K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2016

từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc là sung sướng; may mắn; toại nguyện' mãn nguyện

từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ gần gũi là quen thuộc

3 tháng 11 2016

trái nghĩa của 2 từ nữa bạn

10 tháng 11 2016
Lâu nay cứ nghĩ học để biết chữ mà đọc xem người ta viết gì, để kiếm cái nghề làm ăn và học để biết cái đúng cái sai mà cư xử với người. Nhưng sau khi được học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi lần đọc câu khẩu hiệu: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ…” thì thấy sự hiểu biết của mình còn thiếu rất nhiều điều cần phải hiểu thêm.
“Học để làm việc”: Trước tiên chúng ta đến trường học tập là để làm việc, như vậy muốn làm được việc thì phải học và học là một quá trình thu nhận kiến thức tự nhiên - xã hội… từ đó áp dụng những gì mình thu luợm được để thực hành thông qua việc làm thì mới hòng thu được kết quả. Dân gian ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Làm việc trước hết là làm cho bản thân tồn tại và sinh sống, sau đó làm việc để giúp gia đình cha, mẹ, anh em xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, kế tiếp là làm việc nhằm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Học tập tốt sẽ tạo ra nhận thức nhìn nhận việc gì có ích và việc gì có hại cho cá nhân, tập thể và cộng đồng dân cư. Từ đó việc gì có ích ta cố gắng làm cho được, việc gì không có ích thì ta cần tránh như Bác Hồ đã từng nói: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”
Như vậy học để làm việc một cách có khoa học đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm việc có kết quả là biểu hiện tư cách của người chân chính, là thước đo danh dự và uy tín của con người có học.
Hiện nay, có tình trạng học chỉ để lấy bằng cấp, học vị để từ đó có cái mác mà giành lấy chức quyền, danh vọng chứ không phải học để làm được việc, để gánh vác trách nhiệm trước nhân dân.
“Học để làm người”: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN”. Học tập để nâng cao trình độ, khả năng làm việc và rèn luyện đạo đức cách mạng phải gắn bó mật thiết với nhau, hoà quyện vào nhau trở thành bản lĩnh của con người. Làm người phải là có tình có nghĩa, tình cảm chân thành với mọi người, kính già, mến trẻ tin yêu con người và biết sống “Mình vì mọi người”. Làm người phải biết trung, biết hiếu, biết giữ trọn chữ tình, biết kính trọng người thân, nhân dân, biết đối xử có nghĩa có tình với anh, em, bè bạn và mọi người xung quanh. Học tập tấm gương của các Hiền nhân về đạo làm người, nhất là học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để rèn luyện bản thân trở thành con người có ích cho xã hội. Trong suốt cuộc đời luôn luôn phải tự kiểm điểm soi mình vào tấm gương sáng để gọt rửa những cái xấu xây dựng cái tốt cái đẹp nhằm hoàn thiện bản thân thành con người được xã hội trọng vọng, có như vậy chúng ta mới trở thành con người như trong câu nói của Bác.
“Học để làm cán bộ”: Có biết học làm người mới xứng đáng làm cán bộ và chỉ có ai biết “làm Người” mới biết “làm cán bộ”. Làm cán bộ là được Đảng và nhân dân trao chức quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt những người khác thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, vì vậy học tập với một thái độ nghiêm túc, cầu thị thì mới làm được người cán bộ tốt. Làm cán bộ mà không chịu học để “làm người” thì họ tự làm hỏng bản thân mình đồng thời làm hỏng rất nhiều người dưới quyền của mình. Làm cán bộ là đảm nhiệm trọng trách trước Đảng và nhân dân về đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá tinh thần của nhân dân, làm người cán bộ phải trung thành và tận tuỵ phục vụ nhân dân. Là người cán bộ phải biết “lấy dân làm gốc” và phải biết quyền lợi của dân là cao nhất nên làm cán bộ rồi lại càng phải học. Nếu chỉ học để lấy bằng cấp, lấy chức quyền thì học không có ý nghĩa gì, ngược lại chỉ làm hại cho dân cho nước mà thôi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy:
“Học để phụng sự đoàn thể
Phụng sự giai cấp và nhân dân
Phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.
Do vậy học là công việc của cả một đời người, nhất là làm cán bộ thì càng phải nỗ lực hơn nhiều trong học tập.
Làm cán bộ thường được đánh giá qua thái độ của họ đối với bản thân, đối với người và đối với công việc.
Đối với mình phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải biết tự kiềm chế, ít long ham muốn về vật chất, phải thật thà tự phê bình và nhất là phải “Cả quyết sửa lỗi mình”. Tự biết mình, đánh giá đúng bản thân để biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nỗ lực vươn lên, đó là người cán bộ có nhân cách.
Đối với người: Phải trung thực khoan dung, chân tình giúp đỡ; không dối trên lừa dưới, tuyệt đối không được dung thủ đoạn với đồng chí, với đồng nghiệp, không nói một đàng làm một nẻo, giả dối, lừa mỵ. Làm người cán bộ giữ cương vị phụ trách phải luôn luôn chiếm được lòng tin yêu, kính trọng của những người cộng sự của cấp dưới bằng chính sự ngay thẳng và long chung thuỷ của bản thân mình, tình cảm của mọi người đối với người phụ trách là sự phản chiếu tình cảm người phụ trách đối với họ. Từ trái tim mình đến với trái tim đồng chí chỉ có thể đi bằng con đường được xây nên bởi sự chân thành, tình yêu thương, long nhân ái và vị tha. Tính nguyên tắc, ý thức kỷ luật và tình cảm cách mạng thống nhất với nhau trong cách “đối nhân xử thế” thể hiện rõ ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà mọi người cán bộ chúng ta phải phấn đấu noi theo.
Đối với việc: Phải xem xét kỹ càng để tránh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, ảo tưởng nôn nóng, bi quan, dao động… trong công tác phải quyết đoán, dũng cảm. Dựa dẫm, ỷ lại, không cá tinh thần phụ trách là cái mà người cán bộ cần phải tránh. Xuất phát từ lợi ích của nhân dân mà làm việc, đó là nguyên tắc bất biến. Năng động sang tạo để làm việc có kết quả cao là cái vạn biến. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lời chỉ dẫn vô cùng sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tất cả chúng ta.
Làm người cán bộ dễ mắc phải một số bệnh có tính phổ biến mà Bác đã chỉ ra để răn dạy, nhắc nhở, phòng ngừa.
Địa phương cục bộ: Chỉ chăm chú, bênh vực, vun vén cho địa phương hoặc bộ phận mình phụ trách, gây tổn hại đến lợi ích chung, gây nên sự chia rẽ và tạo ra tâm lý ích kỷ.
Óc bè phái: Thường gây ra tai hại lớn, làm nội bộ mất đoàn kết, Đảng mất cán bộ và làm hỏng việc, bè phái là tạo ra phe cánh, lôi kéo về mình những người răm rắp theo mình không sử dụng được người tài do đó chất lượng công việc không cao.
Bệnh hẹp hòi: không muốn ai hơn mình, thấy người trẻ mới được đề bạt thì tìm mọi cách dìm người ta xuống để tranh giành chức quyền. Họ quyên lời Bác dạy là: “Trong lãnh đạo cần có già, có trẻ” nhưng phải cùng nhau phấn đấu cho mục tiêu chung của cơ quan đoàn thể…Lời dạy bảo ân cần và nghiêm khắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hẳn chúng ta còn nhớ: “Có những đồng chí còn giữ óc địa vị, cố tranh cho được làm uỷ viên này, chủ tịch kia. Có những đồng chí lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và công tác của mình mà buôn bán phát tài, lo việc riêng hơn việc công. Có những đồng chí còn gữ thói “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Thiết nghĩ mỗi một đồng chí cán bộ cơ sở đến trường học tập và rèn luyện để rồi lại trở về địa phương làm cán bộ, hơn ai hết các đồng chí phải thật thấm nhuần và luôn phấn đấu thực hiện thắng lợi khẩu hiệu nhà trường đề ra. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Như vậy đã là một người cán bộ to hay nhỏ thì việc học là nhiệm vụ suốt đời của người cán bộ./.
 
10 tháng 11 2016

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói : “Học, học nữa, học mãi”(Lê-nin). “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là “học để biết”. Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Ra đi

Lớn tuổi

Gập người

27 tháng 12 2021

đồng nghĩa: cố gắng

trái nghĩa: bỏ cuộc

27 tháng 12 2021

Từ đồng nghĩa: cố gắng

Từ trái nghĩa: buông xuôi

13 tháng 11 2021

B

13 tháng 11 2021

B

5 tháng 1 2019

Từ bé:

     + Trái nghĩa ( to, lớn, đồ sộ, vĩ đại, khổng lồ…)

+ Đồng nghĩa ( nhỏ, xíu…)

- Từ thắng:

     + Đồng nghĩa: thành công, được cuộc, thành đạt…

     + Trái nghĩa: thua, thất bại…

- Từ chăm chỉ

     + Đồng nghĩa: siêng năng, cần cù, chịu khó, cần mẫn…

     + Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác, đại lãn…

15 tháng 6 2023

Bài 5

- mượn

Bạn nên mượn thì nhớ trả đúng hẹn. 

- yếu điểm/ thiếu sót

Bài viết của bạn vẫn còn một vài yếu điểm.

Cách ăn uống còn vài thiếu sót. 

- yên lặng/ yên ắng

Con đường thường yên ắng vào buổi trưa hẹn.

Cậu ấy thường yên lặng như vậy. 

- thịnh vượng/ phát đạt

Công việc làm ăn của ông chủ ấy ngày càng phát đạt.

Tết này xin chúc bạn an khang thịnh vượng. 

- dịu dàng

Cô ấy nói chuyện rất dịu dàng. 

- thi sĩ/ nhà văn/ người bóc tách cảm xúc và lịch sử/....

Trên con đường khám phá cái đẹp, người thi sĩ ấy đã nhận ra nhiều chân lý sâu sắc. Nhà văn ấy không tả mà chỉ gợi vẻ đẹp đó nhưng cũng đủ để người đọc hiểu và cảm nhận.

Một nhà thơ thực thụ chính là người bóc tách cảm xúc và lịch sử của chính mình và thời đại. 

- con người/ loài người

Con người ngày càng đông.

Sự phát triển về công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích cho loài người.

15 tháng 6 2023

Bài 6

- nhập khẩu

Trái cây này là hàng nhập khẩu nên có chút đắt.

- gian dối

Cậu ấy thường xuyên gian dối với người khác.

- xui xẻo

Vì xui xẻo nên bạn ấy không bao giờ thắng trong các trò may rủi.

- bắt đầu

Cuộc đời của bông hoa đã bắt đầu từ khi nó được gieo mầm.

- xiêu vẹo

Cái cây này bị xiêu vẹo trong cơn bão.

- ngọt ngào

Bạn gái nói chuyện rất ngọt ngào.

- chiến tranh

Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi nhiều sinh mạng vô tội.

- đơn giản

Tôi thích sống đơn giản.

- chia rẽ

Con người dễ bị chia rẽ nhau bởi đồng tiền.