Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý tên truyện nguyên văn bằng tiếng Nga là Sutba delveka có nghĩa là "số phận một con người". Vậy đề tài của truyện là phản ánh số phận một con người cụ thể: cậu bé Va-ni-a hoặc Xô-cô-lốp chứ không phải số phận con người nói chung. Tuy nhiên, đây là tác phẩm viết về thời hậu chiến, nên những nỗi đau mất mát quá lớn của con người sau chiến tranh cũng là chủ đề cửa truyện ngắn này. Sô-lô-khốp đã trăn trở về vấn đề cuộc sống, sinh mạng con người, cũng như vấn đề hạnh phúc của những người sống sót sau chiến tranh.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người, tin tưởng vào nghị lực phi thường của cách mạng có thể vượt qua số phận.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Mi- Khai - in A - lếc - xan - đrô - vich Sô - Lô - Khốp ( 1905-1984) là nhà văn hiện thực vĩ đại của Liên Xô. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc thị trấn Vi -ô - sen - xcai - a, một địa phương ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rô - stôp của Liên Xô
Ông tham gia nhiều công tác khi cách mạng nội chiến bùng nổ và tích cực hoạt động văn nghệ, viết văn. Sau chiến tranh, ông tập trung sáng tác. Ông được nhận giải Nobel về văn học năm 1965.
Tác phẩm chính : Những truyện ngắn sông Đông, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Họ chiến đấu vì tổ quốc....
2. Tác phẩm
Truyên ngắn " Số phận con người" của Sô - lô - khốp được ra mắt trong những ngày đầu năm 1957. Truyện có ý nghĩa khá to lớn đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô Viết xuốt giai đoạn sau này. Ở đây, tác giả tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh trong chiến tranh. Truyện được in trong tập " Truyện sông Đông"
"Số phận con người" tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát trong chiến tranh khốc liệt, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.
II. Trả lời câu hỏi.
1. Hoàn cảnh của An - đrây Xô - cô - lốp sau khi kết thúc chiến tranh và trước khi gặp bé Va - ni - a chứa đầy nước mắt, cay đắng, bất hạnh. Chiến đấu được 1 năm, anh bị thương 2 lần vào tay và chân. Hai năm sau đó anh bị đày đọa trong các trại giam của Đức. Năm 1944, thoát khỏi nhà tù, anh đau đớn biết tin vợ và hai con gái đã bị giết hại, ngôi nhà xưa chỉ còn là một hố bom. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bấu víu vào cuộc đời này là A - na - tô - li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đã cùng anh chiến đấu ở Beclin. Thế nhưng, đúng ngày chiến thắng, con anh lại hi sinh. An - đrây Xô - cô - lốp đã chịu đựng những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải là một ngoại lệ hiếm hoi, mà lại là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người Xô Viết đã hi sinh. Chính hoàn cảnh đau đớn, bi kịch của An - đrây Xô - cô - lốp đã thể hiện sâu sắc sự khốc liện, tàn bạo của cuộc chiến.
Sau chiến tranh, thứ chờ đợi An - đrây Xô - cô - lốp chính là vực thẳm của nạn nghiện rượu. Bị đẩy vào tình cảnh bi đát, con người thiếu bản lĩnh sẽ dễ rơi vào bất lực, bế tắc. Bao quanh anh chính là sự tuyệt vọng và cô đơn, âm thầm và lặng lẽ. Hoàn cảnh, số phận của An - đrây Xô - cô - lốp đã thể hiện sinh động những nỗi đau đớn, bi kịch của con người trong chiến tranh.
2. Những chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế để bộc lỗ cả sự xót thương và lòng yêu mến của An - đrây Xô - cô - lốp đối với bé Vi - ni - a. Sự ngây thơ, nỗi tội nghiệp của một thằng bé mồ côi, không nơi nương tựa, cho gì căn nấy, bạ đâu ngủ đấy đã đánh động đến tình yêu thương thẳm sâu trong tâm hồn con người.
An - đrây Xô - cô - lốp dùng những hình ảnh nhỏ bé, tội nghiệp để so sánh với Va - ni - a nhỏ bé và xót xa, đau đớn khi nghe thấy tiếng thở dài của bé. Tình người ấm áp đã khiến con người choán váng vì hạnh phúc được nương tựa, sẻ chia.
Tình yêu thương có khả năng chữa lành những vết thương trong tâm hồn con người. Chính lòng nhân ái giúp cho hai con người cô đơn, côi cút có thể vượt qua số phận bi kịch của chính mình và tìm đến sưởi ấm cho nhau.
Điểm nhìn của nhân vật An - đrây Xô - cô - lốp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả. Đó là một điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, đậm đã giá trị nhân đạo.
3. Cuộc đời đau khổ, cô đơn của An - đrây Xô - cô - lốp với những khó khăn chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động, chân thực. Câu chuyện xe oto của anh quệt phải con bò, chính là câu chuyện về kế sinh nhai, nghe qua tưởng là bông đùa, dí dỏm, nhưng ngẫm lại mới thấy xót đau, chua chát : "Con bò đứng dậy ve vẩy đuôi rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi bị tước bằng lái" .
4. Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va - ni - a : nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đâu với mọi thử thách. ... Nhà văn tin vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An - đrây Xô - cô - lốp nói riêng và Con người Nga nói chung trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đoạn cuối là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh. Đoạn trữ tình ngoại để này là đoạn văn thể hiện tập trung ý nghĩ của cả đoạn trích được học.
5. Với An - đrây Xô - cô - lốp, trong cuộc sống, con người có thể gặp rất nhiều bất hạnh, nỗi đau, sự mất mát. nhưng nhà văn không mất đi niềm hi vọng và niềm tin hạnh phúc của con người Theo ông, con người cần biết dựa vào nhau để có được hạnh phúc, giống như Xô - cô - lốp và Va-ni-a đã đến với nhau để kiếm tìm chỗ dựa cho hạnh phúc của mình
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật
+ Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn
+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
- Ý nghĩa đoạn trích ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
+ Con người bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai, cần vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận
+ Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật
+ Lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá của nó
+ Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực
Suy nghĩ của tác giả về số phận con người:
+ Mỗi người trong cuộc đời sẽ có những số phận khác nhau, có thể gặp nhiều bất hạnh, mất mát nhưng tác gỉa không làm mất đi hi vọng vào niềm tin, hạnh phúc con người.
+ Nhà văn tin tưởng sâu sắc khi con người dựa vào, chia sẻ, đồng hành với nhau con người xứng đáng được hạnh phúc
- Việc Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra một cách bộc phát, không hề có dự tính. Quyết định ấy xuất phát từ mối đồng cảm sâu sắc của Xocolop, một người chụi nhiều đau thương trong chiến tranh với một nạn nhân đáng thương khác của cuộc chiến, đó là Vania. Cả hai con người đều không còn người thân, không nhà của, sống nương nhờ vào người khác.
- Qua đó, ta thấy được: Số phận đau thương bởi chiến tranh và phẩm chất kiên cường, tấm lòng nhân hậu của người Nga
Trong truyện Số phận con người”, quyết định của Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra như thế nào? Qua đó em nhận ra được gì về số phận , phẩm chất con người Nga?
- Việc Xocolop nhận Vania làm con nuôi diễn ra một cách bộc phát, không hề có dự tính.Quyết định ấy xuất phát từ mối đồng cảm sâu sắc của Xocolop, một người chụi nhiều đau thương trong chiến tranh với một nạn nhân đáng thương khác của cuộc chiến, đó là Vania. Cả hai con người đều không còn người thân, không nhà của, sống nương nhờ vào người khác.
- Qua đó, ta thấy được: Số phận đau thương bởi chiến tranh và phẩm chất kiên cường, tấm lòng nhân hậu của người Nga.
Số phận con người là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nga Sô-lô-khốp. Tác phẩm nói về cuộc đời và số phận của những con người nhỏ bé, những hạt cát vô danh trong cuộc đời rộng lớn, thông qua câu chuyện ta không chỉ đồng cảm với số phận của những con người nhỏ bé bị dòng đời vùi dập, che lấp mà còn tìm thấy cho riêng mình những bài học vô cùng quý giá, mà một trong số đó chính là bài học về nghị lực và tuổi trẻ.Câu chuyện vừa là một bản bi ca về số phận con người lại vừa là một bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và số phận. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta sự đồng cảm, xót thương nhưng nhiều hơn cả vẫn là sự khâm phục, trân trọng; mang đến cho mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thứ thách. Có những nỗi đau sẽ vẫn là nỗi đau nếu như con người không thể tự thoát ra khỏi chúng nhưng nhờ có nó mà con người trưởng thành hơn lên. Cuộc sống chính là môi trường tốt nhất để con người tự rèn luyện. Nếu như bản thân mỗi người không tự rèn luyện cho mình có một nghị lực, một sức mạnh tiềm tàng thì sẽ khó có thể đương đầu với tất cả những khó khăn phía trước. Điều này đáng suy nghĩ nhất đối với những người trẻ tuổi. Là những người đang bước vào cuộc đời, còn nhiều những bỡ ngỡ, mỗi khó khăn đối với một người từng trải là bình thường thì với người chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống có thể trở nên vô cùng phức tạp. Nếu như không tự rèn luyện nghị lực cho mình thì người đó sẽ dễ dàng bị gục ngã và có thể không bao giờ có thể gượng dậy được nữa. Ta nhớ đến tấm gương của một người thầy giáo tật nguyền mang tên Nguyễn Ngọc Kí. Tạo hoá đã tỏ ra bất công khi trao cho ông một thân thể không toàn vẹn. Khát khao đi học để trở thành người có ích nhưng đôi tay lại bị tật nguyền, bằng nghị lực, ông đã không chỉ vượt qua mặc cảm tự ti về chính bản thân mình, mà còn vượt qua nổi đau đớn về thể xác cũng như những khó khăn trong suốt thời gian học tập để rèn luyện cho đôi chân có thể cầm bút, viết nên những dòng chữ run rẩy đầu tiên. Cứ thế, cố gắng, từng ngày, từng ngày một, Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết thành thạo mà còn có thể làm mọi việc bằng đôi chân khéo léo. Và trở thành người thầy giáo được quí trọng đó là phần thưởng xứng đáng cho con người có nghị lực phi thường. Đó sẽ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, đủ nghị lực để tránh xa những cám dỗ, để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập của chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, vai trò của thế hệ trẻ không chỉ là góp tay vào xây dựng đất nước mà còn phải đưa đất nước sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Khi ấy, mỗi người trẻ tuổi không chỉ phải nỗ lực học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ học vấn mà càng cẩn phải hình thành và bồi dưỡng ở bản thân nghị lực lớn, trở thành người có ích cho xã hội.“Số phận con người” là bản anh hùng ca của con người trước sự phũ phàng của số phận, bản anh hùng ca tôn vinh nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm Xô-cô-lốp, tác phẩm mang đến cho chúng ta bài hoc lớn về nghị lực trong cuộc sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Có nghị lực, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua tất cả bởi “Trên đời này làm gì có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải).
- Phân tích, bĩnh luận ý kiến
+ Thực trạng hiện nay:
++ Cuộc sống của con người đang phải đối mặt với nhiều thảm họa khác nhau: Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hạt nhân, tai nạn giao thông, khủng bố,...
++ Con người thường thờ ơ, chủ quan trước thảm họa. Họ thường cho rằng thảm họa chỉ xẩy ra với người khác.
++ Con người thiếu ý thức trách nhiệm trước các thảm họa của nhân loại.
Dẫn chứng:+ Nắng nóng kéo dài ở Ẩn Độ vào cuối tháng 5 đã khiến hơn 2000 người thiệt mạng.
+ Tại ba khu vực Nam, Đông Nam và Đông Á, trong năm 2012 đã xảy ra 83 thảm họa thiên tai khiến tổng cộng hơn 3.100 người thiệt mạng và gần 65 triệu người bị ảnh hưởng, với tổng số thiệt hại về vật chất là hơn 15 tỷ USD.
+ Dịch bệnh Ebola (2014), Hội chứng hô hấp Mers (2015)... khiến hàng triệu người thiệt mạng. Sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ khiến cả thế giới chấn động khi phải đối mặt với nguy cơ của nạn khủng bố...
+ Hậu quả có thể xảy ra:
++ Thảm họa có thể cướp đi tính mạng, tài sản của mỗi nguôi. Cho dù hoàn cảnh khác nhau, địa vị khác nhau nhưng thảm họa có thể xẩy ra với bất cứ ai.
++ Thảm họa ngày càng phổ biến, ngày càng nghiêm trọng và càng nguy hiểm hơn.
++Thảm họa xảy ra có thể để lại những nỗi đau lâu dài. Từ những nỗi đau thể xác đến nỗi đau tinh thần. Nỗi đau có thể xảy ra với cả người thân của họ.
Bài học nhận thức và hành động+ Con người dang phải đối mặt với nhiều thảm họa nghiêm trọng.
+ Con người cần có ý thức bảo vệ mình và bảo vệ người khác trước các thảm họa có thể xảy ra. Lên án, phê phán thái độ thờ ơ, chủ quan trước thảm họa. cổ vũ, hưởng ứng những phong trào bảo vệ cuộc sống của con người trước các thảm họa.
+ Thường xuyên học tập, trau dồi tri thức để có hiếu biết đầy đủ về nguy cơ thảm họa trong cuộc sống hiện nay.
Đô- xtôi-ép-xki có những nét đặc biệt về tính cách và số phận:
- Số phận:
+ Chịu nhiều nỗi đau khổ về vật chất lẫn tinh thần
+ Từng có thời điểm sống lưu vong, cầm cố, quỳ gối trước nhiều kẻ thấp hèn, tiền nợ.
- Tính cách:
+ Giàu nghị lực: dù số phận vùi dập nhưng ông vẫn không ngừng làm việc và nghĩ về nước Nga
+ Là người luôn giàu niềm tin, đam mê nghệ thuật, yêu thương con người
Loading...
“Số phận con người”, là câu chuyện kể về anh lính Hồng quân mang tên Xô- cô-lốp. Cuộc đời anh là một chuỗi những mất mát không gì có thể bù đắp nổi. Những năm nội chiến, anh tham gia Hồng quân. Năm 1922, mất mát đầu tiên đến với anh khi cả nhà bị chết vì nạn đói, chỉ mình anh đi làm thuê cho cu-lắc nên sống sót. Xô-cô-lốp làm đủ nghề để sinh sống, anh lấy vợ, dần dần xây dựng được một gia đình hạnh phúc, có vợ hiền và ba đứa con xinh xắn. Mọi thứ tưởng như cứ thế bình lặng trôi cho đến khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ. Xô-cô-lốp từ già vợ con để ra mặt trận. Anh bị bắt làm tù binh của phát xít, phải chịu biết bao sự hành hạ tra tấn dã man của kẻ thù. Đến khi trốn về đơn vị một thời gian thì anh nhận được tin đau đớn: một trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi tất cả nhà cửa cùng với vợ anh và hai đứa con gái. Còn nỗi đau nào lớn hơn thế? Cuộc sống tưởng chừng đã có thể công bằng hơn khi nhen nhóm lại trong anh hi vọng vào cuộc sống về người con trai duy nhất còn lại nay đã là một đại uý pháo binh, xô- cô-lốp đã có thể tưởng tượng ra ngày cha con gặp nhau trên đường tiến quân về thành phố Béc-lin, tưởng tượng ra được hạnh phúc của người cha được ôm vào trong lòng giọt máu cuối cùng, niềm hi vọng cũng là niềm tự hào, động lực sống cuối cùng. Anh chờ đợi và khát khao giây phút ấy. Nhưng nghiệt ngã thay, ngày anh mong mỏi được gặp lại con cũng là ngày anh nhận được tin báo về sự hi sinh anh dũng của người con trai. Người con trai đã hi sinh đúng vào ngày mồng chín tháng năm, ngày chiến thắng. Cha con gặp lại nhau không phải để san sẻ và trao cho nhau những giọt nước mắt xúc động mà chỉ còn Xô-lô-cốp với nỗi đau không thể nào vơi cạn. Mọi hi vọng, mọi nguồn sống, mọi người thân, lần lượt rời xa anh. Chuổi đau khổ mất mát đến tận cùng có thể quật ngã con người mãi mãi. Và thực tế ấy đã xảy ra không chỉ với một người. Mọi liều thuốc tinh thần có thể để cho anh bấu víu lần lượt tuột mất khỏi tay.
Đau khổ tưởng chừng đến gục ngã trước cái chết của vợ con lại được nhen nhóm lại trong người con trai còn sống sót và đang chiến đấu như ông. Và khi người con trai ấy cũng không còn nữa thì tất cả chỉ là nỗi tuyệt vọng. “Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi; đại đội pháo đã nổ súng vĩnh biệt tiễn người chỉ huy của họ về nơi an nghỉ cuối cùng; trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra... Tôi trở về đơn vị cũ như người mất hồn (...) về đâu bây giờ?”. Sức chịu đựng của con người chỉ có thể đến một giới hạn nhất định. Với Xô-cô-lốp, ta tưởng rằng giới hạn đó đã tới mức đỉnh điểm, không ai có thể đau khổ và mất mát nhiều hơn anh và anh cũng không thể đau khổ mất mát hơn chính bản thân anh nữa. Người ta tưởng rằng sau đó Xô-cô-lốp đã không thế nào có thể gượng dậy được. Sự thực là đã có lúc điều đó xảy đến với Xô-cô-lốp. Chút nghị lực còn lại chỉ đủ để cho anh sống qua ngày, không niềm vui, không mục đích. Sống chỉ như một sự tồn tại vì con người ta không thể tự dưng mà chết đi được. Thời gian biểu thường ngày của anh là sự lặp lại của chuỗi những ngày tháng vô nghĩa: “Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên, cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào tiệm giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy...”. Uống rượu không phải là một niềm ham thích mà như một thói quen để có thể quên đi những đau khổ trong cuộc đời.
Ta bắt gặp sự tương đồng số phận của anh với một nhân vật văn học Trung Quốc đương đại sau này trong tác phẩm của Dư Hoa. Phú Quí (Sống - Dư Hoa), nhân vật chính của tác phẩm cũng đã từng có một gia đình với vợ và hai đứa con, một trai một gái. Cuộc đời tưởng chừng cứ êm đềm trôi đi đến một ngày vợ ông vì bị bệnh mà qua đời. Rồi đến vợ chồng cô con gái câm. Đứa con trai ngoan ngoãn chết vì bị người ta rút hết máu cho người nhà của một vị quan chức. Đến đứa cháu trai, niềm an ủi, niềm hạnh phúc và hi vọng cuối cùng cũng bị số phận nghiệt ngã cướp mất: Chết vì nghẹn khi ăn đậu do quá đói. Lần lượt, từng người thân rời xa ông. Chỉ còn lại Phú Quí với con trâu già. Ông gọi tên nó bằng tên gọi của tất cả những người thân trong gia đình ông như thể đang có gắng lưu giữ những hình ảnh còn lại về họ. Nhưng Phú Quí vẫn sống, sống với thế giới hoài niệm của riêng mình. Nghị lực sống phi thường được Dư Hoa nâng lên thành một triết lí sâu sắc: “Con người ta sống không chỉ vì bản thân sự sống mà còn vì những gì ngoài sự sống nữa”. Nếu như không có nghị lực để sống vì những gì ngoài sự sống, sống vì là người duy nhất không thể chết trong gia đình, sống vì ông phải là người lưu giữ lại hình ảnh về những người thân trong gia đình thì có lẽ Phú Quí đã không thể tiếp tục tồn tại. Xô-cô-lốp cũng vậy.
Sau nỗi đau đớn tột cùng về cái chết của cậu con trai đúng vào ngày chiến thắng, nỗi đau tưởng không thể gượng dậy cuối cùng cũng đã tìm được cho nó một chiếc phao cứu sinh. Nghị lực không chỉ giúp cho Xô-cô-lốp tiếp tục tồn tại mà nó còn khiến anh có thể mở rộng lòng mình để yêu thương, san sẻ với nỗi đau của người khác. “Không thể để mình và nó chìm nghỉm riêng rẽ như vậy được. Mình sẽ nhận nó làm con”. Cùng với quyết định ấy, một cuộc hồi sinh nữa trong anh được bắt đầu. Tình cảm nồng nhiệt mà cậu bé Va-ni-a giành cho anh như cơn mưa tưới ướt mảnh đất tâm hồn hạn hán, mang lại sức sống cho nó. Xô-cô-lốp tìm lại được cảm giác của một người được che chở, chăm sóc cho người khác, yêu thương và được yêu thương. “Đêm đêm, khi thì nhìn nó ngủ, khi thì thơm mớ tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ nay trở nên êm dịu hơn...”. Nghị lực đã làm cho Xô-cô-lốp có thể tiếp tục sống. Nghị lực và tình yêu thương khiến cho anh có thể mở rộng lòng mình cho một số phận bất hạnh khác. Và tình yêu thương thì lại làm cho tâm hồn anh hồi sinh. Xô-cô-lốp đang sống không phải vì “bản thân sự sống” mà đang sống vì “những gì ngoài sự sống nữa”. Tương lai đang mở ra phía trước: sống vì “cậu con trai mới” nhưng quá khứ thì vẫn không thể khép lại. “... quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi, nó phải thay pít-tông thôi (...) hầu như đêm nào tôi cũng mơ thấy những người thân đã quá cố. Và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này, sau hàng rào dây thép gai, còn vợ con thì tự do ở bên kia... Tôi nói đủ chuyện với I-ri-na, với các con nhưng chỉ vừa mới toan lấy tay đẩy dây thép gai ra, thì vợ con lai rời bỏ tôi, cứ như là vụt tan biến mất (...) ban ngày bao giờ tôi cũng trầm tĩnh được, không hớ ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối đẫm nước mắt”. Mất mát không thể nguôi ngoai cũng như nỗi đau khổ không bao giờ có thể hết nhưng điều đáng quí ở Xô-cô-lốp chính là nghị lực phi thường để tạm quên đi nỗi đau của mình mà sống vì một người khác.
Đứng bên cạnh Xô-cô-lôp, Va-ni-a cũng là một số phận bất hạnh. Còn nhỏ tuổi, cậu bé đã mất mẹ. Cậu bé sống lang thang với hi vọng và niềm tin mãnh liệt một ngày nào đó tìm lại người cha trên thực tế đã hi sinh. Được Xô-cô-lốp nhận là cha cậu bé đã xúc động đến nỗi nước mắt giàn giụa: “Con biết mà. Con biết bố thế nào cũng tìm thấy con mà! Con chờ mãi mong được gặp bố”. Nghị lực sống tiềm tàng như một thứ bản năng trong những con người Nga Xô Viết kiên cường. Nó đã được đền đáp xứng đáng. Trở thành con của Xô-cô-lốp, cậu bé gắn bó với anh như hình với bóng. Hai số phận bất hạnh đã tìm đến nhau, mở rộng lòng mình để yêu thương nhau, để xoa dịu những vết thương đang ngày đêm làm họ nhức nhối. “Hai con người côi cút, hai hạt cát bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang chờ họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó - con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên dường, nếu như Tổ quốc kêu gọi...”.
Câu chuyện vừa là một bản bi ca về số phận con người lại vừa là một bản anh hùng ca về nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh và số phận. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta sự đồng cảm, xót thương nhưng nhiều hơn cả vẫn là sự khâm phục, trân trọng; mang đến cho mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thứ thách. Có những nỗi đau sẽ vẫn là nỗi đau nếu như con người không thể tự thoát ra khỏi chúng nhưng nhờ có nó mà con người trưởng thành hơn lên. Cuộc sống chính là môi trường tốt nhất để con người tự rèn luyện. Nếu như bản thân mỗi người không tự rèn luyện cho mình có một nghị lực, một sức mạnh tiềm tàng thì sẽ khó có thể đương đầu với tất cả những khó khăn phía trước. Điều này đáng suy nghĩ nhất đối với những người trẻ tuổi. Là những người đang bước vào cuộc đời, còn nhiều những bỡ ngỡ, mỗi khó khăn đối với một người từng trải là bình thường thì với người chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống có thể trở nên vô cùng phức tạp. Nếu như không tự rèn luyện nghị lực cho mình thì người đó sẽ dễ dàng bị gục ngã và có thể không bao giờ có thể gượng dậy được nữa. Ta nhớ đến tấm gương của một người thầy giáo tật nguyền mang tên Nguyễn Ngọc Kí. Tạo hoá đã tỏ ra bất công khi trao cho ông một thân thể không toàn vẹn. Khát khao đi học để trở thành người có ích nhưng đôi tay lại bị tật nguyền, bằng nghị lực, ông đã không chỉ vượt qua mặc cảm tự ti về chính bản thân mình, mà còn vượt qua nổi đau đớn về thể xác cũng như những khó khăn trong suốt thời gian học tập để rèn luyện cho đôi chân có thể cầm bút, viết nên những dòng chữ run rẩy đầu tiên. Cứ thế, cố gắng, từng ngày, từng ngày một, Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết thành thạo mà còn có thể làm mọi việc bằng đôi chân khéo léo. Và trở thành người thầy giáo được quí trọng đó là phần thưởng xứng đáng cho con người có nghị lực phi thường. Đó sẽ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, đủ nghị lực để tránh xa những cám dỗ, để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập của chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, vai trò của thế hệ trẻ không chỉ là góp tay vào xây dựng đất nước mà còn phải đưa đất nước sánh vai cùng với các nước trên thế giới. Khi ấy, mỗi người trẻ tuổi không chỉ phải nỗ lực học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ học vấn mà càng cẩn phải hình thành và bồi dưỡng ở bản thân nghị lực lớn, trở thành người có ích cho xã hội.
“Số phận con người” là bản anh hùng ca của con người trước sự phũ phàng của số phận, bản anh hùng ca tôn vinh nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm Xô-cô-lốp, tác phẩm mang đến cho chúng ta bài hoc lớn về nghị lực trong cuộc sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ, những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Có nghị lực, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua tất cả bởi “Trên đời này làm gì có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải)