Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve
- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi
+ Những tiếng “thú gầm”
+ Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt
+ Túm lấy cổ áo
+ Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng
- Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)
- Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve
+ Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương
- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú
Thơ xưa viết về vợ rất ít. Các thi nhân thường làm thơ khi vợ của mình đã qua đời. Với Tú Xương thì khác, ông có cả một mảng đề tài viết vợ. Bà Tú chịu nhiều vất vả, gian truân trong cuộc đời nhưng lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ Tú Xương với tất cả niềm yêu thương trân trọng, tiêu biểu nhất là bài thơ “ Thương vợ”.
Viết “ Thương vợ”, tác giả đã vận dụng nhiều chất liệu từ văn học dân gian. Sử dụng linh hoạt các thành ngữ để thể hiện nỗi vất vả của bà Tú trong cuộc sống mưu sinh: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa. Tác giả còn sử dụng nhiều từ láy sinh động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày: lặn lội, eo sèo, hờ hững… Các khái niệm quen thuộc trong văn học dân gian: duyên, nợ, phận. Việc tác giả đưa hình ảnh con cò ở ca dao vào trong bài thơ cũng rất sáng tạo. Trong ca dao hình ảnh con cò thường nói về người phụ nữ vất vả, lam lũ, chịu thương, chịu khó:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Ở thơ của Tú Xương thì:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
So với ca dao, câu thơ của Tú Xương có nhiều cái mới. Đưa động từ lặn lội đảo ra phía trước chủ ngữ khiến câu thơ trở nên có sức nặng hơn khi khắc sâu nỗi vất vả của bà Tú. Nhà thơ chuyển con cò thành thân cò để chỉ cả một kiếp người, nhấn mạnh đến thân phận bà Tú. Cả cuộc đời vất vả, lo toan, gánh vác gia đình. Suốt hơn mười năm bà nuôi ông Tú đèn sách, đi thi những tưởng ông đỗ cử nhân, tiến sĩ để trả ơn bà nhưng chỉ đỗ tú tài! Chữ thân còn gợi cảm giác nhỏ bé, tội nghiệp, chịu đựng. Trong ca dao chỉ có cái heo hút của không gian thì thân cò trong thơ Tú Xương còn ở giữa sự rợn ngợp của không gian và thời gian. Khi quãng vắng là lúc sớm tinh mơ hay đêm hôm khuya khoắt, là thời điểm mà mọi người đã và đang nghỉ ngơi thì bà Tú vẫn cần mẫn trong công việc mưu sinh. Khi quãng vắng còn gợi một không gian đầy nguy hiểm, nổi bật hình ảnh bà Tú đơn chiếc, thiếu người đỡ đần.
Chỉ một câu thơ thôi mà ta đã biết rõ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Đằng sau mỗi chữ là chân dung người chồng hết lòng thương vợ. Trong cuộc sống bươn chải, bộn bề, tình vợ chồng của ông Tú, bà Tú thật thắm thiết, thủy chung. Chính vì vậy, “Thương vợ” là tác phẩm viết về vợ hay nhất trong văn chương ViệtNam từ xưa đến nay.
Đoạn thơ trên gắn liền hình ảnh của dòng sông Đáy với hình ảnh người mẹ, những vết thương lòng đau đớn trong quá khứ và tình cảm gia đình. Các ý nghĩa phân tích thuật thuật của bài thơ:
Từ ngữ: Bài thơ sử dụng một ngôn ngữ khá tế nhị, đơn giản, lấy cảm hứng từ đời sống bình dân để miêu tả hình ảnh của dòng sông và người mẹ.
Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ bao gồm: gió giật, sông chảy, mẹ trong nước mắt, mỏm đất, khói bụi, cánh đồng, khói thơm, máu tổ tiên, hoa gạo, chiều không khói bếp, vết đắm, sông đau. Trong đó, hình ảnh của sông Đáy được nhắc đến nhiều lần và đóng vai trò chính trong bài thơ, tạo nên một bối cảnh quen thuộc cho con người.
Biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như lặp, điệp ngữ, ẩn dụ...Ví dụ như "Sông Đáy râm lên bao nhăn nheo/Khi cái rét tràn về tuổi thơ tôi", "Máu của tổ tiên là kết ngọc đáy sông"...
Giọng thơ: Bài thơ mang nhiều xúc cảm đau thương, chân thành, như đa phần tác phẩm của những nhà thơ miền Trung. Có những chi tiết chân thật về cuộc đời sống vùng quê và con người, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.