K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2021

HELP ME TỚ SẮP THI RỒI 

18 tháng 4 2021

tầm trung bình muốn hsg phải 8.5 đến 9

còn học sinh khá thì đến 8 thôi

tớ nghĩ vậy

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

9 tháng 5 2021

Chắc là đc đấy

9 tháng 5 2021

ừ đúng rồi chỉ cần các môn phụ trên 6,5 điểm và các môn chính 8,0 trở lên là dược học sinh giỏi

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ (VẬT LÝ 7) * Vì sao ta nhìn thấy một vật?     A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.     B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.     C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.     D. Vì vật được chiếu sáng. * Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời         B. Núi lửa đang cháy C. Bóng đèn đang sáng    ...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ (VẬT LÝ 7) * Vì sao ta nhìn thấy một vật?     A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.     B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.     C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.     D. Vì vật được chiếu sáng. * Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời         B. Núi lửa đang cháy C. Bóng đèn đang sáng          D. Mặt Trăng * Ta không nhìn thấy được một vật là vì:     A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng     B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta     C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng     D. Các câu trên đều đúng * Vật nào dưới đây là vật sáng ?     A. Ngọn nến đang cháy.     B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.     C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.     D. Mặt Trời. * Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?     A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.     B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối     C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy     D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng * Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì     A. Bản thân quyển sách có màu đỏ     B. Quyển sách là một vật sáng     C. Quyển sách là một nguồn sáng     D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta * Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?     A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng     B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng     C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng     D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng * Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.     B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.     C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.     D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ. * Chùm sáng…………. gồm các tia sáng…….. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.     A. Phân kỳ; giao nhau         B. Hội tụ; loe rộng ra     C. Phân kỳ; loe rộng ra         D. Song song; giao nhau * Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:     A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.     B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.     C. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.     D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng. * Chọn câu đúng trong các câu sau:     A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.     B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.     C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.     D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng. * Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?     A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.     B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.     C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.     D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng * Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?     A. Để cho lớp học đẹp hơn.     B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.     C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt. * Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:  A. Ánh sáng không mạnh lắm          B. Nguồn sáng to C. Màn chắn ở xa nguồn          D. Màn chắn ở gần nguồn. * Chọn câu trả lời sai?     Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:     A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.     B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.     C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời     D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng. * Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:     A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng         B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng     C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời         D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời * Thế nào là bóng tối?     A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.     B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.     C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.     D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới * Hiện tượng …… xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó………nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.     A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng         B. Nguyệt thực/ Trái Đất     C. Nhật thực/ Mặt Trăng         D. Nhật thực/ Trái Đất * Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?     A. 900         B. 750         C. 600         D. 300 * Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất: A. bằng hai lần góc tới         B. bằng góc tới C. bằng nửa góc tới         D. Tất cả đều sai * Chọn câu đúng?     A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.     B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.     C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.     D. Cả A, B, C. * Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng? A. Màn hình tivi         B. Mặt hồ nước trong C. Mặt tờ giấy trắng         D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat * Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng:     A. 300         B. 450         C. 600         D. 150 * Chọn phát biểu đúng?     A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.     B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.     C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.     D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật. * Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?     A. 3m         B. 3,2m         C. 1,5m         D. 1,6m * Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?     A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.     B. Khi S’ là nguồn sáng     C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.     D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S. * Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?     A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.     B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.     C. Vì ảnh ảo là vật sáng.     D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. * Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:     A. 54cm         B. 45cm         C. 27cm         D. 37cm * Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?     A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật     B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật     C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật     D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật * Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.     Ảnh tạo bởi gương cầu lồi……………..ảnh tạo bởi gương phẳng.     A. nhỏ hơn         B. bằng     C. lớn hơn         D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn * Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?     A. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn     B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi     C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng     D. Cả A, B và C * Gương cầu lồi có cấu tạo là:     A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.     B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.     C. mặt cầu lồi trong suốt.     D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng. * Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ là chùm sáng:     A. Hội tụ         B. Song song     C. Phân kì         D. Không truyền theo đường thẳng * Các vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm?     A. Pha đèn pin     B. Pha đèn ô tô     C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời     D. Cả A, B, C * Phương án nào là sai trong các phương án sau đây?     Tác dụng của gương cầu lõm là     A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.     B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.     C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật.     D. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì. * Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?     A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.     B. Vì pha đèn có bề mặt sáng.     C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.     D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm. * Chọn câu trả lời đúng     Ta biết rằng khi chiếu một chùm tia song song lên một gương cầu lõm thì chùm tia phản xạ sẽ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Nếu đặt tại điểm đó một màn chắn nhỏ thì ta sẽ thấy:     A. Một vệt sáng.     B. Một điểm sáng rõ.     C. Không thấy gì khác.     D. Màn sáng hơn. * Phát biểu nào dưới đây sai?     A. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.     B. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, vì đó là ảnh ảo.     C.Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.     D. Bất kì vật đặt ở vị trí nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo. * Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.     Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh:     A. Ảo, lớn hơn vật.     B. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.     C. Thật.     D. Hứng được trên màn chắn. * Để quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta phải đặt ở đâu?     A. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.     B. Ở trước gương.     C. Trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.     D. Ở trước gương và nhìn vào vật.  

1
2 tháng 12 2021

Đăng tối thiểu từ 1-7 câu!

2 tháng 12 2021

Ok bạn nè

22 tháng 12 2016

Đề cương của các trường sẽ khác nhau bạn ơi! Dù bạn có ôn theo đề cương của mình nói riêng hay của các bạn khác nói chung thì khả năng trúng vào đề thi của bạn cũng chỉ là 40% đến 50% thui.

16 tháng 1 2021

Để : HS khá thì trung bình mồn em phải trên 6.5đ

- Tất cả các môn phải trên : 5đ

- Một trong 3 môn Toán , Văn , Anh trên : 6.5đ 

Trung bình môn của tất cả các môn phải đc trên 5 mới là HS khá, ngoại trừ toán, ngữ văn, tiếng anh là phải trên 6.5 thì mới được học sinh khá.

19 tháng 12 2016

thi thì tập trung thi thôi , làm gì có thời gian mà đăng câu hỏi lên zị bạn

19 tháng 12 2016

mk ko rảnh

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI – MÔN: VẬT LÝ 7Năm học: 2021 - 2022Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?A.  Xung quanh ta có vật sáng.B.  Có ánh sáng truyền vào mắt ta.C.  Ta mở mắt và phía trước có vật sáng.D.  Trước mắt ta không có vật chắn sáng.Câu 2: Khi nào ta nhìn thấy một vật?A.  Khi vật phát ra ánh sáng.B.  Khi ta mở mắt hướng về phía vật.C.  Khi có ánh sáng truyền từ vật tới mắt.D.  Khi vật được chiếu...
Đọc tiếp

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI – MÔN: VẬT LÝ 7

Năm học: 2021 - 2022

Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?

A.  Xung quanh ta có vật sáng.

B.  Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

C.  Ta mở mắt và phía trước có vật sáng.

D.  Trước mắt ta không có vật chắn sáng.

Câu 2: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A.  Khi vật phát ra ánh sáng.

B.  Khi ta mở mắt hướng về phía vật.

C.  Khi có ánh sáng truyền từ vật tới mắt.

D.  Khi vật được chiếu sáng.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng nhất. Vật sáng là

A.  nguồn sáng.

B.  những vật hắt lại ánh sáng.

C.  nguồn sáng và những vật màu đen.

D.  nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng.

Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?

A.  Trong môi trường trong suốt.

B.  Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

C.  Trong môi trường đồng tính.

D.  Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chùm sáng song song gồm các tia sáng.................................. trên đường truyền của chúng.

A.  giao nhau.

B.  không giao nhau.

C.  loe rộng ra.

D.  bất kì.

Câu 6: Các loại chùm sáng là

A.  chùm sáng song song và chùm sáng phân kì.

B.  chùm sáng phân kì và chùm sáng hội tụ.

C.  chùm sáng song song và chùm sáng hội tụ.

D.  chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì.

Câu 7: Góc phản xạ là góc hợp bởi

A.  tia phản xạ và mặt gương.

B.  tia phản xạ và tia tới.

C.  tia phản xạ và pháp tuyến của mặt gương.

D.  tia phản xạ và pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới.

 

Câu 8: Góc tới là góc hợp bởi

A.  tia tới và mặt gương.

B.  tia tới và tia phản xạ.

C.  tia tới và pháp tuyến của mặt gương.

D.  tia tới và pháp tuyến của mặt gương tại điểm tới.

Câu 9: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với

A.  tia tới và đường phân giác của góc tới.

B.  tia tới và đường vuông góc với tia tới.

C.  tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

D.  pháp tuyến với gương và đường phân giác của góc tới.

Câu 10: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

A.  Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật.

B.   Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

C.  Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật;

D.  Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 11: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A.  Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

B.  Không hứng được trên màn chắn.

C.  Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

D.  Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 12: Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương phẳng là:

A.   bằng nhau.

B.  lớn hơn.

C.  nhỏ hơn.

D.  tùy từng trường hợp mà có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng nhau.

Câu 13: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A.  ảnh ảo, lớn hơn vật.

B.  ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C.  có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật.

D.  ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 14: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A.  Ảnh thật, bằng vật.

B.  Ảnh ảo, bằng vật.

C.  Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D.  Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

 

Câu 15: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây?

A.  Lớn bằng vật.

B.  Lớn hơn vật.

C.  Nhỏ hơn vật.

D.  Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

Câu 16: Ảnh của một vật đặt gần sát trước gương cầu lõm là

A.  ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

B.  ảnh ảo, lớn hơn vật.

C.  ảnh thật, nhỏ hơn vật.

D.  ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 17: Chọn câu đúng: Nguồn âm là gì?

A.  Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

B.  Vật thu nhận âm gọi là nguồn âm.

C.  Vật phản xạ âm gọi là nguồn âm.

D.  Vật làm cho vật khác phát ra âm gọi là nguồn âm.

Câu 18: Đặc điểm của nguồn âm:

A.  Khi phát ra âm, các vật đều đứng yên.

B.  Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

C.  Khi phát ra âm, các vật đung đưa mạnh.

D.  Khi phát ra âm, các vật không thay đổi so với bình thường.

Câu 19: Âm thanh được tạo ra nhờ

A.  nhiệt.

B.  điện.

C.  ánh sáng.

D.  dao động.

Câu 20: Em hãy chọn câu sai:

A.  Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

B.  Sự rung động qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.

C.  Mọi vật dao động đều phát ra âm.

D.  Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

Câu 21: Tần số là gì?

A.  Tần số là số dao động trong một giờ.

B.  Tần số là số dao dộng trong một giây.

C.  Tần số là số dao động trong một phút.

D.  Tần số là số dao dộng trong một thời gian nhất định.

 

Câu 22: Dao động càng nhanh thì tần số dao động

A.  không thay đổi.

B.  càng nhỏ.

C.  càng lớn.

D.  càng mạnh.

Câu 23: Tần số dao động càng lớn thì

A.  âm phát ra càng nhỏ.

B.  âm nghe càng vang xa.

C.  âm nghe càng rõ.

D.  âm phát ra càng cao.

Câu 24: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là

A.  Tốc độ dao động.

B.  Tần số dao động.

C.  Biên độ dao động.

D.  Chu kỳ dao động.

Câu 25: Khi biên độ dao động càng nhỏ thì

A.  âm phát ra càng to.

B.  âm phát ra càng nhỏ.

C.  âm càng bổng.

D.  âm càng trầm.

Câu 26: Độ to của âm được đo bằng đơn vị

A.  đêximet (dm).

B.  đêximet khối (dm3).

C.  đêxiben (dB).

D.  héc (Hz).

Câu 27: Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây?

A.  Chất lỏng.

B.  Chất khí.

C.  Chất rắn.

D.  Chất rắn, lỏng và khí.

Câu 28: Môi trường nào dưới đây không truyền được âm?

A.  Chất rắn.

B.  Chất lỏng.

C.  Chất khí.

D.  Chân không.

 

Câu 29: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A.  rắn, lỏng, khí.

B.  lỏng, khí, rắn.

C.  khí, lỏng, rắn.

D.  rắn, khí, lỏng.

Câu 30: Vận tốc truyền âm trong không khí là A. 3,4m/s.

B. 34m/s.

C. 340m/s.

D. 3400m/s.

Câu 31: Kết luận nào sau đây là đúng:

A.  Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, có bề mặt gồ ghề.

B.  Vật phản xạ âm kém là những mềm, có bề mặt nhẵn.

C.  Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn.

D.  Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.

Câu 32: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A.  Miếng xốp.

B.  Áo len.

C.  Mặt gương.

D.  Đệm cao su.

Câu 33: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A.  Ngọn nến đang cháy.

B.  Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

C.  Mặt Trời.

D.  Đèn ống đang sáng.

Câu 34: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản................................... ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

A.  nhận được

B.  không nhận được

C.  có thể nhận được

D.  có thể không nhận được

Câu 35: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, ……………….

A.  nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B.  nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C.  không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D.  không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

 

Câu 36: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng?

A.  Nhật thực một phần.

B.  Nguyệt thực.

C.  Nhật thực toàn phần.

D.  Nhật thực.

Câu 37: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực?

A.  Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

B.  Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C.  Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D.  Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 38: Chọn câu đúng. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi

A.  Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

B.  Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.

C.  Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.

D.  Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.

Câu 39: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A.  Song song.

B.  Hội tụ.

C.  Phân kì.

D.  Không truyền theo đường thẳng.

Câu 40: Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải?

A.  Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.

B.  Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.

C.  Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.

D.  Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.

Câu 41: Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật là dựa trên tính chất nào của gương cầu lõm?

A.  Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.

B.  Biến chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ.

C.  Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ.

D.  Biến đổi một chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.

 

Câu 42: Gương cầu lõm không được ứng dụng để chế tạo các thiết bị nào sau đây?

A.  Thiết bị hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật.

B.  Pha đèn pin, đèn ô tô và nhiều đèn để chiếu xa khác.

C.  Dụng cụ soi tai, mũi, họng của các bác sĩ được đeo trên trán khi khám bệnh.

D.  Gương quan sát phía sau ở xe máy hay ô tô.

Câu 43: Vật nào sau đây được gọi là nguồn âm?

A.  Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu.

B.  Cái trống để trong sân trường.

C.  Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm.

D.  Chiếc âm thoa đặt trên bàn.

Câu 44: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?

A.  Nước suối đang chảy.

B.  Mặt trống đang được gõ.

C.  Ống sáo đang được thổi.

D.  Chiếc âm thoa đặt trên bàn.

Câu 45: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

A.  Hình dạng nhạc cụ.

B.  Vẻ đẹp nhạc cụ.

C.  Kích thước của nhạc cụ.

D.  Tần số của âm phát ra.

Câu 46: Âm thanh phát ra từ trống to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào?

A.  Biên độ dao động của mặt trống.

B.  Màu sắc của mặt trống.

C.  Kích thước của mặt trống.

D.  Kích thước của dùi trống.

Câu 47: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

A.  130dB.

B.  180 dB.

C.  100 dB.

D.  70 dB.

Câu 48: Khi truyền đi xa, đại lượng nào của âm đã thay đổi?

A.  Vận tốc truyền âm.

B.  Tần số dao động của âm.

C.  Biên độ dao động của âm.

D.  Tần số dao động và biên độ dao động của âm.

 

Câu 49: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A.  Khoảng chân không.

B.  Tường bê-tông.

C.  Nước biển.

D.  Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất.

Câu 50: Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy/cô giảng thông qua môi trường truyền âm nào?

A.  Không khí.

B.  Chất rắn.

C.  Chất lỏng.

D.  Chân không.

Câu 51: Âm phản xạ là

A.  âm dội lại khi gặp mặt chắn.

B.  âm đi xuyên qua mặt chắn.

C.  âm đi vòng qua mặt chắn.

D.  âm đi dọc theo mặt chắn.

Câu 52: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là

A.  1s .

B.    1 s .

2

C.     1 s .

10

D.     1 s .

15

Câu 53: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang. Trong phòng nào có âm phản xạ?

A.  Phòng rất lớn.

B.  Phòng nhỏ.

C.  Cả hai phòng.

D.  Không có phòng nào cả.

Câu 54: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

A.  Trồng cây xung quanh bệnh viện.

B.  Xác định độ sâu của biển.

C.  Làm đồ chơi “điện thoại dây”.

D.  Làm tường phủ dạ, nhung.

 

Câu 55: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

A.  Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng.

B.  Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng.

C.  Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng.

D.  Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng.

Câu 56: Vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

A.  Vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

B.  Vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

C.  Vì có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

D.  Vì có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

Câu 57: Vì sao trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng?

A.  Vì ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B.  Vì ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C.   Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, nên giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.

D.  Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 58: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?

A.  Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.

B.  Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.

C.  Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.

D.  Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.

Câu 59: Tại sao ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?

A.  Vì tia chớp có trước tiếng sét.

B.  Vì ta nhìn tia chớp theo đường thẳng.

C.  Vì mắt nhìn nhanh hơn tai nghe.

D.  Vì vận tốc truyền âm trong không khí chậm hơn vận tốc ánh sáng.

 

Câu 60: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:

A.  Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng.

B.  Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác.

C.  Cá nghe được âm thanh truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước nên sẽ bơi đi chỗ khác.

D.  Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng.

Câu 61: Vì sao âm thanh không thể truyền qua chân không?

A.  Vì chân không là môi trường không có khối lượng

B.  Vì chân không là môi trường không có màu sắc

C.  Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không

D.  Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất

Câu 62: Khi ngồi trong phòng, ta không nghe được tiếng bước chân của một người đang đi trên sàn nhà. Tuy nhiên khi nằm áp sát tai xuống sàn nhà, ta lại nghe rõ tiếng bước chân này. Điều này chứng tỏ

A.  âm truyền trong chất khí nhanh hơn trong chất rắn.

B.  âm truyền trong chất rắn nhanh hơn trong chất khí.

C.  âm truyền trong chất khí tốt hơn trong chất rắn.

D.  âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất khí.

Câu 63: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?

A.  Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm.

B.  Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm.

C.  Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng.

D.  Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang.

Câu 64: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 10cm. Hỏi khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến gương phẳng bằng bao nhiêu?

A.  1cm

B.  10cm

C.  20cm

D.  5cm

Câu 65: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 6cm. Hỏi khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến điểm sáng S bằng bao nhiêu?

A.  10cm

B.  3cm

C.  12cm

D.  6cm

 

Câu 66: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Giá trị của góc tới là

A. 300

B. 1200

C. 600

D. 900

Câu 67: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 900 như hình vẽ. Tìm giá trị của góc tới i và góc phản xạ i’.

 

 
 

 

 

 

A. i = i’ = 900

B. i = i’ = 450

C. i = 400, i’ = 500

D. i = i’ = 1800

 
 

 


Câu 68: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 600 như hình vẽ. Góc tới có giá trị bằng bao nhiêu?

 

 

A. 1200

B. 600

C. 900

D. 300

 

Câu 69: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 1300 như hình vẽ. Góc tới có giá trị bằng bao nhiêu?

 

 
 

 

 

 

A. 1300

B. 500

C. 400

D. 600

Câu 70: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 400 như hình vẽ. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

 
 

 

 

 

A. i’ = 1400

B. i’ = 700

C. i’ = 500

D. i’ = 400

Câu 71: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 140o như hình vẽ. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 140o

B.  i’ = 50o

C.  i’ = 40o

D.  i’ = 80o

 

Câu 72: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120o như hình vẽ. Góc tới i và góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i = i’ = 120o

B.  i = i’ = 60o

C.  i = i’ = 30o

D.  i = i’ = 45o

Câu 73: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia tới SI với mặt gương bằng 1500 như hình vẽ. Góc tới i và góc phản xạ i’ có giá trị bằng bao nhiêu?

 
 

 

 

 

A. i = i’ = 1500

B. i = i’ = 300

C. i = i’ = 600

D. i = i’ = 750

Câu 74: Một bức tường cao, rộng, cách một người 15m, khi la to người đó có nghe được tiếng vang không? Tại sao? Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

A.   Người đó không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,09s < 1/5s.

B.  Người đó nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,09s > 1/15s.

C.   Người đó không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,04s < 1/15s.

D.   Người đó không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian là t = 0,09s > 1/15s.

Câu 75: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A.  2s

B.  1s

C.  4s

D.  3s

 

Câu 76: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

A. 1500m.

B. 750 m.

C. 500 m.

D. 1000 m.

Câu 77: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

A. 1700 m.

B. 170 m.

C. 340 m.

D. 1360 m.

Câu 78: Một người đứng cách nơi xảy ra sét đánh 1,19km. Tính thời gian người này nghe được tiếng sét sau khi nhìn thấy tia chớp? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

A. 0,35s.

B. 3,5s.

C. 0,7s.

D. 7s.

Câu 79: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

A. 10,53m.

B. 9,68m.

C. 12,33m.

D. 11,33m.

Câu 80: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

A. 11,34m.

B. 22,67m.

C. 34m.

D. 5100m.

--- HẾT ---

0
24 tháng 3 2022

24 tháng 3 2022

camon cọuu<3