K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2021

1. Cách dẫn trực tiếp. 

Cách dẫn khác

''chàng vội gọi ,nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào và cảm ơn đức của Linh Phi , đã thề sống chết cũng không bỏ, đa tạ tình chồng , nàng chẳng trở về nhân gian được nữa .

2. Qua đoạn trích có thề thấy nàng là người nhân hậu và giàu lòng vị tha, tuy trải qua những chuyện như vậy nhưng nàng vẫn tha thứ cho chồng.

3. 

Em tham khảo:

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

*** phép thế "Vũ Nương" bằng "mẹ, vợ"

Phép nối: Và

9 tháng 8 2019

Nội dung đoạn trích: Nói về việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng rồi biến mất.

13 tháng 12 2019

Cái kết của truyện không là cái kết có hậu bởi lẽ Vũ Nương không được sống cuộc đời hạnh phúc dù nàng là người tiết hạnh, đoan chính. Chi tiết Vũ Nương trở về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là sự an ủi phần nào đối với người mệnh bạc như nàng.

22 tháng 11 2017

Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ ba. Ngôi kể này người kể giấu mình, ngôi kể này giúp người kể linh hoạt và kể chuyện khách quan hơn.

28 tháng 5 2017

Chi tiết kì ảo trong truyện:

Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng rồi sau đó biến mất.

    - Chi tiết này nhấn mạnh nỗi oan khiên mà Vũ Nương cũng như tư tưởng của nhà văn Nguyễn Dữ.

    - Vũ Nương hiện về chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người phận bạc, bởi hạnh phúc lứa đôi đã tan vỡ.

    - Chi tiết này thể hiện khát vọng về công bằng, hạnh phúc của dân gian, người trong sạch cuối cùng được minh oan.

    - Nhưng chi tiết này vẫn gợi lên nỗi đau xót, nỗi ám ảnh với người đọc khi Vũ Nương vẫn nặng tình dương thế.

26 tháng 2 2020

a) Lời dẫn trực tiếp: "- Thiếp cảm ơn..."

Dấu hiệu nhận biết có dấu gạch ngang đầu dòng.

b) ND: Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang.

  Qua đó em hiểu đc VN là 1 người vợ thương chồng, mẹ yêu con, thủy chung, vị tha.

1 tháng 11 2019

Những tác phẩm nói lên thân phận bất hạnh, khổ cực của người phụ nữ trong xã hội xưa.

    - Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.

    - Truyện Kiều - Nguyễn Du.

    - Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính (truyện dân gian).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 13 tới câu 18:Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 13 tới câu 18:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt rồi dần biến mất.

- So với truyện cổ tích Chuyện chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn kết kì ảo (cuộc đời gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn thủy cung; lần gặp mặt ngắn ngủi của hai vợ chồng, sau đó là chia ly vĩnh viễn). Những chi tiết có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

1
21 tháng 4 2017

Phần cuối là sự sáng tạo của tác giả

    + Vũ Nương trở thành tiên nữ dưới thủy cung, đây là sự sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ.

    + Yếu tố kì ảo tạo ra màu sắc lung linh, nhưng cái ảo không tách rời hiện thực.

    + Cái kết có hậu chính là sự sáng tạo kết thúc có hậu, hoàn trả những điều xứng với giá trị, phẩm chất của Vũ Nương, qua đó thể hiện sự công bẳng, nỗi oan của nhân vật có cơ hội được hóa giải.

    + Cái kết có hậu cho nhân vật tiết hạnh được xây dựng bằng các chi tiết kì ảo để an ủi linh hồn của Vũ Nương, điều này phần nào khỏa lấp sự mất mát.

    + Nguyễn Dữ đồng thời cũng khiến cho bi kịch được đề cập tới trở nên sâu sắc và ám ảnh hơn: con người bị chia cắt vĩnh viễn với cuộc sống trần thế.