K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2021

Hiếu thảo, yêu thương mẹ...

23 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Ví dụ: “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.

II. Thân bài:

 

Bàn luận về tinh thần lạc quan

1. Lạc quan là gì?

- Lạc quan là thái độ sống

- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

- Luôn yêu đời

- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

 

- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận

- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.



 

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I*Dàn bài1 Mở bài -Giới thiệu tác giả tác phẩm -Giới thiệu đoạn trích 2 Thân bàia. Giới thiệu tác giả*Cuộc đời -Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân-tính cách phẩm chất *Sự nghiệp văn học -Phong cách sáng tác -Các tác phẩm chính -Gải thưởngb....
Đọc tiếp

Đề bài: em hãy giới thiệu nhà văn Nguyên Hông và tác phẩm ''Những ngày thơ ấu'' của ông, đặc biệt là đoạn trích ''tong lòng mẹ''  Trong sgk ngữ văn tập I
*Dàn bài
1 Mở bài 
-Giới thiệu tác giả tác phẩm 
-Giới thiệu đoạn trích 
2 Thân bài
a. Giới thiệu tác giả
*Cuộc đời 
-Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê quán, xuất thân
-tính cách phẩm chất 
*Sự nghiệp văn học 
-Phong cách sáng tác 
-Các tác phẩm chính 
-Gải thưởng
b. Giới thiệu tác phẩm 
*Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ 
*Thể loại 
*Vị trí của tác phẩm 
*Tóm tắt nội dung chính 
c. Giới thiệu đọn trích 
*Giới thiệu xuất xứ của đoạn trích 
*Giới thiệu nội dung của đoạn trích 
*Giới thiệu về nghệ thuật của đoạn trích 
3. Kết bài 
-Khẳng định vị trí của tác giả và tác phẩm, đoạn trích đó 
-Bài học liên hệ
(Ai dựa vào dàn ý giúp em làm bài văn hoàn chỉnh với ạ mai em phải nộp rồikhocroikhocroikhocroi

3
18 tháng 1 2022

tham khảo 

 

  Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.

     Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

 

     Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.

     Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.

18 tháng 1 2022

theo dõi mk dc k vs lm quen nha

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, chúng ta luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử” là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hi sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lí giải được. Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lí do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao quý, đầy sự hi sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hi vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

8 tháng 12 2021

Theo mình:

- Họ hiểu được cái chết của Lão Hạc là do lão ăn bả chó

8 tháng 12 2021

Mk nghĩ thế này

- Họ hiểu được cái chết của Lão Hạc là do lão ăn bả chó

Câu 1:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?(Tìm hiểu thêm những ý ngoài SGK) Câu 2:Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm ''Tôi đi học''(Xuất xứ, thể loại, nhân vật chính, nội dung) Câu 3:Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khởi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao?(về thời gian,không gian) Câu 4:Tâm trạng của nhân vật ''tôi''khi nhớ về những kỉ niệm cũ(phân tích 4 từ láy:rạo...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?(Tìm hiểu thêm những ý ngoài SGK)
Câu 2:Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm ''Tôi đi học''(Xuất xứ, thể loại, nhân vật chính, nội dung)
Câu 3:Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khởi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao?(về thời gian,không gian)
Câu 4:Tâm trạng của nhân vật ''tôi''khi nhớ về những kỉ niệm cũ(phân tích 4 từ láy:rạo rực,mơn man,tưng bừng,rộn rã)

Câu 5:Trong các câu văn sau''Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhueng lần này tự nhiên thấy lạ.Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học''

-Cảm giác quen mà lạ của nhân vật ''tôi'' có ý nghĩa gì?
-Tâm trạng thay đổi cụ thể của nhân vật ''tôi'' cụ thể như thế nào?
-Qua những cảm nghĩ mới mẻ ấy ''tôi'' đã bộc lộ phẩm chất gì?
Câu 6:Trong câu văn:''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt qua ngang trên ngọn núi''
-Tác giả đã dử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích ý nghĩa?


Các anh/chị giúp em với ạ!!Em xin cảm ơn trước ạ vì ngày mai em có buổi dự giờ nên em đang cần gấp ạ

3
6 tháng 8 2019

1. Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

2.Trong cuộc sống mỗi con người , kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò , nhất là buổi tựu trường đầu tiên , thường đc ghi nhớ mãi.

3. Thời gian : buổi sáng cuối thu

không gian ;Trên con đường dài và hẹp

Vì đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc , gần gũi , gắn liền với tuổi thơ của tác giả .Đó là lần đầu tiên được cắp sãh tới trường.

4. Khi nhớ về thì tác giả có cảm giác nảy nở trong lòng , nhầm diễn tả lại tâm trạng trong lòng của nhân vật tôi

5Nhân vật tôi có tâm trạng muốn tập làm người lớn, thấy tâm trạng mình trang trọng và đứng đắn

6

Trong truyện ngắn ” Tôi đi học”có một hình ảnh so sánh rất hay và đặc sắc, đó là ” ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Tác giả đã so sánh cái ý nghĩa non nớt ngày thơ của mình với ” làn mây” diễn tả sự trong sáng thơ ngây dịu dàng đáng yêu của những đứa trẻ vô tư hồn nhiên của những trẻ thơ.

Cái ý nghĩ ấy sẽ chỉ có trong tâm trí của những trẻ lần đầu được cắp sách tới trường thể hiện một sức mạnh kỳ diệu, mãnh liệt. Bao năm tháng qua rồi mà những kỉ niệm vẫn sống dậy và lung linh. Qua cách diễn tả thật đặc sắc và hay, ta thẫm đẫm chất trữ tình và hiểu sâu sắc về một tâm hồn khát khao bay cao bay xa với một niềm hi vọng ước ao hoài bảo lớn lao để vươn tới chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón những đứa trẻ hồn nhiên.

Bằng câu văn ngắn gọn, ta thấy ước mơ, khát vọng ấy của tác giả thật cao đẹp và thiêng liêng biết bao.

Câu 1 :

Tác giả

  • Thanh Tịnh (1911- 1988)
  • Tên thật là: Trần Văn Ninh.
  • Quê quán: Huế.
  • Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển.... → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.
  • Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Câu 2 :

Tác phẩm

  • “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến "tôi đi học": Khởi nguồn của nỗi nhớ
    • Phần 2: Tiếp theo đến "Trên ngọn núi": Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường
    • Phần 3: Tiếp theo đến "chút nào hết": Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học
    • Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên

Câu 3 :

Khởi nguồn nỗi nhớ

  • Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu - ngày khai trường
  • Quang cảnh:
    • Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc
    • Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
  • Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → những từ láy có tính biểu cảm cao diễn tả sâu sắc, cụ thể, độc đáo những cảm xúc trong sáng, nảy nở trong lòng

Câu 4 :

Cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
  • Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
    • Có sự thay đổi lớn trong lòng
    • Thấy mình lớn lớn, nhận thức nghiêm túc hơn
    • Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới
    • Muốn được chững chạc
  • Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường
    • Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường
    • Lo sợ, ngập ngừng và thầm mong được như học trò cũ
    • Khi xếp hàng: chơ vơ, muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run, dềnh dàng chân co, chân duỗi

→ Những cảm xúc tự nhiên, rất đáng nhớ, đáng yêu

  • Cảm giác và tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào bàn học đón tiết học đầu tiên
    • Cái gì cũng cảm giác lạ, hay thấy cái gì cũng thân thiết và gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin → có sự thay đổi lớn trong tâm trí nhân vật
    • Hình ảnh gợi nhớ những ngày trẻ thơ chơi bơi hoàn toàn đã chấm dứt, bước sang một giai đoạn mới: làm người lớn → hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng
    • Hình ảnh "dòng chữ của thầy trên bảng" thể hiện niềm tự hào, gợi ra những cảm xúc đẹp, đáng nhớ về một thời niên thiếu: tôi đi học

→ những tình cảm, cảm xúc đáng nhớ, đáng trân trọng và lưu giữ trong tâm hồn mỗi người.

  • Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em trong lần đầu tiên đi học
    • Phụ huynh: Chuẩn bị ân cần, chu đáo → lo lắng, hồi hộp cùng các em
    • Thầy giáo: vui vẻ, giàu tình yêu thương
    • Ông Đốc: từ tốn, bao dung

→ quan tâm, chăm sóc chu đáo cho những học trò bé bỏng ⇒ đem đến sự ấm áp, giúp các em tự tin, vững vàng hơn

27 tháng 9 2017

1.

Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

27 tháng 9 2017

3.

- Chú bé Hồng- nhân vật chính trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” sống trong một cảnh ngộ đau khổ, trớ trêu và thật đáng thương.

- Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương đành chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng túng đã phải bỏ con đi kiếm ăn phương xa.

- Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi, cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng.

- Tuy xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp lại mẹ. Tình yêu mẹ vô bờ bến đã khiến Hồng trở nên cứng cỏi hơn, bản lĩnh hơn, già dặn hơn trước những lời dèm pha và thái độ cay nghiệt của bà cô để bảo vệ đến cùng hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ trong lòng chú bé.