Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
12. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?
A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ
C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét
D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần
13. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng
B. "Đánh nhanh thắng nhanh"
C. "Chinh phục từng gói nhỏ"
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung
14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1915
B. Từ năm 1897 đến năm 1914
C. Từ năm 1897 đến năm 1913
D. Từ năm 1897 đến năm 1912
15. Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?
A. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam
B. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân
C. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam
D. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp
16. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :
A. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán
B. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp
C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
D. Những nhà thầu khoán, đại lý
17. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân ?
A. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
D. Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ
18. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì ?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp
B. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam
D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp
19. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai ?
A. Văn thân sĩ phu yêu nước
B. Địa chủ các địa phương
C. Nông dân
D. Những võ quan triều đình
20. Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là :
A. Trương Định
B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Đình Chiểu
Chọn đáp án: C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
Giải thích: Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh cấp quyền lực, thối nát, thu thuế của dân nặng nề làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực. Nhiều phong trào chống đối đã nổi lên.
tham khảo
Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất:
- Nhân dân khổ cực,căm phẫn.Nhiều toán nghĩa binh nổi lên chống giặc
- Triều đình bạc nhược,yếu kém nhờ đó quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn
- Cuộc kháng chiến của nhân dân vô cung khó khăn,không chỉ chống giặc mà còn bị triều đình Huế ra sức ngăn trở
so sánh thái độ nhân dân với triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp
Thái độ của triều đình Nguyễn | Thái độ của nhân dân ta |
- Trong buổi đầu chống Pháp,triều đình cũng có quyết tâm chống giặc có thể kể đến như: Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương,quân dân ta anh dũng chống trả làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của địch,cử Hoàng Diệu làm tổng đốc thành Hà Nội,... - Sau đó triều đình Huế quyết định đi theo chính sách cầu hòa,nhân nhượng và thương lượng với Pháp.Nhu nhược hèn yếu kí với Pháp những bản hiệp ước bán nước,đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn - Đàn áp các cuộc khởi nghĩa,ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân,tiếp tay cho Pháp tiếp tục xâm lược nước ta - Vì lợi ích của dòng họ mà quên đi lợi ích của dân tộc - Bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh,không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách,kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện được làm cho kinh tế,xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng ⇒⇒ Nhu nhược,hèn nhát,bảo thủ,không đoàn kết với nhân dân chống giặc | - Nêu cao tinh thần chống giặc,bảo vệ bảo vệ bờ cõi.Lập nên nhiều trung tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của nhiều lãnh tụ nổi tiếng như: Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu Huân,...Nhiều người thà chết không chịu khuất phục,có người dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huân Nghiệp,... - Anh dũng đứng lên kháng chiến,phản đối mạnh mẽ những chính sách bất công của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp ⇒⇒ Kiên cường,bất khuất,dũng cảm hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập nước nhà |
Bạn xem lại bài này nhé
Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất:
- Nhân dân khổ cực,căm phẫn.Nhiều toán nghĩa binh nổi lên chống giặc
- Triều đình bạc nhược,yếu kém nhờ đó quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn
- Cuộc kháng chiến của nhân dân vô cung khó khăn,không chỉ chống giặc mà còn bị triều đình Huế ra sức ngăn trở
So sánh thái độ nhân dân với triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp
Thái độ của triều đình Nguyễn | Thái độ của nhân dân ta |
- Trong buổi đầu chống Pháp,triều đình cũng có quyết tâm chống giặc có thể kể đến như: Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương,quân dân ta anh dũng chống trả làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của địch,cử Hoàng Diệu làm tổng đốc thành Hà Nội,... - Sau đó triều đình Huế quyết định đi theo chính sách cầu hòa,nhân nhượng và thương lượng với Pháp.Nhu nhược hèn yếu kí với Pháp những bản hiệp ước bán nước,đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn - Đàn áp các cuộc khởi nghĩa,ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân,tiếp tay cho Pháp tiếp tục xâm lược nước ta - Vì lợi ích của dòng họ mà quên đi lợi ích của dân tộc - Bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh,không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách,kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện được →làm cho kinh tế,xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng ⇒ Nhu nhược,hèn nhát,bảo thủ,không đoàn kết với nhân dân chống giặc | - Nêu cao tinh thần chống giặc,bảo vệ bảo vệ bờ cõi.Lập nên nhiều trung tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của nhiều lãnh tụ nổi tiếng như: Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu Huân,...Nhiều người thà chết không chịu khuất phục,có người dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huân Nghiệp,... - Anh dũng đứng lên kháng chiến,phản đối mạnh mẽ những chính sách bất công của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp ⇒ Kiên cường,bất khuất,dũng cảm hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập nước nhà |
Đáp án C