Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ: "họp thành", "gặp", "bắt tay" và trong các câu trong khổ thơ sau:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".
câu 1:
- Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca:tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
câu 2:
Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài ngươì lính. Ông sáng tác không nhiều nhưng ngưòi đọc biết đến những thi phẩm của ông với những bài thơ cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh hàm súc. Bài thơ Đồng chí được sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đc coi là 1 trong những bài thơ hay nhất về cuộc kháng chiên chống Pháp.
" Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn,,, biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.
" Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới"
Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, 1 nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.
Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh khôg thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con ng. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Ngươì lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trog hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của n~ ng lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia.Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã đc chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.
- Chép chính xác 6 câu thơ.
- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp :
+ Cùng chung cảnh ngộ : - vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương ‘nước mặn đồng chua.’’, ‘đất cày lên sỏi đá”
+ Cùng chung lí tưởng, cùng chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
+ Cùng nhau chia sẻ gian lao
Em tham khảo nhé !!
I, MB:
Văn chương nói chung , thơ ca nói riêng với sứ mệnh diệu kì của mình không bao giờ xa rời thực tế mà luôn vẽ nên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Đối với văn thơ thời kháng chiến, đó là hiện thực của cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ. Thế nhưng, trong cuộc chiến tranh dữ dội ấy vẫn có nhưng gam màu lãng mạn hiện lên. Đến với bài thơ " Đồng chí", ngoài hiện thực dữ dội, đó còn là vẻ đẹp của tình đồng chí thiêng liêng .Điều này được thể hiện rõ nét qua 10 câu thơ cuối bài
II, TB
1, Khái quát chung
- Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Bài thơ sáng tác mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng thời cũng được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sáng lên cho một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
2, Phân tích, cảm nhận
a, Biểu hiện của tình đồng chí:
+ Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. -> Vì tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc.
+ Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã.Có nhiều câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. ....Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.. Miệng cười buốt giá, chân không giầy
b, Tâm hồn lãng mạn, lạc quan (Ba câu thơ cuối.)
-Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đứng chờ giặc tới...
- Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm khiến cho người lính quên đi cái lạnh, rét say mê ngắm vẻ đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng. H/ả rừng hoang sương muối diễn tả sự gian khổ của đời lính. Hình ảnh đầu súng trăng treo diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng phong phú thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ , gần và xa...
- H/ả anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
3, Đánh giá chung
a .Nghệ thuật.
- Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng giàu sức biểu cảm.
b. Nội dung.
- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.
- Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
III, KB: Khẳng định lại vấn đề
Tham khảo:
Nhà thơ Chính Hữu được biết đến là nhà thơ của những người lính, một trong những tác phẩm có giá trị lớn nhất là bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Mở đầu bài thơ tác giả dùng các từ ngữ mộc mạc, chân thực nhất để miêu tả cuộc sống vất vả, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Trong cái khí lạnh, không gian âm u, lạnh lẽo đến gai người của núi rừng thì hình ảnh các anh vẫn đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm, nghị lực của tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh tĩnh mà động ấy sẽ xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối, cái vắng lặng của núi rừng. Giờ phút trước trận chiến đấu với kẻ thù, rất căng thẳng, những người lính sắp bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, họ sẽ đứng ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng tất cả dường như đều rất nhẹ nhàng, tinh thần rất bình thản, bởi giây phút ấy luôn có đồng đội sát cánh là sự động viên, là nguồn tiếp thêm sức chiến đấu, giúp họ vững tâm và quyết tâm hơn khi vào trận đánh.
Câu thơ kết “Đầu súng trăng treo” đây là hình ảnh không có thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người tạo nên vẻ đẹp riêng của người lính. Giữ không gian rộng lớn, đêm tối âm u như vậy nhưng vẫn có ánh trăng như soi sáng. Những người lính đứng cạnh nhau trog lúc chờ giắc tới họ bình thản ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần vá, chân không giày. Chúng ta thấy nhà thơ đã tạo nên sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Hình ảnh cây súng chính là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng cho sự hòa bình. Đầu súng của người chiến sỹ có treo trăng hay nói cách khác cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình.
Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng thể hiện cho hiện thực, trăng thể hiện sự lãng mạn. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng cho ta thấy được người lính không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, lúc nào cũng đối mặt với đạn bom, sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, trong sáng đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh.
Chính Hữu đặt hai hình ảnh ánh trăng và súng gần nhau để bổ sung cho nhau, tạo nên một ý nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay người chiến sĩ là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình. Ánh trăng trên trời soi sáng cho người chiến sỹ cách mạng, ánh trăng như muốn làm bạn với người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của chiến sỹ cách mạng. Toàn bài thơ nổi bật nhất chính là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối trong hoàn cảnh phục kích giặc.
Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng mọi kẻ thù. Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Kết thúc bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. "Đồng chí" là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.
Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
Câu 1:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 2:
Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Bài 1: Lẽ sống
(Thơ Đặng Hải)
Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đời có ích tệ sống chơi
Ai làm trăm sự cho ta sống
Cớ sao tham sống chỉ hại đời
Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đẹp xem ai quyết xây đời
Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm
Trần thế không nên sống ham chơi
Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời
Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ
Nghĩa tình cao cả với con người.
Bài 2: Thơ Đạo Phật
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống...
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Bài 3: Thơ Tự Sự
(Nguyễn Quang Vũ)
Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!
Bài 4: Thơ Sống - Chết
(Đặng Văn Bá làm nhân cái chết Tây Hồ Phan Châu Trinh)
SỐNG
Sống dại mà chi sống chật đời!
Sống xem Âu Mỹ hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để bạn cười!
Sống tưởng công danh không tưởng nước,
Sống lo phú quí chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống dại sinh chi đứng chật đời.
CHẾT
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
Bài 5: Thơ Nguyễn An Ninh
SỐNG
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
CHẾT
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
Bài 6. Sống với Chết
(Trần Nhuận Minh)
Sống ao ước muốn mong mọi thứ
Chết một đồng một chữ không theo
Thế gian cái sướng, cái nghèo
Cái danh, cái lợi là điều mộng mơ
Sống được những phút giây thoải mái
Kiếp con người được lãi thế thôi
Bao nhiêu những phút vui cười
Ấy là phần thưởng mà trời ban cho
Sống với những buồn lo ngày tháng
Sống nhọc nhằn với sáng hôm mai
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn chơi
Thật là cuộc sống phí hoài biết bao
Cái chết kia, ai nào đã thoát
Số mệnh, trời định đoạt, ai hay
Được vui, hãy biết hôm nay
Vì đời những cái rủi, may bất thường
Phúc với họa, đôi đường ai biết
Tạo điều vui, tiêu diệt ngàn sầu
Chẳng nên mong quá sang giàu
Tháng ngày mải miết đâm đầu đổ đuôi
Cho mệt xác để rồi cũng chết
Lãi trên đời là biết sống vui
Nghèo mà lòng dạ thảnh thơi
Còn hơn giàu có suốt đời lo toan
Chỉ tại bởi lòng tham ra cả
Thành cuộc đời vất vả quanh năm
Óc đầu suy nghĩ chăm chăm
Đôi tay chỉ muốn quắp năm, vơ mười
Sao không nghĩ kiếp người là mấy
Gương thế gian trông thấy rõ ràng
Sống thời tích trữ bạc, vàng
Sống thời tay trắng không mang được gì
Còn được sống, tiêu đi là lãi
Chết thiệt thòi, vừa dại, vừa ngu
Bản thân chỉ biết có thu
Chi ra lại sợ không bù được ngay
Thành cuộc sống tháng ngày đầy đọa
Miệng có thèm cũng chẳng dám ăn
Lòng còn đo đắn băn khoăn
Những cân nhắc chán lại dằn xuống thôi
Sao chả biết con người là quý
Sống coi tiền như vị thần linh
Để tiền sai khiến được mình
Thật là hèn hạ đáng khinh, đáng cười
Trong vạn vật con người là quý
Của làm ra còn mất như chơi
Chỉ duy có một con người
Tan ra là hết muôn đời còn đâu?
Bài 7: Dòng đời
(Thơ Đinh Văn Nhã)
Dòng đời lúc nổi lúc chìm
Lúc phiêu dạt, lúc có mình không ta
Lúc đời ngoạn mục thăng hoa
Lúc cay, lúc đắng, lúc xa, lúc gần
Lúc thắng, lúc bại, khổ thân!
Lại có lúc sang đúng chiều chiều sai
Ngày mai lại đúng
Có lúc nằm mơ mong thoát kiếp dại khờ
Lại có lúc không biết sống đến mai
Mà dành củ khoai đến mốt
Khi vinh, khi nhục nên phải biết sống căn cơ
Như âm dương nghịch cảnh đợi chờ
Cho nên muốn trọn kiếp người
Phải tu thân tích đức, phải nuôi chí bền
Khổ công rèn luyện mới nên
Dòng đời hết đục trong liền mênh mông.
Trôi vào bất tận biển Đông
Dòng đời sáng mãi trong ngần vinh quang!
Bài 8: Thành Công
(Ralph Waldo Emerson, 1803-1882)
Bạn ơi! biết cười luôn, biết yêu nhiều
Được người đời kính trọng
Được con trẻ yêu mến
Được phê bình là ” tạm được”
Chịu đựng được cái đau bị bạn bè phản bội
Biết thưởng thức cái đẹp
Biết tìm ra cái tốt nhất nơi người khác;
Biết cống hiến hết mình
Để lại cho đời một cái gì tốt hơn
Ví như nuôi con cái nên người
Hoặc vun xới một mảnh vườn tốt tươi
Hoặc xã hội được cái thiện;
Đã chơi say mê và cười thoải mái
Và ca hát vang lừng
Biết đã giúp một cuộc đời được dễ thở hơn
Vì mình đã làm đã sống…
Bạn ơi, như vậy là đã thành công!
(TS. Phùng Liên Đoàn dịch)
Bài 9: Tự Nguyện
(Thơ Trương Quốc Khánh)
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
(2013)
.
Bài 10: Tuổi hai mươi: làm gì đây?
(Tạ Quang Bửu)
Hai mươi năm nay, cơm ta ăn ta không đi cày,
Đường hầm và cầu ta không đắp không xây,
Hai mươi năm nay ta nhắm mắt ta đi theo thầy,
Chữ nghĩa dùi mài, đói kẻ khác, ta mâm đầy!
Khoan! Khoan dô khoan! Khoan dô khoan! Khoan dôôô... Khoan!
Non sông ai đắp, ai giữ gìn mới có ngày nay?
Nay ta hai mươi ta vác cuốc ta xin đi cày
Lam lũ bùn lầy với đất nước với dân này!
Tìm đường sống! Tìm đường sống! Tìm đường sống...!
Trời vừa sáng, tuổi hai mươi, đất vẫn tươi! Máu anh hùng...!
Tìm đường sống...! Tìm đường sống...!
(2013)
.
Bài 11: Một lời cảm ơn
(Sưu tầm)
Là con người cần có một tấm lòng
Để trải rộng trao cuộc đời trước mặt
Để ý chí luôn lớn hơn vật chất
Để chúng ta sống chân thật bên nhau
Nếu chẳng may ai hoạn nạn nơi đâu
Đừng nghĩ rằng tiền sẽ mua được hết
Đừng mặc cả bán cuộc đời, cái chết
Hãy nhớ: đồng tiền bạc trắng hơn vôi
Vật chất nào đổi được tấm lòng người
Giữa đời thường bon chen và gấp vội
Cầm bát cháo, khắc lời ông cha nói
Bước lên bờ lưu luyến bến đò xưa
Được ai giúp xin đừng quên gửi thưa
Một lời đáp là ngàn vàng cao giá
Cùng ánh mắt sẽ thay cho tất cả
Trước một tấm lòng ta hãy nhớ: Cảm ơn!