Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Tháng 1-1258 | Kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất |
Năm 1283 | Kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai |
Cuối tháng 1-1285 | 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta |
Tháng 5-1285 | Hưng Đạo Vương dẫn đạo quân ra Bắc tấn công giặc ở các mặt trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết,... |
Tháng 12-1287 | Vua Nguyên lệnh cho Thoát Hoan chia 60 vạn quân thành 3 đạo tiến đánh nước ta lần thứ 3 |
Cuối tháng 1-1288 | Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân thực hiện chủ trương " vườn không nhà trống" |
Tháng 4-1288 | Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian | Sự kiện |
1/1258 | Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần I |
29/1/1258 | chiến thắng xâm lược Mông nguyên lần I |
Năm 1279 | Nhà Tống bị tiêu diệt |
1/1285 | Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến vào nước ta ( xâm lược lần II) |
12/1287 | Quyết tâm xâm lược nước ta lần III |
4/1288 | chiến thăng Bạch Đằng |
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
981 | Chiến tranh Tống-Việt |
Tháng 1-1258 | Kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất |
Cuối tháng 1-1285 | 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta |
Tháng 5-1285 | Hưng Đạo Vương dẫn đạo quân ra Bắc tấn công giặc ở các mặt trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết,... |
Cuối tháng 1-1288 | Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân thực hiện chủ trương " vườn không nhà trống" |
Tháng 4-1288 | Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng |
tham khảo
Thời gian | Sự kiện |
1418 - 1423 | Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa mở đầu thời kỳ chống giặc Minh xâm lược. |
1424 - 1426 | Giải phóng Nghệ An (năm 1424) Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425) Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426) Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426) |
1424 | Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an |
1425 | Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa |
Cuối 1426 | Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc |
Cuối 1426 - T10/1427 | Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc |
7/2/1428: Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn
1425: Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân đem quân từ Nghệ An ra Tân Bình
9/1426: Nghĩa quân tiến ra Bắc
cuối năm 1426: quân Minh đóng chặt thành Đông Quan, chờ viện binh
10/1427: Liễu Thăng và Mộc Thạnh đem quân đánh nước ta
10/12/1427: Lê Lợi mở hội thề Đông Quan
1. Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong mỗi lần kháng chiến hiện quyết tâm chống giặc của vua, tướng lĩnh, quân đội, vương hầu, quý tộc, các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc trong mỗi lần kháng cHiến để trả lời câu hỏi. Ví dụ, Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông cổ vào ngục, khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự... trong lần kháng chiến thứ nhất...
2.
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".
Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…". Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.