Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Câu 1:Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay:
A. 2 vạn năm B.3 vạn năm C. 4 vạn năm D. 4 triệu năm
-Câu 2: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học:
A. Sử học B. Khảo cổ học C. Sinh học D. Văn học
-Câu 3: Thành Cổ Loa do ai xây dựng ?
A. Hùng Vương B.An Dương Vương C. Triệu Đà D. Triệu Việt Vương
-Câu 4:Theo truyền thuyết có tất cả bao nhiêu đời Hùng Vương?
A. 18 B. 16 C. 20 D. 19
-Câu 5:Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là:
A. Phải cảnh giác với quân thù;
B. Phải có tướng giỏi;
C. Phải có lòng yêu nước;
D. Phải có vũ khí tốt.
-Câu 1:Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay:
A. 2 vạn năm B.3 vạn năm C. 4 vạn năm D. 4 triệu năm
-Câu 2: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học:
A. Sử học B. Khảo cổ học C. Sinh học D. Văn học
-Câu 3: Thành Cổ Loa do ai xây dựng ?
A. Hùng Vương An B. An Dương Vương C. Triệu Đà D. Triệu Việt Vương
-Câu 4:Theo truyền thuyết có tất cả bao nhiêu đời Hùng Vương?
A. 18 B. 16 C. 20 D. 19
-Câu 5:Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là:
A. Phải cảnh giác với quân thù
B. Phải có tướng giỏi;
C. Phải có lòng yêu nước;
D. Phải có vũ khí tốt.
Những câu tô đậm và in nghiêng là đáp án nha! Nguyễn Ngọc Khánh Chi
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" và các tài liệu lịch sử khác, vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương. Vua có tên huý Lục Tộc, cai quản nước Xích Quỷ (quốc hiệu đầu tiên của nước ta theo truyền thuyết) vào khoảng năm 2879 TCN.
Vào ngày 6/12/2012, việc giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng. Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 đã ghi rõ Lễ phẩm bao gồm:
Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) – Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.
Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau, đều có xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ở đền Hùng được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8 - 10/3 Âm lịch, gồm nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, diễn xướng, trưng bày, triển lãm...
Ngày xưa, 10/3 không phải là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Nhân dân tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình, rồi đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
Người dân tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao (Phú Thọ ngày nay) thì lấy ngày 11/3 kết hợp với thờ Thổ kỳ, làm lễ riêng. Do đó, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã nhận thấy điều bất hợp lý nên làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm để nhân dân cả nước kính tế Quốc tổ Hùng Vương, trước một ngày so với ngày hội tế của dân xã bản hạt. Đồng thời, ông cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ mùa thu.
Bộ Lễ đã ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc lễ Giỗ tổ Hùng Vương là 10/3 âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm.
Trên tấm bia "Hùng miếu điển lệ bi" do Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại đền Thượng - Khu di tích Đền Hùng vào mùa xuân năm 1923 đã ghi lại việc này rất chi tiết như sau:
"Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mùng Mười tháng Ba. Chiều ngày mùng Chín tháng Ba hàng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…"
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Câu 1 :
Truyền thuyết thứ nhất: Con Rồng, Cháu Tiên
Truyền thuyết thứ hai: Chử Đồng Tử-Tiên Dung
Truyền thuyết thứ ba: Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương
Truyền thuyết thứ tư: Sự tích Trầu – Cau
Truyền thuyết thứ năm: Sự tích dưa hấu – An Tiêm
Truyền thuyết thứ sáu: Bánh chưng-bánh dày
Truyền thuyết thứ bảy: Chuyện tình Trương Chi – Mỵ Nương.
Truyền thuyết thứ tám: Sơn Tinh – Thủy Tinh
Truyền thuyết thứ chín: Trọng Thủy – Mỵ Châu
Câu 2:
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:
- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang?
A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
A
A ?