mặt trời” ấy đã soi lối cho cách mạng Việt Nam, đem đến độc lập tự do, cơm no áo ấm và cả tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam. Giống như mặt trời, Bác mãi tỏa sáng rất đỏ trong tim mỗi người dân Việt Nam. Hình ảnh của Bác được hiện lên vừa cao quý, vĩ đại, vừa gần gũi, đời thường.

Cùng với “mặt trời đi qua trên lăng” là “dòng người đi trong thương nhớ”. Dòng người lặng lẽ xếp hàng vào thăm lăng, kết thành một vòng tròn như là tràng hoa dâng lên Người. Mỗi tuổi của Bác là một “mùa xuân”. Bởi lẽ chính Bác cũng đã viết:"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".

Bước vào trong lăng, hình ảnh Bác vẫn đang nằm ngủ khiến tác giả không ghìm nỗi cảm xúc nhớ thương, sững sờ, nghẹn ngào và cả đau đớn:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Bác vẫn nằm đấy, trên trời là ánh trăng sáng rực giữa bầu trời đêm. “Vầng trăng” vẫn còn đấy, người bạn tri kỉ của Bác vẫn tỏa sáng giữa màn đêm hiu quạnh. Nhưng Bác đã đi xa rồi. Không, Bác vẫn còn sống, sống trong tim của hàng triệu con người Việt Nam và bao nhiêu người yêu hòa bình khác. Chỉ là Bác đang ngủ mà thôi. “Vầng trăng”, “trời xanh” và cả “mặt trời” đều bất tử với thiên nhiên, thì Bác sẽ mãi bất tử trong tim chúng ta – những người con của Bác. Dẫu Bác mãi bất tử trong sự nghiệp của chúng ta, nhưng con tim của thi sĩ lại đau đớn vô cùng. Đau đớn vì mất Bác, vì thiếu vắng tình yêu thương của người cha già: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Một từ “nhói” thôi cũng đã thể hiện hết được nỗi quặn đau như thắt lại ở trong tim mà không gì có thể bù đắp được. Đến khi chia tay Bác, nỗi quặn đau ấy như trào lên dữ dội trong tim Viễn Phương:

“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng

Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Niềm thương cảm đến dâng trào nước mắt. Như một người con sắp phải xa cha một lần nữa, Viễn Phương vẫn lưu luyến mãi không rời. Ước muốn được hóa thân thành “con chim hót quanh lăng”, “bông hoa tỏa hương” và “cả cây tre trung hiếu” để được đền ơn Bác – người đã hi sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điệp ngữ “muốn làm” như muốn bộc lộ toàn bộ những tâm tư tình cảm của tác giả đối với Người. Đó là một khung cảnh xúc động, xen lẫn với tấm lòng chân thành, thành kính và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay viết về Bác Hồ kính yêu khi Bác đã đi xa nên được phổ thành nhạc bởi nhạc sĩ Trần Hoàn.

Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Bằng những hình ảnh ẩn dụ đẹp, tác giả đã nói lên được tình yêu thương một cách rõ ràng và chân thực. Đây không chỉ là tâm tư tình cảm của riêng tác giả nữa mà là của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo (dựa vào dàn ý làm bài phân tích theo ý bạn nhé!!)
 

I. Mở bài:

Giới thiệu về bài thơ đoàn thuyền đánh cá
II. Thân bài: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người đi biển:

Đoàn thuyền ra khơi vào buổi đêm
Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong đêm tối những hình ảnh hết sức gần gũi và thân thương
Con người ra khơi rất háo hức, lạc quan và niềm hi vọng mới, hi vọng về ngày mai sẽ được nhiều cá
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:

Cảnh không gian mênh mông, rộng lớn nhưng đoàn thuyền cũng lớn lao và hùng vĩ không kém
Đánh cá giống như một trận chiến hết sức oanh liệt và hào hùng
Đoàn thuyền giữa biển khơi rộng lớn hết sức hào hùng và oai hùng
Niềm hăng hái và mê say của những người dân trong việc đánh bắt cá
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:

Sự nhịp nhàng và đồng bộ của đoàn thuyền
Những tiếng hát như sự hối thúc và thể hiện sự chiến thắng sau một đêm làm việc mệt nhọc
Cảnh tượng thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, con người cũng trở nên oai hùng
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về Đoàn thuyền đánh cá
P/s: Cái phần ngoài lề thì nên tạo ra 1 câu hỏi khác!!!

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Nội dung: Văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn và sâu sắc. Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

- Nghệ thuật:

+ Trình bày rõ ràng hợp lí.

+ Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.

+ Sử dụng phương pháp pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

3 tháng 12 2017

”Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển.
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.

1 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thật ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ được viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nước.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngôn từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ quá khứ được tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lửa trong bài thơ: Lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

 

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những gì đã qua, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" không chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!

 

Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.

"Lên bốn tuổi.…

...còn cay!"

Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thường sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất vả gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại "khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn được mỗi chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

 

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.

"Tám năm ròng.…

...trên những cánh đồng xa."

Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuyện cổ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu trong hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẻ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, Bằng Việt quả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi gợi sắc điệu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc loài chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà không đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nỗi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thương yêu, xót xa của nhà thơ trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Giá trị nội dung

- Bảo vệ quyền lời, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.

- Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

Giá trị nghệ thuật

- Bản tuyên bố gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí.

- Kết cấu chặt chẽ.

- Lập luận thuyết phục.

- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.