Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Tham khảo
Đắk Nông không chỉ có “tiếng cồng chiêng rộn rã ngân xa”, bạt ngàn cao nguyên, rừng già mà còn nổi tiếng với những thác nước hùng vĩ, mê hoặc lòng người. Khi mùa mưa vừa kết thúc, sông hồ đầy ắp nước trời, những dòng thác tràn đầy nguồn sống, tuôn chảy mạnh mẽ suốt ngày đêm. Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên mà bạn khi đặt chân đến thác Lung Niêng, Gia Nghĩa – Đắk Nông.
Nằm giữa núi rừng, với vẻ đẹp hoang sơ bí ẩn, gần như không có dấu chân của khách du lịch, đấy là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến thác Liêng Nung, Gia Nghĩa, Đắk Nông.
Phố thị hoa vàng Gia Nghĩa mang trong mình một tương lai trở thành thành phố du lịch của tỉnh Đắk Nông. Xưa kia chỉ là nơi dừng chân nghỉ giữa đường của những chuyến xe Sài Gòn đi Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum… nhưng nay thị xã Gia Nghĩa, với khí hậu lý tưởng, lượng mưa ít, nhiệt độ trung bình ổn định, vị thế đẹp hứa hẹn trở thành Đà Lạt thứ 2, nhưng sẽ mang dấu ấn của người Việt, thay vì người Pháp.
Khi tới thị xã Gia Nghĩa, nơi nổi tiếng với nhiều con thác hung vỹ, chúng tôi chọn Liêng Nung là điểm đến cho mình. Thác Liêng Nung (hay còn gọi là thác Diệu Thanh) thuộc buôn N’Jriêng, nằm ngay bên QL28 hướng đi Lâm Đồng, chỉ cách thị xã Gia Nghĩa 8km. Rời xa những con đường uốn lượn, khu phố đông đúc trong thị xã chúng tôi đến với buôn N’Jriêng, buôn làng với hầu hết là đồng bào M’Nông sinh sống.
Thác Liêng Nung có cấu tạo rất đặc biệt, vách đá cao 30 m trên một cái hang lớn, nhô ra nơi dòng nước đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ. Trong hang thảm thực vật sống động, bắt mắt nhưng rất khó tiếp cận những ngày này do đá rất trơn.
Tiến gần hơn về phía chân thác, nơi dòng nước mạnh mẽ đang đổ xuống, thậm chí không thể nhìn rõ vì bụi nước làm mờ mắt, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.
Càng đi qua con đường nhựa, rồi đến những bậc thang càng dẫn ra xa phía thác bạn sẽ hiểu rằng con đường đang dẫn mình xuống thấp hơn. Và rồi ở khúc quanh cuối con đường nhựa, băng qua đoạn đường đất, bạn sẽ nghe tiếng thác đổ, âm thanh ấy lớn dần, dữ dội làm cho niềm phấn khích như được dâng trào cao hơn, bước nhanh hơn để đến được với ngọn thác tuyệt đẹp này.
Tuyệt cảnh Liêng Nung hiện ra sau những lùm cây, đầy choáng ngợp. Những hạt bụi nước li ti theo luồng không khí mà dòng thác tạo ra bay xa cả vài chục mét, cao tít lên ngang ngọn của những cây cao, ,át rượi. Những tia nắng rọi lên đám bụi nước ấy và cầu vồng xuất hiện. Một không gian đầy bụi nước, ướt nhẹp, những cây cỏ nhỏ cạnh chân thác bị hơi nước thổi dạt xuống. Cả núi rừng dường như nghiêng mình trước Liêng Nung, không còn một âm thanh nào khác, chỉ còn một màn độc tấu đầy kiêu hãnh, mạnh mẽ vọng vang.
Xung quanh khu vực nơi đây còn có các buôn làng dân tộc M’nông và Mạ sinh sống với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đa dạng và phong phú, phù hợp cho việc tổ chức thực hiện các tour du lịch sinh thái, tìm hiểu bản sắc văn hóa cộng đồng, đồng bào thiểu số bản địa.
Tham quan thác Liêng Nung vào ngày lễ hội, du khách sẽ được mời tham gia cùng với dân làng và nghe già làng kể câu chuyện cổ thú vị của người M’Nông về nguồn gốc của thác Liêng Nung…
Liêng Nung vẫn còn rất hoang sơ, ít người lui tới. Có lẽ nơi này sẽ giữ được vẻ hoang sơ ấy cho tới ngày thị xã Gia Nghĩa vươn dậy trong hình hài thành phố du lịch. Và đồng bào M’Nông ở buôn N’Jriêng vẫn giữ cho mình một Liêng Nung hoang sơ, vắng vẻ, đầy tự hào. Còn du khách như chúng tôi khi lui tới đây vẫn vô tình bắt gặp phía xa xa, giữa rừng núi kia có một dải lụa trắng ai đó bỏ quên, chứ không phải những tấm biển chỉ dẫn du lịch, những hàng quán xôn xao…
Từ Buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo theo vì nó được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Thác Thủy Tiên (hay còn gọi là Thác Ba Tầng) là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng.
Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt. Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng. Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, và có những mặt hồ nước cạn có thể tắm được. Tầng thứ ba nước từ trên cao đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm.
Thác Thủy Tiên không chỉ đẹp về hình thể mà còn đẹp với huyền thoại về nàng H’Năng.
Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất này, tai họa đã ập đến với buôn làng. Không hiểu vì sao Giàng giận dữ làm nắng mãi khiến sông hồ cạn kiệt. Chồng nàng H'Năng đã cùng các trai tráng trong buôn phải đi thật xa để tìm vùng đất mới nhưng đã qua mấy mùa trăng mà chẳng thấy trở về. Nàng H' Năng chờ mãi, chờ mãi mỏi mòn trong nỗi nhớ thương chồng và cả sự xót xa vì cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật. Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất mới. Nàng đi mãi, tìm mãi, cuối cùng quỵ ngã xuống giữa một lòng suối cạn. Giàng thương xót, cho làm mưa xối xả, các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại lan tràn nhưng nàng H' Năng thì không sống lại được nữa, tóc nàng trải dài theo con suối nhỏ và trở thành ngọn thác đẹp và duyên dáng như tấm lòng người con gái Ê Đê dịu hiền, chung thuỷ, nàng đã chết để dân làng được sống. Tưởng nhớ nàng, lũ làng đã lấy tên nàng đặt cho tên của dòng sông chảy qua vùng đất này và còn nhắc mãi về huyền thoại một người con gái...
So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar... thác Thủy Tiên ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại, tuy nhiên với vẻ đẹp của mình và sau khi quốc lộ đi Phú Yên ngang qua đây được nâng cấp, thác sẽ được nhiều người biết đến hơn và tìm đến để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà hữu tình của mình. Công nhận thác Thủy Tiên là di tích cấp quốc gia
Khu vực này còn lưu truyền nhiều truyền thuyết của người Ê Đê, như truyền thuyết nàng H’Năng, truyền thuyết chàng Dăm Ji...
Đây là di tích quốc gia thứ 11 của tỉnh Đắc Lắc.
Thác Thủy Tiên hiện là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Đắc Lắc, ngoài ra nơi đây còn chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tài nguyên sinh thái, bởi xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh Ea Púk nằm kề với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
" Em yêu nhà em. Hàng xoan trước ngõ. Hoa xao xuyến nở. Như mây từng chùm ".Mỗi lần nghe bài thơ này em lại càng yêu tha thiết ngôi nhà thân yêu của mình.
Ngôi nhà được bố em xây cách đây 7 năm, đến nay vẫn còn rất chắc chắn. Nó nằm trong một con hẻm nhỏ trên con đường Phạm Văn Chiêu.
Bác cổng sắt khoác lên mình chiếc áo màu xanh uy nghi như một người bảo vệ. Trước hiên nhà là những thảm hoa mười giờ rực rỡ do ba em trồng. Bên trong căn nhà được trang trí rất đẹp mắt. Giữa phòng khách là bộ bàn ghế salon bằng gỗ do ba em mua cách đây mấy năm. TRên tường có treo bức tranh cảnh làng quê vào ngày thu hoạch. Đây cũng là nơi mà gia đình em sum họp vào mỗi tối để trò chuyện và xem ti vi với nhau. Phòng bếp không to lắm, mọi thứ đều được xếp gọn gàng dưới bàn tay khéo léo của mẹ em. Ngay anh máy giặt là bác tủ lạnh TOSHIBA do gia đình em mua cách đây hơn 2 năm, nhưng đến nay xài vẫn còn rất bền. Phòng của em được trang trí rất đẹp mắt, góc bên phải của phòng là bộ giường đôi xinh xắn do ba mua cho em và em trai của em. Bàn học của em được xếp ngay ngắn gọn gàng, trên tường có dán những tờ giấy khen cháu ngoan Bác Hồ của em. Em rất yêu ngôi nhà của em.
Khách đến nhà em họ đều khen rằng nhà em tuy nhỏ nhưng được trang trí nhỏ gọn. Dù mai sau em có xa ngôi nhà thân yêu này thì em vẫn luôn muốn được nhanh chóng trở về nơi đây.
Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.
Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm...Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.
Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tìa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.
Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mật trời. Bộ ghế salon màu tráng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,... Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tày là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím - màu mẹ em rất thích - trông vô cùng dịu mát.
Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hổng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bàng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,... phần lớn cũng màu hồng. Và đậc biệt, các đồ trang trí "handmade" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.
Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà... Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!
Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa...
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở xã Mai Lâm, xưa kia là làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ nhỏ, ông đã theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý 1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm ất Mão 1915 ông đỗ đầu kì sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng.
Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám, ông từng làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn,... ông viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với nhiều bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
Trong cách mạng tháng Tám, ông tham gia Ủy ban giải phóng xã Lộc Hà. Năm 1946 gia nhập Hội văn hoá Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, ông từng là Chi hội trưởng Chi hội Văn
nghệ Việt Nam, hoạt động ở sở thông tin khu XII, tham gia viết báo Cứu quốc khu VII, Thông tin khu VII, tạp chí Văn nghệ,... và viết văn. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam (Trong Đại hội Văn nghệ lần thứ nhất - 1948).
Ngô Tất Tố có viết nhiều công trình nghiên cứu như: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh dịch (1944)... trong đó ông phê phán những tư tưởng tiêu cực của Nho học. Những tác phẩm đã xuất bản của ông đa dạng ở nhiều thể loại: Ngô Việt xuân thu (dịch, 1929); Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện kí lịch sử, 1935); Đề Thảm (truyện kí lịch sử, viết chung, 1935); Tắt đèn (tiểu thuyết; báo Việt Nữ, 1939; Mai Lĩnh xuất bản, 1940); Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940; đăng báo Thời vụ, 1941; Mai Lĩnh xuất bản, 1952); Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940); Đường Thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940); Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940; Mai Lĩnh xuất bản, 1941); Thi văn bình chú (tuyển chọn, giới thiệu, 1941); Văn học đời Lí (tập I) và Văn học đời Trần (tập II, trọn bộ Việt Nam văn học - nghiên cứu, giới thiệu, 1942); Lão Tử (soạn chung, 1942); Mặc Tử (biên soạn, 1942); Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, 1942; báo Đông Pháp, 1956); Kinh dịch (chú giải, 1953); Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946); Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946); Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946); Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946); Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946, 1954); Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (chèo, 1951).
Hai sáng tác nổi tiếng của Ngô Tất Tố là "Lều chõng" và "Tắt đèn”.
Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dưới chế độ xã hội phong kiến xưa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ. Tác phẩm phản ánh không khí ngột ngạt, căng thẳng của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc loại "cùng đinh" nhất nhì trong làng, không có tiền đóng sưu cho chồng và người em chồng đã mất (!). Chị cay đắng bán con, bán chó lấy tiền đóng sưu nhưng vẫn không đủ. Anh Dậu bị bắt giam lại, đường cùng, chị chống trả sự bắt bớ của chính quyền một cách quyết liệt. Vì vậy, chị bị bắt giải lên huyện. Tên tri phủ Tư Ân dùng tiền để lợi dụng chị nhưng chị kiên quyết chống lại. Để có tiền nộp sưu cho chồng, chị phải đi ở vú, bị tên quan phủ già định giở trò bỉ ổi, chị đã vùng chạy ra sân, giữa lúc trời tối đen như mực.
Ghi nhận những đóng góp của Ngô Tất Tố, Hội văn nghệ Việt Nam và Nhà nước đã dành tặng nhà văn những giải thưởng cao quý. Đó hai giải thường trong giải thưởng văn nghệ 1949 - 1952 của Hội văn nghệ Việt Nam: giải ba dịch (Trời hửng, Trước lửa chiến đấu) và giải khuyến khích (vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác). Sau khi qua đời, ông đã được Hội đồng
Nhà nước quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...
Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn,Tuần lễ... với 29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến.
Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).
Ông qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba người con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thị Thanh Lịch (đại biểu quốc hội khóa IV của tỉnh Hải Hưng). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố.
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Các tác giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh.
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp.
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững". Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.[1]
Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều phen ứa nước mắt".
Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ 20 như Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn... thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng (nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng)".[2]
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".
Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chỉ là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".[2]
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.
Một số tác phẩm của ông:
- Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929)
- Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929)
- Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935)
- Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935)
P/s:Đây là một số điều mình tìm hiểu được trên Wikipedia,chắc không đúng 100% đâu,bạn tham khảo được ý nào thì tham khảo nhé!!!
_Học Tốt_
Trong thời kỳ đầu (1975 - 1990, trước khi có Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Dak Lak), các tác phẩm xuất hiện trên văn đàn không nhiều. Ngoài những tác phẩm đăng trên tạp chí Văn nghệ của Ty Văn hóa - Thông tin (ra vài tháng 1 số) còn có những đầu sách khác với số lượng rất khiêm tốn. Tập thơ đầu tiên, xuất bản năm 1977, có tên gọi: “Đất lên màu”, tiếp theo đó là “Lời ru từ những cánh rừng” (tập thơ), “Thú rừng Tây Nguyên” (tập truyện viết cho thiếu nhi của Thiên Lương), “Đất gọi mùa” (tập thơ, xuất bản năm 1984). Năm 1985, hàng loạt tác phẩm ra đời, đó là: “Thơ tặng tháng ba”, “Bài ca Dak Lak”, “Buôn Ma Thuột 1975 - 1985”, “Thất thủ Cao Nguyên” (truyện ký của Thiên Lương)…; đặc biệt, lần đầu tiên ở Dak Lak có tập thơ in riêng với tên “Niềm tin” (Vũ Nhật Hồng). Sau đó việc in ấn xuất bản lại lắng xuống. Chỉ còn tạp chí Văn nghệ của Ty Văn hóa - Thông tin là nơi đăng tải tác phẩm của văn nghệ sĩ. Văn học thời kỳ này tập trung chủ yếu về đề tài chiến tranh cách mạng và ca ngợi cuộc sống mới. Đó là khí thế chiến thắng trong tư thế “đạp trên đầu thù” của những người cộng sản; tuyên truyền ý thức giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân; phản ánh cuộc đấu tranh chống lực lượng phản động Fulrô; ca ngợi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: làm ăn tập thể, cả tỉnh là một công trường lớn với những con người hăng say, nhiệt tình với lao động sản xuất…, mở ra một viễn cảnh tốt đẹp, xán lạn trên vùng đất này.
Năm 1990, Hội VHNT Dak Lak được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của văn học - nghệ thuật tỉnh nhà. Các cuộc giao lưu tiếp xúc với các văn nghệ sĩ có tên tuổi ở trung ương và các tỉnh bạn được mở rộng, các trại sáng tác và các đợt đi thực tế được tổ chức, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật được vận hành theo đúng tinh thần: Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân gắn liền với đường lối của Đảng. Nhờ có Hội VHNT, hàng trăm đầu sách văn học nghệ thuật được xuất bản. Đặc biệt từ 2004 trở lại đây, bằng nguồn Quỹ Hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật của ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phân bổ, số lượng sách xuất bản tăng lên nhanh chóng (chỉ riêng năm 2004 và 2005, số lượng đầu sách được xuất bản cũng tương đương cả giai đoạn 1975 – 1990).
Một số tác phẩm văn học của Dak Lak xuất bản trong những năm qua. Ảnh: Lan Anh |
Từ sau năm 1990, văn học Dak Lak tiếp tục đi sâu vào ca ngợi khí thế hào hùng của dân tộc, ca ngợi cuộc sống mới sinh sôi, vững tin vào tương lai; đấu tranh với những tàn dư của chế độ cũ, đấu tranh với những thế lực phản động đang âm mưu “diễn biến hòa bình”, đề cao tinh thần cảnh giác với những âm mưu và thủ đoạn phá hoại gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh với những tư tưởng lạc hậu…; cổ vũ ý chí cách mạng, kêu gọi mọi người góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…
Với 47 dân tộc từ nhiều vùng miền về đây sinh cơ lập nghiệp, Dak Lak trở thành miền đất đa sắc tộc, đa văn hóa, nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ việc sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính vì thế, văn học Dak Lak có “tiếng hát của trăm miền”, đậm chất sử thi nhưng không thiếu tính hiện đại, có tính triết luận của xứ Bắc nhưng cũng có sự mộc mạc của phương Nam, có cánh cò chấp chới và cũng có tiếng vó ngựa ô dồn dập… Những người cầm bút ở Dak Lak có ý thức kết hợp tinh hoa văn hóa của các dân tộc, kết hợp việc bảo tồn, phát huy các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình hoặc của quê hương bản quán, đồng thời biết giao lưu, tiếp thu các yếu tố tiên tiến để làm giàu cho nền văn hóa trên vùng đất đã được coi là máu thịt của mình. Muốn xây dựng con người, trước hết phải xây dựng chính mình. Ý thức được trách nhiệm đó, những người cầm bút ở Dak Lak đã tự xác định cho bản thân rèn luyện nhân cách, có hướng đi đúng đắn hơn trong quá trình sáng tác để làm sao trong mỗi tác phẩm phải cố gắng mang hơi thở cuộc sống, những tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người, góp phần bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu và làm phong phú thêm nền văn hóa trên mảnh đất đại ngàn, quê hương của những sử thi và huyền thoại đầy bi hùng, của những vị anh hùng mà tên tuổi gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc; góp phần vào công tác giáo dục ý thức của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cuộc sống.
Trong những năm gần đây, Hội VHNT Dak Lak có chủ trương đưa văn học nghệ thuật về với cơ sở thông qua việc tổ chức các chuyến đi thực tế, các trại sáng tác trong tỉnh (mỗi năm có 5-7 chuyến đi thực tế, 2-3 trại sáng tác cho khoảng 100 lượt người) để các văn nghệ sĩ tiếp cận với thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Nhiều tấm gương cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong việc xây dựng khối đại đoàn kết để góp phần giữ gìn an ninh trật tự cũng như giúp đỡ nhau làm kinh tế… được phản ánh bằng hình tượng văn học. Những điển hình đó ngày càng được nhân rộng trong đời sống thường ngày của các dân tộc Tây Nguyên.
Hội VHNT Dak Lak cũng hết sức quan tâm, chú trọng đến những cây bút là người dân tộc thiểu số. Kế tiếp lớp cao tuổi như Linh Nga, Kim Nhất là thế hệ trưởng thành qua các trại sáng tác Hạ Xanh và Hương Rừng dành cho thanh thiếu niên vào các mùa hè trong suốt 24 năm qua như Thanh Mai Niê, H’Trem Knul…, mới đây là: H’Wêra Niê, H’Xíu H’mok, H’Phi La Niê, H’Siêu Byă đang độ tuổi 20… Họ là những người sử dụng cách cảm, cách nghĩ của dân tộc mình, văn hóa của dân tộc mình làm tư liệu để phản ánh chính xác và chân thực cuộc sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong tác phẩm văn học.
Văn học đã góp phần làm cho đồng bào Tây Nguyên hiểu rõ bản chất phản động của tổ chức phản động Fulrô và cái gọi là "nhà nước Đêga độc lập” để không bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc. Văn học đã góp phần để cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thấy được các giá trị văn hóa của ông bà để lại, từ đó có ý thức giữ gìn, phát huy; đồng thời cũng thấy được những hủ tục lạc hậu để từ đó mà xóa bỏ. Văn học cũng đã góp phần cho đồng bào Tây Nguyên thấy được phương pháp làm kinh tế bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không chỉ là việc xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Văn học đã tác động sâu sắc vào tâm tư, tình cảm của con người để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tự hào với dân tộc mình, quê hương mình...
Mặc dù chưa có tác phẩm nào được đánh giá là “đúng tầm” so với yêu cầu đối với văn học của một vùng đất, chưa có tác giả nào được coi là “hiện tượng” trong suốt quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Dak Lak từ 1975 đến nay, nhưng có khá nhiều tác giả ở Dak Lak được bạn bè văn chương cả nước biết đến, nhiều tác phẩm có độ lan toả rộng, được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, được chọn vào các tuyển tập văn thơ...
Đội ngũ sáng tác văn thơ ở Dak Lak vẫn tiếp tục vươn lên hoà mình với cuộc sống, đoàn kết và sáng tạo ngày một sung sức cả về số lượng lẫn chất lượng. Lớp người đi trước có khoảng lùi cần thiết trong quá trình lắng đọng để nói ra những điều mà trước đây chưa kịp nói hoặc chưa thật chín; các cây viết lớp sau cũng bước vào giai đoạn sung mãn và đã phần nào hoà nhập được, nhìn nhận được cuộc sống với đa chiều, đa góc cạnh, mang sức bật của tuổi trẻ trong quá trình sáng tác; những cây bút chưa rõ định hình về bút pháp và phong cách sáng tác có điều kiện học tập, đang được hướng dẫn, bồi dưỡng có bài bản, được tiếp cận thông tin nhanh chóng nhờ công nghệ hiện đại sẽ là những nhân tố kế cận sự nghiệp sáng tạo văn học, cũng có số lượng đông đảo, đủ để chúng ta có quyền hy vọng văn thơ Dak Lak ngày một góp phần nhiều hơn trong việc hướng con người đến chân - thiện - mỹ.
t khuyên bạn nên lên google tìm kiếm, vào mấy bài giới thiệu nhà ngục này do mấy công ti du lịch viết ra mà kiếm ý. Chứ bây giờ bạn có lên đây hỏi thì chỉ có 0,1 % người chịu tự nghĩ ý với làm văn cho bạn à :>
khuyên chân thành đấy :>>
Đéo giúp đc thì câm mồm đi