K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2020

Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong văn bản "Đất rừng Phương Nam" của tác giả Đoàn Giỏi. Mặc dù được trích từ tác phẩm truyện nhưng đoạn trích được xem như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.

Trong đoạn trích, nhà văn đã sử dụng hiệu quả văn tả cảnh với những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác tạo nên ấn tượng chung về một vùng không gian rộng lớn mênh mông, ở đó màu sắc và âm thanh hòa quyện vào nhau tạo nên ấn tượng chung ban đầu về cảnh quan thiên nhiên ở nơi đây.

Tác giả đã chọn vị trí quan sát khá thích hợp để có một trình tự miêu tả tự nhiên, hợp lý dễ so sánh, liên tưởng và bộc lộ cảm xúc. Với một cậu bé như An, hiển nhiên phải choáng ngợp trước màu xanh tràn ngập không gian và lẫn trong màu xanh ấy là tiếng rì rào miên man bất tận của gió biển đậm đà vị muối.

Để lột tả được cái độc đáo của cảnh vật ở đây, nhà văn đã sử dụng linh hoạt phương thức thuyết minh, giải thích về một số địa danh ở miền đất địa đầu tổ quốc này. Không phải bằng những danh từ hoa mỹ mà cứ thô giáp, tự nhiên giản dị theo đặc điểm riêng của nó. Những cái tên đã cho người đọc những hiểu biết thật mới lạ đầy hứng thú. Qua cách đặt tên chất phác, qua lối dân gian tác giả cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên hoang dã và con người sống rất gần với thiên nhiên.

Đặc biệt nhà văn đã tập trung nhiều chi tiết gợi tả để đặc tả sự rộng lớn mênh mông, hùng vĩ mà hoang dã của dòng sông Năm Căn: "dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác", cá nước bơi hàng đàn "như người bơi ếch", rồi rừng đước với "cây đước ngọn bằng tăm tắp... đắp từng bậc màu xanh". Hình ảnh con sông mở ra ở cả ba tầng, ở sự rộng lớn hùng vĩ, ở sự trù phú rồi thậm chí cả màu xanh rừng đước với cung bậc khác nhau. Tài quan sát và sử dụng ngôn ngữ kết hợp biện pháp so sánh chính xác. Tác giả đã lựa chọn tính từ gợi hình, gợi sắc rất ấn tượng để gợi lên vẻ hùng vĩ, nên thơ mà độc đáo của dòng sông Năm Căn.

Ngay cả hoạt động của con thuyền cũng được nh 2000 à văn diễn tả chính xác "thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn". Trạng thái của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác, tinh tế. "Thoát qua" - diễn tả con thuyền khi vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; "xuôi" diễn tả con thuyền nhẹ theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả. Ba động từ này vừa diễn tả được các trạng thái hoạt động mạnh mẽ khác nhau của con thuyền khi đi qua những vùng không gian sông nước khác nhau, vừa thể hiện được đặc trưng của sông nước Cà Mau.

Như một nốt nhấn của bức tranh sông nước Cà Mau, hình ảnh chợ Năm Căn như đóa hoa nhiều hương sắc. Đoạn văn miêu tả chợ Năm Căn thêm một lẫn nữa cho thấy sự tinh nhạy của nhà văn trong việc miêu tả cuộc sống Phương Nam. Đó là một bức tranh trù phú, tấp nập, đông vui được thể hiện qua thủ pháp liệt kê rất hiệu quả.

Điệp từ "những" được sử dụng mười hai lần góp phần gợi lên sự nhộn nhịp của cuộc sống nơi miền đất Cà Mau. Chợ Năm Căn độc đáo, trù phú, mang vẻ bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" kiêu hãnh có hơi thở riêng của một kiểu chợ vùng sông nước vùng Nam Bộ. Chợ họp trên sông, trong đêm, ở đó có sự hòa trộn nhiều màu sắc văn hóa: sản vật, hàng hóa, trang phục, tiếng nói, các món ăn... thậm chí cả hương vị!

Văn bản "Sông nước Cà Mau" trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II cho chúng ta thấy sự hiểu biết tường tận sự cảm nhận tinh tế và tài quan sát, sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Có lẽ nhờ có tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu quê hương tha thiết mà nhà văn đã làm hiện lên trên trang sách một vùng đất mũi Cà Mau vừa chi tiết vừa cụ thể vừa tổng quát rộng lớn ấn tượng đến như vậy!

Ko bt đúng ko 

chi tiết bn nhé

ko chép mạng

1 tháng 4 2020

cái nài dài lắm ko copy thì e là .....

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

29 tháng 4 2018

Tuổi thơ có lẽ ai cũng ít nhiều lưu giữ cho mình hình ảnh một dòng sông. Dù cho dòng sông ấy chỉ từng chảy hay vẫn đang chảy thì chắc hẳn kỉ niệm sẽ vẫn cứ chảy trôi trong tâm trí. Em cũng có một dòng sông như thế: con sông Hồng quê hương.

Ngày bé ông em thường dặn, đừng chơi men bờ sông, nhưng trưa hè với những trò chơi hấp dẫn cùng lũ bạn làm cho một con bé tinh nghịch quên hết cả những lời dặn dò của ông. Mấy đứa trẻ tụm năm tụm ba ra bờ sông lấy cát chơi trò xây lâu đài, con sông Hồng hiền hòa bồi đắp phù sa cho cả một dải đất ven sông canh tác trù phú. Con sông bắt nguồn từ một vùng sơn nguyên thuộc Trung Quốc, chảy qua một chặng đường dài rồi chảy qua bờ bãi quê em, nước sông đục ngầu phù sa, một màu phù sa nặng tình nặng nghĩa. Đứng từ trên cầu Thăng Long nhìn xuống, con sông cuộn lên những xoáy nước như những xoáy lông trên lưng chú trâu đang cần mẫn trên cánh đồng vậy.

Cũng có những khi dòng sông nổi giận, nước dâng lên cao tràn qua các bãi bồi do cát bồi giữa dòng sông, vậy là các ốc đảo xanh với nào là sậy, là lau, là những ruộng cải hoa vàng… cũng bị dòng nước cuốn đi hết cả; lại phải chờ khi dòng sông nguôi giận mới xanh trở lại.

Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa hồng uốn lượn qua những rặng tre xanh, những bờ cát xám rồi chảy đi thật xa về hướng chân trời, mà nơi ấy không biết có những vùng đất và con người nào đang chờ đợi. Dòng sông cứ chảy trôi rồi lại kết thêm bạn mới, rồi người ta lại gửi vào dòng sông những kỉ niệm vui buồn.

Dòng nước chảy cũng giống như thời gian chảy trôi, rồi cũng mang đi những câu chuyện để người ta sẽ nhớ, sẽ thương và không bao giờ trách móc, vì sông vẫn hiền hòa chảy mãi. Em sẽ mang đi trong hành trang cuộc đời một dòng sông quê hương, dòng sông của em nhưng cũng là người bạn lớn của biết bao người hôm nay và cả mai sau.


 

29 tháng 4 2018

BÀI VĂN TẢ SÔNG HỒNG
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.


Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần cấc tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đaoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki – lô – mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.


Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.


Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.


Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa nàu cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại cành thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những ‘chiếc thuyền” bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.


Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.


Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.

1 tháng 4 2020

Vượt thác

Sông nước Cà Mau

Cảnh thiên nhiên

Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.

Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.

Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

Kênh rạch chằng chịt.

Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.

Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.

Nghệ thuật miêu tả

Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.

Lời kể theo ngôi thứ nhất.

Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.

* Cảnh thiên nhiên :

+ Vượt thác : Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.

Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.

+ Sông nước Cà Mau : 

Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

Kênh rạch chằng chịt.

Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.

Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.

* Nghệ thuật miêu tả :

+ Vượt thác : Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.

+ Sông nước Cà Mau : Lời kể theo ngôi thứ nhất.

Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.

Câu 1

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau

                                              ~Học tốt!~

3 tháng 3 2021

Hello trần Hổ

Văn hà @_@ Mik kém zăn bạn ới !!!

2 tháng 3 2018

Hok tốt nha

Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.