K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở trên 2 phương diện lời nói hoặc hành động: 

+ Lời nói ( mang hàm ý công kích cá nhân nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác, bịa đặt những điều dối trá để đối phương bị cô lập" 

+ Hành động ( trực tiếp gây các chấn thương về thể xác gây ra ám ảnh tinh thần cho các nạn nhân )

+ Ngoài ra còn bạo lực học đường trên mạng xã hội dùng các bình luận tiêu cực để nói xấu, công kích, kết bè kết phái ...

- Nguyên nhân: 

+ Một bộ phận bạn trẻ còn bồng bột chưa tự ý thức được hành động của bản thân

+ Không được giáo dục toàn diện về việc bao lực học đường là sai trái 

+ Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài xã hội hoặc trong chính gia đình. 

- Tác hại: 

+ Trực tiếp hủy hoại cuộc đời của một bạn học khác ( chúng ta từng chứng kiến không ít vụ việc các em học sinh tự kết liễu cuộc sống của mình vì bị cô lập và bắt nạt tại trường học )

+ Tạo ra môi trường không lành mạnh để các em phát triển 

+ Tạo nên mối lo ngại cho toàn xã hội về mức độ an toàn của trường học

+ Đối với những người bạo lực học đường, các em sẽ có một vết nhơ trong đời không thể nào thay đổi được 

- Giải pháp: 

+ Cần sự chung tay từ 2 phía gia đình và xã hội giáo dục các em về sự nguy hiểm của bạo lực học đường

+ Các bạn học sinh khi chứng kiến các hành vi bạo lực hãy dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho các bạn. Biết đâu hành động ấy sẽ cứu rỗi được cuộc đời của một người khác. 

+ Tự bản thân các em học sinh cũng phải học cách kiềm chế cái tôi. Bạo lực sẽ không giải quyết được mọi vấn đề...

13 tháng 6 2023

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.

+ Phạm vi bao quanh trường học.

+ Nguyên nhân: xuất phát từ cái tôi, lòng tự trọng cao của các cô cậu học sinh thích thể hiện "oai" cho người khác thấy nhưng không có cách nào khác ngoài việc xúc phạm đến các bạn học sinh khác.

->  Những trẻ em bị áp lực quá mức từ gia đình, ví dụ như bị đòi hỏi phải đạt thành tích cao hoặc bị đối xử khắc nghiệt có thể trở nên căng thẳng và dễ dàng bạo lực.

-> Các bạn học sinh không được giáo dục về cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể dẫn đến sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

-> Truyền thông có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về bạo lực, khiến các bạn học sinh bị ảnh hưởng và học hỏi các hành vi bạo lực.

-> Một số bạn học sinh sống trong môi trường xã hội khó khăn, nơi mà bạo lực được coi là phổ biến và chấp nhận, dẫn đến họ trở nên bạo lực.

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Lăng mạ người khác, chế giễu, xúc phạm, làm nhục bạn bè.

+ Gây gỗ đánh nhau trong nhà trường.

+ Dùng lời nói hoặc hành động để đe dọa, ép buộc hòng kiểm soát người khác để bạo lực.

- Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Dẫn chứng:

+ Các trang mạng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực học đường được quay lại và chia sẻ trên mạng, gây ra sự quan tâm của cộng đồng và xã hội.

+ ....

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là rất cần thiết để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh.

7 tháng 9 2021

Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.

 

5 tháng 12 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

31 tháng 1 2022

Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà.

26 tháng 11 2018

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà

10 tháng 2 2022

- Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

- Của tác giả Lê Anh Trà.

24 tháng 8 2018

Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:

- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người

- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc

- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn

- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước

→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác

22 tháng 6 2019

1. Mở đoạn

- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí lề lối hoạt động của xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng và các xí nghiệp khác nói chung của đất nước ta những năm đầu thập niên 80 của thể kỉ XX.

2. Thân đoạn

- Vấn đề vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra là: Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cơ chế đã trở thành cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí thúc đẩy sản xuất phát triển đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.

- Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái ”chung” được tạo thành từ những cái “tôi” cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.

3. Kết đoạn

- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh tình hình đất nước ta những năm lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Nó là vấn đề cấp thiết từ đời sống thực tiễn, thực tế xã hội có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển chung của đất nước.